Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cảm thụ văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cảm thụ văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của 3 văn bản đã học.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong VB.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Vở bài tập HS.

- Nâng cao N. văn 7.

 

doc 74 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3082Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Cảm thụ văn bản: Cổng trường mở ra, mẹ tôi, cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 11/9/2010
 Ngày dạy: 7A( 13, 20 /9/2010)
Buổi 1+2: Cảm thụ VB: Cổng trường mở ra, 
 Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu và nắm được nội dung, ý nghĩa của 3 văn bản đã học.
Rèn kĩ năng cảm thụ và viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong VB.
tài liệu tham khảo:
Vở bài tập HS.
Nâng cao N. văn 7.
Kiểm tra, đánh giá N. văn 7...
các bước lên lớp:
GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
Nội dung ôn tập:
Kiến thức trọng tâm:
VB: Cổng trường mở ra( Lí Lan):
 - VB trích từ báo yêu trẻ- TP.HCM.
 - VB ghi lại tâm trạng người mẹ trong đêm trước chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1: hhồi hộp, lo lắng, thao thức, tin tưởng, hi vọng.
- Qua suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ, tác giả khẳng dịnh vị trí và vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Nghệ thuật: Miêu tả cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng người mẹ với những hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thủ pháp so ánh, đối chiếu, miêu tả qua hồi ức.
 2. Vb: Mẹ tôi( étmonđô A mi xi):
- Vb trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
- Vb mang tính truyện nhưng lại được trình bày dưới dạng một bức thư.
- ND: VB là những dòng tâm tư tình cảm buồn khổ và thái đọ nghiêm khắc của người cha trước lỗi lầm của con.
 + VB thể hiện tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và giáo dục giáo dục con về lòng hiếu thảo, biết kính trọng cha mẹ.
NT: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
3.VB: Cuộc chia tay của những con búp bê( Khánh Hoài).
 - Vb đề cập đến vấn đề hét sức quan trọng trong cuộc sống hiẹn đại: bố mẹ li dị, con cái phải chịu cảnh chia lìa. qua đó cảnh báo cho tất cả mọi người về trách nhiệm của mình đối với con cái.
- ND: Mượn chuyện cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả thể hiện tình thương xót về nỗi đau buồn của những trẻ thơ trước bi kịch gia đình: bố mẹ bỏ nhau, anh em mõi người một ngả, đồng thời ca ngợi tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.
 Đọc truyện ngắn này ta càng thêm thấm thía: Tổ ám gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quí giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.
 - NT: lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
II. Bài tập cảm thụ Vb:
Bài tập 1: Viết một đoạn văn ngắn( 5-6 câu) trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai VB: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
*Gợi ý: 
- Là người hết sức yêu thương con, lo lắng, hi sinh cho con, bao dung, độ lượng.
- Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ là tình cảm tự nhiên, gần gũi, thiêng liêng.
Bài tập 2: Hãy nêu cảm nhận của em về câu nói: “ Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
*Gợi ý : 
- Đây là câu văn hay nhất trong toàn văn bản: mẹ tin tưởng và khích lệ con “ can đảm “ đi lên phía trước cùng bạn bè con. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, con của mẹ cũng vậy; “ Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình tuổi thơ được đi học, đến trường làm quen với bạn mới, thầy cô giáo mới, được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày lớn lên, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời.
-Thể hiện vai trò to lớn của của GD nhà trường: “ Thế giới kì diệu...”:
 + NT là nơi cung cấp cho chúng ta những tri thức vềư thế giới và con người.
 + Nhà trường là nơi giúp ta hoàn thiện nhân cách về lẽ sống, tình thương, quan hệ xử thế.
 + Nơi ta được sống trong MQH trong sáng và mẫu mực: tình thầy trò, tình bạn bè...
 Bài tập 3: Trong Vb mẹ tôi, người bố góp ý , giáo dục con phải lễ độ và biết ơn mẹ. Em hãy cho biết tại sao ông không chọn cách nói trực tiếp mà lại viết thư.
*Gợi ý: 
- Trong cuộc sống, việc góp ý cho người khác có nhiều cách: trực tiếp, tranh luận, viết thư, nhờ người khuyên giải...ở đây, người bố chọn cách viết thư. cách góp y này hoàn toàn hợp lí vì 3 lẽ:
+ người bố để cho con trai có điều kiện bình tĩnh lắng nghe y kiến và biết được y định của bố.
+ Đảm bảo sự kín đáo, tế nhị, chỉ người nói và người nghe biết với nhau, người nghe không bị mất lòng tự trọng, không bị ức chế.
+ người con sau khi đọc thư, có thì giờ suy ngãm về hành vi của mình để suy nghĩ.
 Bài tập 4: Về cachs đặt tên cho văn bản “ mẹ tôi” có 2 y kiến như sau: 
Nên đặt tên là “ Bố tôi” vì ông là người trực tiếp viết thư cho En-ri-cô.
Nên đặt là” Mọt lỗi lầm không thể tha thứ của tôi” thì hợp lí hơn.
 Hãy nêu y kiến của em.
 *Gợi ý: 
 Đúng là trong văn bản này, người viết thư là người bố song mọi lời kể lại hướng về người mẹ. Người bố không nói về mình, khong nói nhiều về con trai mà chủ yếu nói về tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của người mẹ dành cho con .Vì thế, nếu đặt tên là bố tôi thì sẽ không nêu lên được tinh thần của văn bản. Việc đặt tên là” Một....” có phần hợp lí hơn vì văn bản nói về chuyện En ri cô thiếu lễ độ với mẹ. nhưng nhan đề này cũng chỉ nói được một phần nội dung trong khi nội dung quan trọng nhất là để En ri cô nhận ra sự hi sinh cao đẹp và vai trồt lớn của người mẹ đối với cuộc đời của Enri cô. Bởi vậy, nhân đề “mẹ tôi” như SGK là hợp lí.
 Bài tập 5: Trong truyện “ Cuộc....” có mấy cuọc chia tay? Tại sao tên truyện là” Cuộc....”nhưng trong thực tế búp bê không hĩâ nhau? nếu đặt tên truyện là “ búp bê không hề chia tay”, “ Cuọc chia tay giữa Thành và Thuỷ” thì y nghĩa của truyện có khác đi không?
 *Gợi ý:
 - Truyện ngắn có 4 cuộc chia tay.....
 - Tên truyện là “ Cuộc ....” trong khi thực tế búp bê không hề chia tay. đây là dụng y của tác giả. búp bê là vật vô tri vô giác nhưng chúng cũng cần sum họp , cần gần gũi bên nhau, lẽ nào những em nhỏ ngây thơ trong trắng như búp bê lại phải đau khổ chia tay. Điều đó đặt ra cho những người làm cha, làm mẹ phải có trách nhiệm giữ gìn tổ ấm của gia đình mình .
 - Nếu đặt tên truyện như thế ý nghĩa truyện về cơ bản không khác nhưng sẽ đánh mất sắc thái biểu cảm. Tác giả lấy cuộc chia tay của hai con búp bê để nói cuộc chia tay của con người thế nhưng cuối cùng búp bê vẫn đoàn tụ. vấn đề đó sẽ ám ảnh con người.
 Bài tập 6: Thứ tự kể trong truyện ngắn” Cuộc.....” có gì độc đáo. Hãy phân tích để chỉ rõ tác dụng của thứ tự kể ấy trong việc biểu đạt nội dung chủ đề?
 *Gợi ý: 
 - Sự độc đáo trong thứ tự kể: đan xen giữa quá khứ và hiện tại( Từ hiện tại gợi nhớ về quá khứ). Dùng thứ tự kể này, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. đặ biệt qua sự đối chiếu giã quá khứ HP và hiện tại đau buồn tác giả làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Vừa ca ngợi tình anh em sâu sắc, bền chặt và cảm động, vừa làm nổi bật bi kịch tinh thần to lớn của những đứa trẻ vô tội khi bố mẹ li dị, tổ ấm gia đình bị chia lìa, mỗi người một ngả.
 D. Hướng dẫn học bài:
 1. Bài tập về nhà: Tóm tắt truyện ngắn: “ Cuộc....” bằng một đoạn văn ngắn( 7-10 câu).
 2. Chuẩn bị bài tập tạo lập văn bản.
 Ngày soạn: 18/9/2010
 Ngày dạy: 7A( 27/9/2010)
Buổi 3: Bài tập rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua các tiết học về liên kết, mạch lạc và bố cục trong văn bản.
B.tài liệu tham khảo:
Vở bài tập HS.
Nâng cao N. văn 7.
Kiểm tra, đánh giá N. văn 7...
C.các bước lên lớp:
GV kiểm tra vở học thêm và y thức làm bài tập của HS.
Nội dung ôn tập:
 Bài tập 1: Cho 1 tập hợp câu như sau: 
Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh.(2)”Không được”! Tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế mà!.(3) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc.( 4)Thấy vậy, một bà thò đầu ra cửa kêu lớn: (5)Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng sức chạy theo chiếc xe.(6)” ông ơi! không kịp được đâu, đừng đuổi theo vô ích.(7) người đàn ông vội gào lên.
a) hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có một VB hoàn chỉnh mang tính LK chặt chẽ?
b) Theo em, có thể đặt đầu đề cho VB trêb được không?
c) Phương thức biểu đạt chính của VB trên là gì?
* Gợi y:
a) 3-5-1-4-6-7-2.
b) “Không kịp đâu” Hoặc” Một tài xế mất xe.”
c) Tự sự.
Bài tập 2:Dưới đây là một đoạn văn tường thuật buổi khai giảng năm học. Theo em, ĐV có tính LK không? hãy bổ sung cac y để ĐV có tính LK.
“ Trong tiếng vỗ tay vang dội, cô hiệu trưởng với dáng điệu vui vẻ, hiền hoà tiến lên lễ đài.( 1)Lời văn sôi nổi truyền cho thày trò niềm tự hào và tinh thần quyết tâm( 2) Âm thanh rộn ràng phấp phới trên đỉnh cột cờ thúc giục chúng em bước vào năm học mới.”
Gợi ý:
- ĐV thiếu LK vì còn thiếu một số y:
 + Cô hiệu trưởng bước lên lễ đài làm gì?
+Lời văn nói trong câu 2 liên quan đến y gì ở câu 1?
+Âm thanh và hình ảnh phấp phới trên đỉnh cột cờ ở câu 3 là tả cái gì?
GV HD HS viết lại ĐV.
 Bài tập 3: Để chuẩn bị viết bài TLV theo đề bài: “ Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng làng em lại tấp nập cảnh trồng màu”, một bạn đã phác ra bố cục như sau:
 MB: Giới thiệu chung về cánh đồng làng em.
 TB: + Cảnh mọi người tấp nập gieo ngô, đậu.
 +Những thửa ruộng khô, trơ gốc rạ.
 + người ta lại khẩn trương cày bừa, đập dất.
 + Quang cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa.
 KB: Cảm nghĩ của em khi đứng trước cánh đồng.
 Câu hỏi: 
Bố cục trên đây đã hoàn toàn hợp lí chưa?
Nên sửa như thế nào?
Gợi y:
a) Phần TB bố cục chưa hợp lí, các chi tiết của cảnh xếp lộn xộn.
b) Sắp xếp lại theo bố cục trình tự không gian và thời gian
VD: Theo (t): 
+Những thửa ruộng....ra xếp đầu tiên.
 + Người ta lại......
 ( HS tự sắp xếp)
Hướng dẫn học bài:
Làm hoàn thiện các bài tập.
 - Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 27/9/2010
 Ngày dạy: 7A( 4/10/2010)
 Buổi 4. Ôn tập từ Hán Việt.
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu được :
 - thế nào là yếu tố Hán Việt. Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
 - Các sắc thái ý nghĩa riênng biệt của từ Hán Việt.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
2. Rèn kĩ năng: - sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm trong nói và viết.
vận dụng từ Hán Việt trong nói và viết, nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thêm sức thuyết phục.
3 . Thái độ :tránh lạm dụng từ Hán Việt.
B .Tài liệu tham khảo: 
-SGK, vở bài tập HS.
-Một số kiến thức kĩ năng và bài tập nâng cao N. văn 7
C. Các bước lên lớp.
 I. Kiến thức trọng tâm :
GV : thế nào là từ Hán việt ? 
? Từ HV được cấu tạo như thế nào ?
Bài tập : giảI thích ý nghĩa của các yếu tố hán việt trong thành ngữ sau : Tứ hải giai huynh đệ . 
( Tứ : bốn ; giai : đều ; huynh : anh ; đệ : em ; bốn biển đều là anh em ) 
? Từ ghép hán việt có mấy loại chính ?  ... ấm thía đạo lí làm người.
Đề 11 : Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.
“Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.
Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời.
Đề bài 12: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. 
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò .Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
Đề 8 : Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhơ kẻ trồng cây”.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
* ý nghiac của câu tục ngữ:
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.
Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. 
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò .Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDay them van 7 20102011 ca nam.doc