Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 26 : Tiết 106: Văn bản: Sống chết mặc bay (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 26 : Tiết 106: Văn bản:  Sống chết mặc bay  (tiếp theo)

 1.Kiến thức

 H/s nắm được:

 -Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

 -Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

 -Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

 -Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 26 : Tiết 106: Văn bản: Sống chết mặc bay (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng .............Sĩ sốVắng.
Bài 26 : Tiết 106: Văn bản:
sống chết mặc bay. 
(tiếp theo)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 H/s nắm được:
 -Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. 
 -Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
 -Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
 -Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng đọc-hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
 - Kể tóm tắt truyện.
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
 3.Tình cảm
 -Thái độ cảm thương sâu sắc với những hoàn cảnh bi bi thảm của thiên tai.
 -Lên án thái độ vô trách nhiệm của quan lại dưới chế độ thực dân nửa phong kiến
 II. Kĩ năng sống:
 -Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.
 -Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng , cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 III. Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7
 -Phương tiện: Phiếu học tập.
 -Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
 +Động não: Suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm với người khác.
 +Học theo nhóm: Trao đổi về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống có trách nhiệm với người khác.
 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà 
 IV Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d tìm hiểu đoạn 2 văn bản
-Tóm tắt nội dung đoạn 2 văn bản.
?Vị trí, cảnh quan, không gian trong đình được miêu tả như thế nào?
?Tìm những chi tiết miêu tả cho thấy cảnh tronh đình trái ngược hoàn toàn với cảnh ngoài đê?
-Đưa ra nội dung cần đạt
?Hình ảnh qua và nha lại được miêu tả như thế nào?
?So với cảnh hộ đê của nhân dân em thấy có gì khác giữa quan và dân? 
-Chốt nội dung cần đạt
?Khi đê vỡ thì quan đang làm gì?
Thái độ của quan lúc nghe tin vỡ đê ra sao?
-Chốt nội dung cần đạt.
-Chú ý nghe.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe, trả lời.
-Chú ý nghe.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý nghe.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1.Nguy cơ vỡ đê và cảnh hộ đê.
2.Cảnh quan phủ và quan lại “cứu đê” trong đình.
+Vị trí, quang cảnh, không gian trong đình.
-Địa điểm: Đình cao , rất vững chãi, đê vỡ cũng không việc gì.
-Quang cảnh: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, nguy nga.
-Đồ dùng quí hiếm, tinh xảo.
+Quan phụ mẫu uy nghi, hách dịch.
+Nha lại sợ sệt, khúm núm.
-Sự tương phản giữa cảnh trong đình và ngoài đê làm nổi bật thái độ phê phán chính quyền phong kiến tàn nhẫn, vô trách nhiệm.
-Đê vỡ trong lúc quan đang vui sướng vì thắng ván bài lớn.
-Nghe tin vỡ đê quan lớn tiếng đổ lỗi cho cấp dưới và tiếp tục chơi bài.
->Kẻ tàn bạo, phi nhân tính.
HĐ2 H/d tổng kết.
?Qua truyện em thấy được đặc điểm nổi bật nào trong nghệ thuật của truyện?
-Chốt nội dung cần đạt
?Truyện thể hiện những đặc điểm nào đáng chú ý về nội dung?
-Chốt nội dung cần đạt
-Suy nghĩ, trả lời
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý
IV. Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
-Thủ pháp đối lập tăng cấp.
-Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân nhân vật.
-Ngôn ngữ truyện mang tính chất trào phúng, nội dung tố cáo, lên án.
2.Nội dung.
a. Giá trị hiện thực.
Phản ánh cuộc sống ăn chơi sa sỉ, thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền trước cuộc sống cơ cực thê thảm của nhân dân.
b. Giá trị nhân đạo.
Truyện lên án kẻ cầm quyền thực dân thờ ơ vô trách nhiệm với nhân dân.
Thể hiện niềm cảm thương người dân lành bị chà đạp.
4.Củng cố.
Hệ thống hoá nội dung bài, hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
5. Dặn dò.
Chuẩn bị bài cho tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 106.doc