Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 23 - Tiết 100-101: Viết bài tập làm văn số 5 - văn chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 23 - Tiết 100-101: Viết bài tập làm văn số 5 - văn chứng minh

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức kiểu bài chứng minh để làm bài.Dùng dẫn chứng và lí lẽ phân tích làm sáng tỏ nội dung cần chứng minh

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài, khả năng chứng minh một vấn đề

3.Tư tưởng: Hs yêu thích môn học, có ý thức viết bài

II.Chuẩn bị:

1.Giáo viên: đề bài

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 23 - Tiết 100-101: Viết bài tập làm văn số 5 - văn chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/3/11
Ngày giảng:7a: 7/3/11
 7c: 10/3/11
Ngữ văn-Bài 23
Tiết 100-101
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - VĂN CHỨNG MINH
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức kiểu bài chứng minh để làm bài.Dùng dẫn chứng và lí lẽ phân tích làm sáng tỏ nội dung cần chứng minh
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài, khả năng chứng minh một vấn đề
3.Tư tưởng: Hs yêu thích môn học, có ý thức viết bài
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: đề bài
2.Học sinh: kiến thức văn biểu cảm, vở viết tập làm văn, giấy nháp
III. Phương pháp: Thực hành
IV.Các bước lên lớp
1.Ổn định tổ chức (1’)
7a:
7c: 
2. Kiểm tra: (2’)
sự chuẩn bị vở viết tập làm văn
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
A. Đề bài:
Chọn một trong hai đề sau:
1. Nhân dân ta thường hay răn dạy: ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Em hãy chứng minh lời dạy đó đã được áp dụng trong thực tế
2. Cho câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Em hãy chứng minh
B.Dàn ý – Thang điểm
Đề 1
1.Mở bài: ( 1 điểm)
- Dẫn dắt
+ Biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta
- Nêu luận điểm:Trích câu tục ngữ
2.Thân bài: ( 8 điểm) Chứng minh luận điểm
-Giải nghĩa câu tục ngữ: Khi được hưởng thành quả phải biết ơn người làm ra nó
-Chứng minh
+Nhớ về tổ tiên , cha ông - những người dựng nước, giữ nước:lễ hội đền Hùng, đền Bà Chúa Kho, đền Thượng
+Ngày thương binh liệt sĩ: đền ơn đáp nghĩa gia đình có công cách mạng
+Ngày nhà giáo VN
..
3.Kết bài ( 1 điểm) Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Là bài học về đạo đức sâu sắc, nhắc nhở con cháu phải biết ơn và nhớ về những người có công lao, những người sinh thành.
Đề 2:
1.Mở bài ( 1 điểm)
- Dẫn dắt và nêu luận diểm
Trong cuộc sống có nhiều việc khó khăn,nhưng nếu kiên trì chúng ta sẽ vượt qua tất cả
-Dẫn câu tục ngữ: có công mài sắt có này nên kim
2. Thân bài: Chứng minh câu tục ngữ
- Anh Nguyễn Ngọc Kí viết bằng hai chân
-Tiến sĩ Lượng Định Của
- Nguyễn Hiền
- So sánh với câu thơ của Bác: Không có việc gì khó
 	 ..
	 Quyết chí ắt làm nên
-> đây là một chân lí
3.Kết bài: ( 1 điểm)
- Bài học rút ra
- Hoặc: Ý nghĩa của câu tục ngữ
C. Yêu cầu và cách tính điểm
1. Điểm 9,10
Đảm bảo nội dung, dẫn chứng sát thực+ lí lẽ thuyết phục
Diễn đạt lưu loát
Bố cục rõ ràng, khoa học
Sạch đẹp, câu đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng, chỉ sai một vài lỗi chính tẩ
2. Điểm 7,8
-Đảm bảo các yêu cầu trên.Nội dung chưa thật sâu sắc như trên
- Còn vi phạm một vài lỗi dùng từ, đặt câu hoặc diễn đạt
3. Điểm 5,6
-Nội dung đầy đủ, chưa sâu
- Bố cục rõ ba phần
- Diễn đạt lủng củng, chưa hay, còn sai chính tả
4. Điểm 3,4
-Nội dung sơ sài
- Chưa rõ bố cục
-Mắc nhiều lỗi khác như diễn đạt, dùng từ, đặt câu
5. Điểm 1,2
Mắc nhiều lỗi nặng
6. Điểm 0
Không viết bài
4.Thu bài, nhận xét.
5.Củng cố, Hướng dẫn học bài ở nhà (3’)
-Học lí thuyết văn chứng minh
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 T100-101.doc