Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 2 - Tiết 5: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 2 - Tiết 5: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê

A. Mục tiêu cần đạt.

- Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm chân thành và sâu nặng của hai em bé trong truyện. Đồng thời thấy được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, biết cảm thông, chia sẻ với họ.

- Thấy được nghệ thuật của truyện qua những câu văn, đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật và miêu tả thiên nhiên để nổi rõ tâm trạng. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.Thấy rõ tính chất nhật dụng của văn bản.

- Vấn đề quyền trẻ em được hưởng hạnh phúc gia đình; trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 2 - Tiết 5: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/8/2011 
 Bài 2 
Tiết 5. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê.
 (Tác giả: Khánh Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm chân thành và sâu nặng của hai em bé trong truyện. Đồng thời thấy được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, biết cảm thông, chia sẻ với họ.
- Thấy được nghệ thuật của truyện qua những câu văn, đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật và miêu tả thiên nhiên để nổi rõ tâm trạng. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.Thấy rõ tính chất nhật dụng của văn bản.
- Vấn đề quyền trẻ em được hưởng hạnh phúc gia đình; trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.
B. Phương pháp: 
 - Khai thác nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ nhất với các chi tiết thể hiện tâm trạng nhân vật.
 - Tích hợp với phần tập làm văn
C. Chuẩn bị:
 - GV tìm một số bài thơ viết về tình cảm anh em để giới thiệu cho HS.
 - HS đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi SGK. 
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động ( 5’)
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày
Tiết
	Sĩ Số
7A1
7A2
2. Kiểm tra bài cũ: - Cảm nhận về hình ảnh người mẹ qua 2 văn bản: Cổng trường mở ra và Mẹ tôi.
3. Giới thiệu bài mới.
- GV giới thiệu khái về quyền của trẻ em được hưởng hạnh phúc gia đình.
- Dẫn vào câu chuyện của hai anh em Thành và Thuỷ.
- Hoạt động 2: Đọc- Hiểu văn bản.(30’)
- GV nêu yêu cầu đọc: Phân biệt rõ lời kể, lời thoại của nhân vật qua các chặng chính.
- Văn bản được viết theo phương thức nào mà em đã học?
- Nêu những sự việc chính của truyện.
- Từ đó tóm tắt cốt truyện bằng lời kể của mình.
- Giới thiệu truyện.
- Truyện kể về việc gì?( nói về việc chia đồ chơi, chuyện những con búp bê hay chuyện chia tay của hai anh em?)
- Dựa vào diễn biến của truyện, hãy xác định bố cục của văn bản này?
- Tại sao lại có lệnh chia đồ chơi của mẹ đột ngột như vậy? Cách vào như thế có ý nghĩa gì? Tâm trạng của nhân vật ra sao?
- Các chi tiết đó cho thấy 2 anh em đang trong tâm trạng ntn?
- Trong đoạn truyện này, cảnh vật hiện lên như thế nào? Tác giả miêu tả như thế để làm gì?
- Thành nghĩ về câu chuyện em vá áo cho mình với tình cảm như thế nào?
- Tại sao thành và Thuỷ lại có tâm trạng như vậy?
- Cuộc chia tay diễn ra ntn?
- Vì sao Thủy giận dữ rồi lại vui vẻ?
- Vậy BB có ý nghĩa ntn trong cuộc sống của 2 anh em?
- Hoạt động 4:Củng cố- Hướng dẫn.(4’)
- HS nhắc lại các sự việc chính và cảm nhận ban đầu về hoàn cảnh của nhân vật.
- GV sơ kết về cách mở đầu và tính nghệ thuật của cách mở đó.
- Hoạt động 5: HDVN:(1’) 
Chuẩn bị tiết 2. 
- Điểm KTM:
	7A1	
7A2
1.Tiếp xúc văn bản.
 a. Đọc, kể.
- HS đọc: 2,3 em đọc liên tiếp. Nhận xét cách đọc của bạn.
- Phương thức tự sự.
- Các sự việc chính: Có 3 sự việc lần lượt được kể trong cuộc chia tay này
 + Chia búp bê
 + Chia tay lớp hoc
 + Chia tay anh em
HS dựa vào các sự việc chính kể tóm tắt văn bản
b. Tìm hiểu chú thích. 
 - Giải thích từ khó (SGK)
c. Đại ý:
- Chuyện kể về cuộc chia tay đầy đau đớn và cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ khi bố mẹ ly hôn. 
d. Bố cục:
- Bài văn có thể chia làm 3 phần:
+ Phần1: Từ đầu đến “hiếu thảo như vậy’’=> Chia búp bê
+ Phần 2: Tiếp đến “Trùm lên cảnh vật”=> Chia tay lớp học
+ Phần 3: còn lại=> Chia tay anh em
2. Phân tích văn bản.
1. Cuộc chia búp bê
- Hoàn cảnh: Vì đây là câu chuyện sau khi bố mẹ đã ly dị, mẹ rời bỏ gia đình, Thủy không được đi học=> bất hạnh, éo le, đáng thương không ai mong muốn.
-> Cách kể chuyện như vậy tạo nên sự ngạc nhiên và lôi cuốn người đọc.
- Tâm trạng của Thủy: kinh hoàng, run lên bần bật, khóc nức nở, tức tưởi 
- Tâm trạng của Thành: cắn chặt môi, khóc
=> Buồn bã, đau đớn, tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và rất thương em.
- Cảnh vật: tươi vui, rộn rã.
=> Đối lập với tâm trạng nhân vật, làm nổi bật sự đau khổ, buồn bã của hai anh em.
- Nghĩ về kỷ niệm, càng thương em hơn.
( HS thảo luận- Có thể thấy được đối với chúng, đây là một việc vô cùng khủng khiếp, trớ trêu khi phải xa mái ấm gia đình, chia lìa t/c anh em ruột thịt.)
* Diễn biến:
- 2 con búp bê sang hai bên=> Giận dữ
- 2 con búp bê gần nhau=> vui vẻ
=> Vì không chấp nhận chia búp bê
- Búp bê có ý nghĩa: 
+ là đồ chơi thân thiết
+ Gắn liền với kỷ niệm êm đềm tuổi thơ gắn bó của 2 anh em.
+ Gắn với hình ảnh gia đình sum họp.
=> ý nghĩa biểu tượng hạnh phúc, gắn bó bền chặt không gì có thể chia lìa.
* Tiểu kết:
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 6. Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê(Tiếp)
 (Tác giả: Khánh Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh tiếp tục cảm nhận và hiểu được những tình cảm chân thành và sâu nặng của hai em bé trong truyện. Đồng thời thấy được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, biết cảm thông, chia sẻ với họ qua việc phân tích cụ thể nội dung của truyện.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và miêu tả thiên nhiên để nổi rõ tâm trạng. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ. 
- Hiểu rõ tính chất nhật dụng của văn bản.
B. Phương pháp:
 - Khai thác nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ nhất với các chi tiết thể hiện tâm 
 trạng nhân vật.
 - Tích hợp với phần tập làm văn
C. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị máy chiếu. 
 - HS đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi SGK. 
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động ( 5’)
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày
Tiết
	Sĩ Số
7A1
7A2
2, Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tóm tắt truyên: Cuộc chia tay của những con búp bê. Nhận xét cách mở đầu của truyện?
3, Giới thiệu bài mới .
- GV tóm tắt nội dung đã phân tích ở tiết 1, chuyển tiết 2.
- Hoạt động 2:(30’) Đọc – Hiểu văn bản.
Khi dến trường Thủy đã có tâm trạng ntn? tại sao thủy có tâm trạng như vậy?
- Tìm những từ ngữ nói lên thái độ của cô giáo và các bạn trước hoàn cảnh của Thành và Thuỷ?
- Tại sao mọi người lại có thái độ đó? 
- Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện qua những nét tả cảnh vật? 
- Tác giả kết thúc truyện bằng sự việc gì?
- Sự việc ấy có ý nghĩa gì?
- Hoạt động 3: Tổng kết(7’)
- Nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện?
- Câu chuyện đã để lại cho em ý nghĩa gì về hạnh phúc gia đình, về nhiệm vụ của cha mẹ đối với con cái?( Nhắn gửi thông điệp)
- Hoạt động 4:(2’) Củng cố.
 - Đọc thêm.
 - Sơ kết nội dung bài học.
- Hoạt động 5: HDVN(1’) 
 Chuẩn bị bài: Ca dao, dân ca.
- Điểm KTM:
	7A1	
7A2
2. Phân tích văn bản.(Tiếp)
3. Cuộc chia tay với cô giáo và bạn bè.
- Thủy bật khóc thút thít...=>Nhớ trường, nhớ những kỷ niệm nơi đây, tủi thân cho cảnh ngộ của mình.
- Thái độ của cô giáo và các bạn: sửng sốt, tái mặt, nước mắt giàn giụa. khóc một to hơn...
-> Bởi vì mọi người cảm thương cho hoàn cảnh trớ trêu, bất hạnh của hai anh em, đặc biệt là khi biết có thể Thuỷ sẽ không được đi học nữa.
=>Hậu quả sự ly dị của cha mẹ dẫn đến mất quyền của trẻ em là được đi học, được chăm sóc. Đó là nỗi đau, sự bất hạnh của nhiều đứa trẻ hiện nay.
- T/g tiếp tục đối lập cuộc sống bình thường và thiên nhiên tươi đẹp với nỗi đau của hai anh em, làm tăng nỗi đau khổ, trạng thái thất vọng bơ vơ của nhân vật nỗi đau xoáy vào lòng người.
4. Cuộc chia tay của hai anh em.
- Thuỷ để lại cho Thành cả hai con búp bê, yêu cầu anh hứa không để chúng xa nhau.
->Lòng nhân hậu của Thuỷ và tình cảm sâu nặng của hai anh em.
->Nổi bật nỗi đau đớn, xót xa của hai anh em.
->Mơ ước về sự đoàn tụ, gia đình hạnh phúc.
3. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất->Thể hiện sâu sắc tâm trạng nhân vật.
- Bố cục chặt chẽ, kết hợp hiện tại với hồi tưởng quá khứ.
- Kết hợp tả cảnh vật với tả tâm trạng.
2, Nội dung.
=> Ghi nhớ( SGK)
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 7. Bố cục trong văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành 
 mạch, hợp lý
- Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản và bước đầu xây dựng văn bản có bố cục rành 
 mạch, hợp lý.
- HS hiểu sự cần thiết phải có bố cục khi viết văn bản và các yêu cầu cần đạt.
B. Phương pháp:
- Tích hợp với phần văn qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Sử dụng phương pháp qui nạp.
C. Chuẩn bị.
- HS đọc và tóm tắt nội dung bài học trong SGK.
- GV ghi ngữ liệu vào bảng phụ.
D. Tiến trình lên lớp.
- Hoạt động 1: Khởi động.( 4’)
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày
Tiết
	Sĩ Số
7A1
7A2
2. Kiểm tra bài cũ.
- Tính liên kết là gì? Làm cách nào để văn bản có tính liên kết?
3. Giới thiệu bài mới.
- GV nêu ý nghĩa của việc xây dựng bố cục trong văn bản rồi dẫn vào bài mới.
- Hoạt động 2: Bài học.(18’)
GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK rồi dùng bảng phụ để cung cấp ngữ liệu.
- Hãy nhận xét sự bố trí, sắp xếp các phần trong lá đơn sau?
- Từ đó, em hiểu thế nào là bố cục của văn bản?
- Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục?
- Hãy đọc hai câu chuyện trong SGK và nhận xét về bố cục của mỗi văn bản?
- Chỉ rõ bố cục chưa hợp lý ở chỗ nào, hãy sắp xếp lại?
- Điểm KTM:
	7A1	
7A2
I. Bài học
1. Bố cục của văn bản.
a. Ngữ liệu 1: Bố cục của một lá đơn.
 a, Tiêu ngữ.
 b, Lý do, nguyện vọng viết đơn.
 c, Họ tên, địa chỉ người nhận.
 d, Tên đơn.
 e, Cam đoan và cảm ơn.
-> Các phần trên chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý theo qui định của một lá đơn.
b. Kết luận: - Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
- Nếu không có bố cục rành mạch và hợp lý,văn bản sẽ khó hiểu hoặc không hiểu được, không đạt hiệu quả giao tiếp.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
a. Ngữ liệu 2: Văn bản ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới.
- Cả hai văn bản đều có bố cục nhưng chưa hợp lý.
- Văn bản 1: Nội dung các đoạn chưa thống nhất
( câu cuối cùng nói về con trâu); Đồng thời nội dung ấy chưa có sự phân biệt rạch ròi 
( đoạn ếch ở dưới giếng và lên bờ)
- Văn bản 2: Trình tự sắp xếp các phần chưa theo trình tự hợp lý. 
(Đoạn đầu nói đến một anh hay khoe, đang muốn khoe mà chưa khoe được, đoạn sau thì anh ta đã khoe ...)-> Cách kể này làm câu chuyện mất tính bất ngờ, không tập trung vào việc phê phán.
-Vậy cần có những điều kiện gì để văn bản có tính rành mạch và hợp lý?
GV hướng dẫn cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
* GV chốt lại toàn bộ nội dung bài học.
- Hoạt động 3. Luyện tập.( 20’)
- GV yêu cầu HS đọc kỹ bài tập . Ghi lại bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê rồi trả lời câu hỏi.
- Hoạt động 4: Củng cố( 2’)
1, HS đọc lại phần Ghi nhớ. 
2, Về nhà làm bài tập1.
- Hoạt động 4:(1’) Chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản.
b. Kết luận: => Nội dung các phần, các đoạn cần thống nhất và có sự phân biệt rạch ròi; Trình tự sắp xếp các phần, các đoạn rành mạch, hợp lý.
3. Các phần của bố cục.
- Lưu ý: 
- Không cho phép các phần, các đoạn trong văn bản được lặp lại nhau.
- Phần mở bài, kết bài không chỉ có nhiệm vụ về nội dung mà còn gây hứng thú, tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.
- Có những văn bản bố cục không đầy đủ 3 phần. 
=> Ghi nhớ( SGK).
III. Luyện tập
Bài tập 2.
- Bố cục của truyện đã rành mạch và hợp lý.
+ Nội dung các phần, các đoạn đều thống nhất hướng vào làm rõ chủ đề của truyện. Đồng thời từng đoạn lại được phân biệt rạch ròi.
+ Trình tự các phần sắp xếp hợp lý.
- Có thể kể theo một bố cục khác.
Bài tập 3.
- Bố cục chưa rành mạch và hợp lý. Các điểm 1,2,3 ở phần thân bài mới chỉ kể ra việc học tốt chứ chưa trình bày kinh nghiệm học tốt. Điểm 4 lại chưa nói về kinh nghiệm học tập.
- Có thể bổ sung nói rõ nhờ kinh nghiệm ấy mà bản thân đã tiến bộ như thế nào và mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các bạn khác.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Tiết 8. Mạch lạc trong văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS có được những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. 
- Từ đó vận dụng vào tạo lập văn bản.
- Tập viết văn rõ ràng mạch lạc.
B. Phương pháp: - Tích hợp với phần văn bản. 
 - Khai thác nội dung theo phương pháp qui nạp.
C. Chuẩn bị.
- HS ôn lại những kiến thức về văn bản đã học ở lớp 6.
- GV xem lại kiến thức chung về văn bản.
D. Tiến trình lên lớp.
- Hoạt động 1: Khởi động.( 5’)
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày
Tiết
	Sĩ Số
7A1
8/9
3
38/38
7A2
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Thế nào là bố cục trong văn bản? Những yêu cầu cụ thể về bố cục trong văn bản? 
3. Giới thiệu bài mới.
- GV nêu ý nghĩa của tính chất mạch lạc trong văn bản. Học sinh ý thức được một văn bản phải có tính mạch lạc.
- Hoạt động 2: Bài học.( 15’)
HS đọc phần 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu 
- Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
- Sự việc trong đoạn văn được kể theo trình tự thời gian nào?
- Hãy tìm những từ ngữ thể hiện hành động của nhân vật?
- Tâm trạng của nhân vật được miêu tả theo trình tự nào?
- Nhận xét về nội dung của các câu, các ý trong đoạn văn trên?
- Nhận xét về sự tiếp nối các câu, các ý trong đoạn văn đó?
- Vậy em hiểu thế nào là mạch lạc trong văn bản? Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc?
- Hoạt động 3. Luyện tập.( 20’)
- HS đọc kĩ văn bản, xác định yêu cầu bài tập, dựa vào phần gợi ý SGK rồi trả lời câu hỏi.
- HS trả lời miệng.
- Hoạt động 4: Củng cố. (4’)
- HS đọc lại phần Ghi nhớ.
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
- Hoạt động 5: HDVN (1’) Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 1.
- Điểm KTM:
	7A1	
7A2
Hường: 8
I. Bài học
1.Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.
a. Ngữ liệu: Đoạn văn trích văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê(Khánh Hoài). Từ ... Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh... đến...Không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. 
- Nội dung chính: tâm trạng đau đớn, buồn tủi của hai anh em trước một sự chia lìa vô lý.
+ Trình tự thời gian: đêm qua...sáng nay...đằng đông...trời hửng dần.
+ Hành động: chợt tỉnh...nghe...cắn chặt môi...dậy sớm...mở cửa.
+ Tâm trạng: diễn biến tâm trạng của người anh, người em, nhớ lại.
=> Các phần, các câu, các ý trong đoạn văn cùng nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt. 
=> Các câu được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lý.
b. Kết luận => Ghi nhớ( SGK).
II. Luyện tập.( 20’)
Bài 1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của các văn bản:
a, Văn bản: Mẹ tôi.
- Chủ đề : Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là một t/c thiêng, cao cả...
- Trình tự các phần, các câu, các đoạn hợp lý góp phần thể hiện chủ đề: Lý do bố viết thư cho En-ri-cô và thái độ của em khi nhận thư của bố; Thái độ tức giận của bố trước sự hỗn láo của En-ri-cô; Bố nói với em về tình yêu thương của mẹ; Bố khuyên En-ri-cô...
b, Văn bản: Lão nông và các con.
- Chủ đề: Lao động là vàng.
- Trình tự: Lời dẫn; Phú nông dặn con; Các con làm theo lời cha dặn; Kết quả-> Các con thấm thía lời dạy của cha.
c, Đoạn văn của Tô Hoài.
- Chủ đề: Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa.
- Trình tự: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian và không gian; Những biểu hiện cụ thể...; Nhận xét, cảm xúc chung.
Bài 2. Tại sao t/g không thuật lại tỉ mỉ cuộc chia tay của hai người lớn?
- Nếu thuật tỉ mỉ như vậy thì nội dung phân tán, không làm nổi bật chủ đề của văn bản.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Phần Ký- Duyệt giáo án
Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Cường
Tổ chuyên môn
 Hà Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1.doc