Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 27 - Tiết 110: Những trò lố hay là va-Ren và Phan Bội Châu (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 27 - Tiết 110: Những trò lố hay là va-Ren và Phan Bội Châu (tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Khắc họa sắc nét hai nhân vật Va-Ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa, hoàn toạn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc: thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam.

- Ca ngợi người anh hùng cứu nước, nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà tù, trước kẻ thù độc ác và xảo trá, vẫn son sắc, kiên trinh một dũng khí, một tấm lòng sáng ngời, một nhân cách cao đẹp.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1595Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 27 - Tiết 110: Những trò lố hay là va-Ren và Phan Bội Châu (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27 tiết 110
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ
PHAN BỘI CHÂU (Tiếp theo)
(Nguyễn Ái Quốc)
 I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Khắc họa sắc nét hai nhân vật Va-Ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa, hoàn toạn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc: thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam.
- Ca ngợi người anh hùng cứu nước, nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà tù, trước kẻ thù độc ác và xảo trá, vẫn son sắc, kiên trinh một dũng khí, một tấm lòng sáng ngời, một nhân cách cao đẹp.
- Nghệ thuật truyện ngắn hiện đại săc sảo: sáng tạo tình huống, đối lập và tương phản các cảnh vật và nhân vật, chi tiết điển hình, giọng kể vừa châm biếm hài hước và thâm thúy.
- Một trong những truyện ngắn châm biếm, đả kích xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc, góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện đại Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kí năng trình bày miệng về một vấn đề xã hội và văn học
- Tóm tắt, kể truyện, phân tích nhân vật trong quá trình so sánh, đối lập. 
3. Thái độ: 
- Yêu quý trân trọng các tác phẩm văn học nước nhà.
- Trung thực trong làm văn
 II. Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên:
- SGK ngữ văn 7 tập 2 
- Sách GV và Giáo án
2. Học sinh:
- SGK ngữ văn 7 tập 2 
- Đồ dùng học tập: B¶ng phô, phiÕu häc tËp
 III.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số: lớp 7B
Vắng mặt................................. 
Có mặt..
 2. Kiểm tra bài cũ:
2.1 Nhan đề của chuyện ngắn này cho ta biết điều gì ? hãy giải thích ?
 3. Bài mới: Tiết trước các em đã tìm hiểu về việc Va-ren sang Việt Nam cùng lời hứa nửa chính thức của y. Vậy để hiểu rõ hơn trò hề lố bịch và đê tiện của Va-ren, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
GV: Em hãy tóm tắt đoạn 2 ?
HS: Tóm tắt:
GV: Kết luận:
- Cuộc gặp gỡ giữa Va-Ren và Phan Bội Châu tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuộc gặp gỡ diễn ra chủ yếu do Va-Ren diễn thuyết một mình.
GV: Em chú ý vào đoạn văn từ “Ôi thật là... đến xảy ra chuyên gì đây ?”. Hãy cho biết những chi tiết nào nói về Va-Ren, những chi tiết nào nói về Phan Bội Châu ?
HS: Trả lời:
GV: Treo bảng phụ, kết luận.
Va-ren
Phan Bội Châu
- Bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, kẻ phản bội nhục nhã.
- Người đã hi sinh cả gia đình và của cải
- Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập.
GV: Qua những chi tiết trên em hãy cho biết tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Nghệ thuật tương phản đối lập.
GV: Hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập như thế nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
ð Tương phản giữa hai nhân vật đối kháng nhau: Va-ren là một viên toàn quyền - Phan Bội Châu chỉ là một người ở tù. Ở đây sự tương phản, đối lập của hai nhân vật là sự tương phản, đối lập giữa một bên là kẻ bất lương, nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vĩ đại, nhưng thất bại, bị đàn áp.
GV: Tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập trên là gì?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Thấy được sự tương phản đối lập giữa hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu. - Tác dụng châm biếm, mỉa mai.
GV: Số lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã áp dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật như thế nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Tác giả đã dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn Phan Bội Châu tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập ð Đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả, vừa gợi, rất thấm thúy, sinh động và lý thú.
GV: Trong truyện xuất hiện hai hình thức ngôn ngữ. Vậy lời văn nào là ngôn ngữ bình luận, lời văn nào là ngôn ngữ độc thoại ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Bình luận: Lời của tác giả (từ Ôi thật là một tấm kịch đến Xẩy ra chuyện gì đấy.)
- Độc thoại: Lời của Va-ren (từ Tôi đem tự do đến cho ông đây đến thì Tôi làm Toàn quyền...)
GV: Em hãy phân tích, nhận xét lời biện luận, của tác giả ?
HS: Trả lời:
GV: Gợi ý: Qua nghệ thuật, thái độ, mục đích.
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Nghệ thuật tương phản đối lập giữa tính cách cao thượng của Phan Bội Châu với tính cách đê tiện, hèn hạ của Va-ren.
- Thái độ khinh bỉ Va-ren, khẳng định chính nghĩa của Phan Bội Châu.
- Mục đích: Vạch ra sự lố bịch của Va-ren, ca ngợi Phan Bội Châu.
GV: Chú ‎ý đoạn tiếp theo từ “Tôi đem tự do đến cho ông đây... đến... thì Tôi làm Toàn quyền”
GV: Em hãy cho biết lời lẽ của nhân vật Va-ren mang hình thức ngôn ngữ gì?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Đó là hình thức đối thoại đơn phương, gần như độc thoại, tự nói một mình, vì Phan Bội Châu không hề nói lại điều gì.
GV: Qua ngôn ngữ gần như độc thoại của Va-ren, động cơ, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, mua chuộc, bịp bợm một cách trắng trợn của Va-ren.
GV: Em hãy cho biết Va-ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu điều gì ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Va-ren tuyên bố thả Phan Bội Châu (Tôi đem tự do đến cho ông đây), với các điều kiện: (Trung thành với nước Pháp, cộng tác, hợp lực với nước Pháp) và (chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo họ hợp tác với người Pháp,...).
- Va-ren khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lí tưởng chung (để mặc đấy những ý nghĩ phục thù) bắt tay với Va-ren (ông và tôi tay nắm chặt tay,...) chỉ nên vì quyền lợi cá nhân giống như Va-ren (đốt cháy những cái mình tôn thờ và tôn thờ những cái mà mình từng đốt cháy,...).
GV: Em có nhận xét gì về lời độc thoại (bài thuyết khach) của Va-ren ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Tuôn ra xối xả, không đắn đo, cân nhắc, thực chất đã được chuẩn bị từ trước.
GV: Bằng chính những lời lẽ của mình, Va-ren đã tự bộc lộ nhân cách nào 
của y ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận: 
- Kẻ thực dụng đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ chỉ vì quyền lợi cá nhân.
GV: Cũng bằng những lời lẽ đó, Va-ren đã bộc lộ thực chất lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu như thế nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Không phải giúp đỡ Phan Bội Châu mà là ép buộc cụ từ bỏ lí tưởng và dân tộc mình.
- Không phải vì tự do của Phan Bội Châu mà vì quyền lợi của nước Pháp, trực tiếp là danh lợi của Va-ren.
GV: Bằng ngôn ngữ độc diễn trước Phan Bội Châu, Va-ren đã diễn trò lố cuối cùng của mình như thế nào ?
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất.
- Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm, đáng cười.
 Chuyển ý: Qua đoạn văn trên chung ta đã hiểu được kẻ thực chất đê tiện, kẻ phản bội Va-ren. Đối lập với Va-ren là người trung thành với lí tưởng cách mạng đó là Phan Bội Châu. Vậy thái độ của ông đối với Va-ren ra sao ? chúng ta sang phần 3:
GV: Em hãy cho biết trong khi Va-ren nói Phan Bội Châu có những biểu hiện gì ?.
HS: Trả lời:
GV: Kết luận:
- Nhìn Va-ren... và im lặng dửng dưng.
- Đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay.
- Mỉm cười một cách kín đáo,...
- Nhổ vào mặt Va-ren.
GV : Tại sao trong suốt cuộng gặp gỡ Phan Bội Châu chỉ hoàn toàn im lặng ?
HS : Trả lời
GV : Kết luận :
- Vì Phan Bội Châu khinh bỉ, coi thường, bất hợp tác.
- Vì giữa hai người hoàn toàn đối lập nhau. Nên không hiểu nhau
GV : Chi tiết anh lĩnh dõng nhìn thấy “nhếch râu mép” có ý nghĩa gì ? 
HS : Trả lời :
GV : Kêt luận :
- Thái độ khinh bỉ, coi thường Va-ren.
- Thể hiện sừ cảnh giác cao độ, triệt để. - Bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù.
- Thể hiện tài quan sát tinh tế và trí tưởng tượng của tác giả.
GV: Em hiểu gì về cụm từ “nước đổ lá khoai” trong đoạn văn này ?
HS : Trả lời :
GV: Kết luận :
- Nghĩa là Phan Bội Châu bỏ qua mọi lời lẽ của Va-ren. 
GV: Qua các biểu hiện trên cho thấy Phan Bội Châu đã có thái độ như thế nào trước lời lẽ của Va-ren ? 
HS : Trả lời :
GV: Kết luận :
- Ngạc nhiên
- Khinh bỉ
- Coi thường
- Kiêu hãnh
- Không chịu khuất phục.
GV: Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình, Va-ren cũng kiêu hãnh. Trong khi không nghe Va-ren thuyết giáo, Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh.
Hỏi : Em hãy cho biết sự khác nhau của hai niềm kiêu hãnh này là gì ?
HS : Trả lời :
GV : Kết luận :
- Ở Va-ren : Kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện, đáng để cười.
- Ở Phan Bội Châu : Kiêu hãnh vì kiên định lí tưởng yêu nước, đáng khâm phục.
GV: Em hãy cho biết nghệ thuật chính của bài ?
HS : Trả lời :
GV : Kết luận :
- Truyện hư cấu tưởng tượng.
- Nghệ thuật tương phản đối lập
- Ngôn ngữ nhân vật kết hợp ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.
GV: Em hãy nêu nội dung chính của bai ?
HS : Trả lời :
GV : Kết luận 
- Đả kích tên toàn quyền Va-ren.
- Ca ngợi nhân cách Phan Bội Châu
GV: Gọi HS đọc ghi nhỡ:
II - Phân tích (tiếp)
2. Trò lố của Va-ren đối với Phan Bội Châu
- Nghệ thuật tương phản đối lập giữa tính cách cao thượng của Phan Bội Châu với tính cách đê tiện, hèn hạ của Va-ren.
- Thái độ khinh bỉ Va-ren, khẳng định chính nghĩa của Phan Bội Châu.
- Mục đích: Vạch ra sự lố bịch của Va-ren, ca ngợi Phan Bội Châu.
- Kẻ phản bội lí tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo kẻ trung thành với lí tưởng cao cả nhất.
- Lời hứa chăm sóc Phan Bội Châu không chỉ là lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm, đáng cười.
3. Thái độ của Phan Bội Châu
- Ngạc nhiên
- Khinh bỉ
- Coi thường
- Kiêu hãnh
- Không chịu khuất phục.
III -Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Truyện hư cấu tưởng tượng.
- Nghệ thuật tương phản đối lập
- Ngôn ngữ nhân vật kết hợp ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.
2. Nội dung:
- Đả kích tên toàn quyền Va-ren.
- Ca ngợi nhân cách Phan Bội Châu
*) Ghi nhớ: SGK trang 95
4.Củng cố: Nhận định nào sau đây không đúng với Nội dung và nghệ thuật của văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
4.1 Nội dung:
A- Đả kích những hành động lố bịch của Va-ren, vạch trần bộ mặt của thực dân Pháp.
B- Ca ngợi nhân cách cao quý của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
C- Thấy được sự cảm thông bác ái của thực dân Pháp với Phan Bội Châu.
4.2 Nghệ thuật:
A- Sử dụng biện pháp nhân hóa tài tình linh hoạt
B- Cách viết chuyện hư cấu, tưởng tượng dựa trên cơ sở sự thật.
C- Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập, giọng văn hài hước trâm biếm.
5. Dặn dò
 Học bài cũ. Đọc soạn trước bài mới: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) 
6. Rút kinh nghiệp:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 27 tiet 110 NHUNG TRO LO HAY LA VAREN VA PHAN BOICHAU.doc