Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Ôn lại kiến thức làm văn cần thiết để việc học cách làm bài văn nghị luận chứng minh được chắc chắn hơn.
-Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
2. Kĩ năng
Rèn khả năng tìm hiểu đề, phân tích đề,tìm ý, lập dàn bài và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh.
3.Tình cảm
Kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo với bài văn nghị luận chứng minh.
Ngày soạn: Lớp 7a. Tiết...Ngày giảng .....Sĩ số.Vắng. Bài 22: Tiết 91: Tập làm văn cách làm bài văn lập luận chứng minh I. Mục tiêu bài học 1.Kiến thức -Ôn lại kiến thức làm văn cần thiết để việc học cách làm bài văn nghị luận chứng minh được chắc chắn hơn. -Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 2. Kĩ năng Rèn khả năng tìm hiểu đề, phân tích đề,tìm ý, lập dàn bài và viết các phần, các đoạn trong bài văn chứng minh. 3.Tình cảm Kiên nhẫn, tỉ mỉ, sáng tạo với bài văn nghị luận chứng minh. II. Chuẩn bị Học sinh: Đọc bài, làm bài tập ở nhà Giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ III Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu mục đích và phương pháp của phép lập luận chứng minh? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐGV HĐHS KTCĐ HĐ1 T/h các bước làm bài văn nghị luận chứng minh. -Y/c đọc đề bài (sgk). ?Hãy nêu các bước làm bài lập luận chứng minh? ?Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? ?Từ yêu cầu của đề hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ? -Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ? -Chữ chí trong bài có ý nghĩa như thế nào? ?Có mấy cách lập luận cho vấn đề của bài ? ?Tìm dẫn chứng, lí lẽ cho bài văn? ?Nêu nội dung bố cục của bài văn? Nhiệm vụ của từng phần của bài văn? ?Có những cách vào đề bài nào đối với đề văn trên? Khi viết bài cho bài văn trên cần chú ý điều gì? ?Tại sao sau khi viết bài phải đọc lại? -Tổng hợp nội dung cần nhớ, yêu cầu đọc ghi nhớ. -Chú ý nghe. -Suy nghĩ, trả lời. -Suy nghĩ, trả lời. -Trả lời, bổ sung ý kiến. -Chú ý nghe. -Trả lời. -Suy nghĩ, trả lời -Suy nghĩ, trả lời. -Bổ sung ý kiến. -Trả lời, bổ sung ý kiến. -Suy nghĩ, trả lời. -Bổ sung ý kiến. -Trả lời. -Đọc ghi nhớ. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh. *Đề bài. Nhân dân ta thường nói : Có trí thì nên. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý. a. Xác định yêu cầu chung của đề. -Đề nêu ra một tư tưởng là một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó đúng. -Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa của ý chí. b. Tìm ý. Hai cách lập luận: -Nêu dẫn chứng xác thực. -Nêu lí lẽ. 2. Lập dàn ý. a. Mở bài: Nêu vai trò của lí tưởng. b. Thân bài. -Xét về lí. -Xét về thực tế. c. Kết bài. Khuyên mọi người nên có chí. 3. Viết bài. Đi thẳng vào vấn đề, suy từ cái chung đến cái riêng, suy từ tâm lí con người. 4. Đọc và sửa lỗi *Ghi nhớ (sgk) HĐ2 H/d làm bài tập. -Nêu nội dung bài tập, gợi ý, hướng dẫn làm bài. -Y/c lập dàn bài cho đề 1. -Chú ý nghe, lập dàn bài cho nội dung bài tập. II. Luyện tập. *Bài tập 1 (sgk) 1.Tìm hiểu đề, tìm ý. -Dạng bài nghị luận chứng minh. -Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. 2. Dàn bài: a.Mở bài. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. b. Thân bài. Dùng lí lẽ, dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. c. Kết bài. Kết luận vấn đề. 3. Củng cố Hệ thống hoá nội dung bài, hướng dẫn làm các bài tập ở nhà. 4. Dặn dò Chuẩn bị bài cho tiết 92.
Tài liệu đính kèm: