Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Tiết 1, 2: Luyện viết đoạn văn ngắn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Tiết 1, 2: Luyện viết đoạn văn ngắn

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS biết viết một đoạn văn.

- Tích hợp kiến thức đã học qua 3 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.

- Nắm được các phương pháp liên kết, tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

- Luyện viết đoạn văn.

- Sử dụng từ, liên kết câu, liên kết đoạn văn.

- Nhận biết yêu cầu của đề bài.

 

doc 44 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chủ đề 1: Tiết 1, 2: Luyện viết đoạn văn ngắn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20-8-2008
Chủ đề 1: Tiết 1+ 2:
 Luyện viết đoạn văn ngắn
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS biết viết một đoạn văn.
- Tích hợp kiến thức đã học qua 3 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Nắm được các phương pháp liên kết, tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
- Luyện viết đoạn văn.
- Sử dụng từ, liên kết câu, liên kết đoạn văn.
- Nhận biết yêu cầu của đề bài.
3. Thái độ:
- Tích cực rèn luyện viết đoạn.
- Tính tự giác trong rèn luyện.
II. Chuẩn bị dạy học:
1. Đồ dùng:
- Bảng phụ, phấn, giấy nháp, vở ghi.
- SGK, sách tham khảo.
2. Phương pháp: Tự lập, thảo luận nhóm.
III. Nội dung:
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV ghi đề bài lên bảng.
* Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật Thành và Thuỷ?
* Nhân vật nào làm em xúc động nhất?
? Khi viết đoạn văn cần chú ý những gì ? 
? Nội dung văn bản muốn nói với chúng ta điều gì?
? Muốn viết đoạn văn ngắn yêu cầu cần đạt gì?
? Muốn cho đoạn văn hiểu được cần phải có tính chất gì?
- GV cho HS tiến hành viết đoạn văn.
- GV cho cả lớp chữa lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn.
- GV: Em hãy nêu suy nghĩ của em về người mẹ trong văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
? Với người mẹ Việt Nam thì sao?
- GV hướng dẫn cho HS viết theo nội dung này.
- GV gọi HS lên bảng luyện viết.
- Chú ý 3 đối tượng HS.
- Gọi HS đã chuẩn bị đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
1. Đề bài:
Viết đoạn văn ngắn nội dung chia sẻ với nhân vật Thuỷ qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- HS làm việc độc lập.
- Phát biểu theo cảm xúc của mình.
2. Yêu cầu viết đoạn văn ngắn:
- Câu mở đoạn.
- Câu thân đoạn.
-> Tuỳ theo đoạn văn dài hay ngắn để bố trí bố cục cho hợp lí.
- HS hệ thống lại kiến thức cơ bản của tác phẩm.
3. Nội dung đoạn văn: Cần nêu bật được:
- Thuỷ chịu sự đau đớn.
- Thuỷ là một em bé nhân hậu.
- Khuyên răn em cố gắng vượt lên số phận.
- Nêu điều ước của mình.
-> Tính liên kết.
- 3 HS lên bảng viết đoạn.
- Còn lại viết vào nháp.
4. Đề 2:
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Việt Nam qua 2 văn bản đã học: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
-> HS có thể nêu: Hiền hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, thương yêu chồng con hết mực
- HS suy nghĩ và phát biểu theo cảm xúc riêng.
- 3 HS lên bảng viết đoạn văn.
- Một số HS đứng lên đọc đoạn văn.
* Hướng dẫn học ở nhà :
- Chuẩn bị tiếp phần 2: Xây dựng bố cục văn bản.
* Điều chỉnh kế hoạch :
.
Ngày soạn : 21-8-2008
Tiết 3 + 4 : 
Ôn tập Phương pháp tả người.
A. Mục tiêu cần đạt :
1- HS nắm được phương pháp tả người, vận dụng tả người.
2, Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn, tìm ý khi viết văn tả người.
B. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ
C. Tiến trình giờ dạy : 
I. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu các bước về phương pháp tả cảnh ?
II.Bài mới: 
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập 
Bài tập 1 : Đọc đoạn văn sau :
 Tất cả chạy đến vây quanh một thằng mặt mày nom kì dị. Nó có cặp mắt xếch, nước da đen thui. Chừng bao nhiêu tuổi, tôi không đoán được. Có thể mười, có thể mười hai, mười ba tuổi gì đó. Nó gầy đét. Đầu nó đội chiếc mũ giống chiếc mũ nồi, đủ màu xanh đổ từng khoanh ghép lại. Tôi thấy nhiều chiếc mũ nom rất lạ, nhưng chưa bao giờ thấy chiếc mũ nào lại sặc sỡ như vậy.
 ( Võ Quảng )
a) Đoạn văn trên tả ai ? Người đó có đặc điểm gì đáng chú ý ? Đặc điểm đó thể hiện ở những từ ngữ nào ?
b) Thái độ, cảm xúc của người tả ntn ? Em nhận ra những thái độ đó qua những dấu hiệu nào ?
c) Nếu cần giới thiệu một bạn mới chuyển đến lớp em, em sẽ giới thiệu ntn ?
Bài tập 2 : Hãy tả một người bạn của em đang làm trực nhật lớp.
Bài tập 3 : Đọc đoạn văn sau :
 Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn cả các thiếu nữ, mặt mày bự những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít nhất cũng bảy mươi cân, nhưng cái khăn vành rây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kì dị như một con kì lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả.
 ( Vũ Trọng Phụng )
a) Nhân vật người đàn bà qua cách miêu tả của nà văn hiện lên :
 A- Giàu có và xinh đẹp.
B- Sang trọng và dễ thương.
C- Ăn diện nhưng lố bịch.
D- Xấu xí và đáng thương.
b) Thái độ của tác giả :
A- Thông cảm và chia sẻ. 
B- Khinh bỉ và chế giễu.
C- Căm ghét nhưng thương hại. 
D- Ngưỡng mộ và ca ngợi.
c) Căn cứ vào đâu mà em có thể nhận xét như vậy ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà
	Tự tả chân dung mình bằng một đoạn văn dài 6-8 câu.
 * Điều chỉnh kế hoạch :
..
. . 
 Ngày soạn : 28-8-2008
Tiết 5 + 6 : 	
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
A. Mục tiêu bài hoc:
Giúp HS nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ vị ngữ, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa các lỗi đó.
B.Chuẩn bị: 
 Bảng phụ
C. Tiến trình lên lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra vở bài tập của HS
*Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động1Hướng dẫn tìm hiểu câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
 Gv cho HS đọc ví dụ trên bảng phụ .
? Hãy chỉ ra chỗ sai và cách chữa.
Hoạt động2: Tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
HS đọc bài tập trên bảng phụ
?Mỗi bộ phận in đậm trong các câu trên nói về ai.
 ? Câu trên sai như thế nào , hãy nêu cách chữa.
1. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
- a. Sai vì thiếu cả CN và VN.
-> Mỗi khi đi qua cầu Long Biên-> Trạng ngữ.
- Cách chữa: Thêm CN và VN cho câu được hoàn chỉnh.
=> Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ về những kỉ niệm xưa.
b. Sai như câu a.
- Cách chữa: Thêm CN và VN.
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- Cách sắp xếp như trong câu làm cho người đọc hiểu phần im đậm trước dấu phẩy-> sai về mặt nghĩa.
- Cách chữa: Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào.
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập 
Gv tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm:
1- Chỉ ra những câu mắc lỗi về CN và VN trong những câu sau :
a) Dưới bóng tre xanh là điển hình cho làng quê Việt Nam.
b) Với tiểu thuyết Dấu chân người lính làm cho người ta hiểu sâu sắc thêm về bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
c) Qua tác phẩm Truyện Kiều cho chúng ta thấy số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thật oan nghiệt.
d) Để xứng đáng với lòng tin cậy của cô.
e) Trong nền kinh tế thị trường đa dạng hàng hoá.
g) Vì tương lai con em chúng ta.
2- Dựa vào đau để phát hiện ra những câu mắc lỗi về CN- VN ? Chữa các câu mắc lỗi ở BT 1 ntn ?
3- Phát hiện lỗi về cấu tạo ngữ pháp trong những câu sau và chữa lại cho đúng :
a) Sau nhiều năm miệt mài học tập bảo vệ luận văn xuất sắc.
b) Bài thơ Tấm ảnh Tố Hữu ca ngợi khí thế hiên ngang của nữ du kích Việt nam.
4- Phát hiện câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu và chữa lại cho đúng :
a) Học sinh lớp 1 là trình độ phát triển có những đặc trưng riêng.
b) Đặc biệt với đôi tay và cặp mắt tinh tường của thợ trẻ làm ghe xuồng Ngã Bảy sắc sảo hơn.
c) Bà em tuy đã tám mươi tuổi nhưng mắt còn tinh lắm. Đêm tối bà vẫn xâu chỉ luồn kim may vá.
Hoạt động4 : Hướng dẫn luyện tập ở nhà
 - Làm BT còn lại.
- Chuẩn bị bài mới: 
* Điều chỉnh kế hoạch :
..
. .
Ngày soạn : 6-9-2008
Tiết 7 + 8 : 
 ôn tập về dấu câu.
A- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
- Hệ thống những dấu câu đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
- Hiẻu được công dụng của các loại dấu câu: Dấu chấm, dấu hỏi. dấu chấm than, dấu phẩy.
- Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.
- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.
B. Tiến trình lên lớp:
- Kiểm tra bài cũ :
? Em đã học những loại dấu câu nào ? Lấy VD về một loại dấu câu.
- Bài mới :
1- Gv cho Hs nhắc lại vị trí của các loại dấu câu đã học.
- Dấu chấm, chấm hỏi , chấm than thường đặt ở cuối câu để kết thúc câu ( đánh dấu câu đã hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp và tách biệt với câu tiếp theo )
- Dấu chấm đặt ở cuối câu trần thuật và câu cầu khiến.
- Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn.
- Dấu chấm than đặt ở cuối câu cảm thán và có khi đặt ở cuối câu cầu khiến.
-> Trong trường hợp trên, dấu câu được dùng để biểu thị mục đích nói của câu.
2- GV cho HS nhắc lại công dụng của các loại dấu câu trên.
- Đôi khi, dấu chấm hỏi và dấu chấm than còn dùng để biểu thị một thaí độ nghi ngờ, châm biếm trong nội dung câu. Trong những trường hợp đó, dấu câu được đặt trong dấu ngoặc đơn đứng sau từ ngữ chứa nội dung bị nghi ngờ hay châm biếm.
3- GV cho HS nhắc lại vị trí, công dụng của dấu phẩy.
- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.
 + Ranh giới giữa thành phần phụ với CN và VN.
 + Ranh giới giữa các từ ngữ có chức vụ giống nhau.
 + Ranh giới giữa từ ngữ với phần chú thích của nó.
 + Ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
 4- Luyện tập :
* Bài tập 1 : Ghi dấu phẩy, chấm, chấm hỏi hay chấm than vào những chỗ thích hợp trong đoạn trích sau đây ( có thể viết hoa những chỗ cần thiết ) :
a) Chiếc cáng nhẹ bỗng lao về phía trước... cặp chân ngắn của Đào loạng choạng như bị kéo đi ...chị kêu lên :
- Ông mãnh ơi... đi ngắn bước chứ...
Gió vẫn thổi dào dạt khắp cánh bãi...Huân vừa bước những bước dài vừa nói to :
- Gió mát quá nhỉ...thế là năm nay ở đất Điện Biên không có gió lào...
( Nguyễn Khải )
b) Ngày xưa...có một cô bé ham chơi biếng học...từ nhà đến trường...cô bé đi 
qua một khu rừng đầy hoa...cô chạy nhảy ở đó quên cả việc học...một bà Tiên 
hiện ra :
- Sao cháu không đi học mà lại la cà như vậy...
- Ôi ... cháu chỉ thích rong chơi thôi...bà hãy chie cho cháu ở đâu có nhiều hoa đẹp...
 Bà Tiên thấy cô bé chỉ thích chơi không chịu học nên đã biến cô thành một con bướm...
( Nguyễn Thị Châu Giang )
* Bài tập 2 : Dấu câu trong đoạn trích sau đây có chỗ dùng sai. Hãy chỉ ra và chữa lại cho đúng :
a) Nhà ông hai lao động chính cả, lại một cẳng trâu, cấy sáu sào ruộng, cứ gọi phen này lúa ai tốt hơn ai ? Khối người còn ở ngoài tổ kia, để người ta chết chắc ! Đời ông cầm cày theo trâu từ thuở mười bốn, ăn cơm mẻ bát thiên hạ, ông còn kém cạnh nỗi gì mà bây giờ lại phải để cho cái thứ trẻ ranh chùi mũi không sạch nó dạy khôn ông ?
 ( Vũ Thị Thường )
b) Lá nguỵ trang rung nghiêng ngả. Đoàn bộ đội trông như khu rừng trong cơn gió to. Cáng tre, cầu, sọt, thang nhấp nhô, lúc lắc.
- ái chà, dân công chạy khoẻ nhỉ ?
-à, ông cụ này tôi đón tay hôm ở cái cầu gãy ấy mà !
- Hoan hô đồng chí bố. Bố chạy có tướt không hả bố ?
- Kìa cụ Thuỳ, bộ đội hoan hô kìa.
- Hôm nay có được xem súng nổ tận mắt không nào ?
- Mình có được vào đồn một cái không nhỉ ?
- Chạy lên. Chạy lê ... ột, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng”.
1 - đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
Đức tính giản gị của Bác Hồ .
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2 - Đoạn văn viết theo phương thức biểu chính nào?
Miêu tả. C. biểu cảm.
Tự sự. D. nghị luận.
3 - dòng nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên:
Sự giản dị trong đời sống của Bác. 
Sự giản dị trong tác phong của Bác.
Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác. 
Sự giản dị trong quan hệ với mọi người. 
4 - Câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đọc trong đoạn văn trên có vai trò là:
Luận điểm. C. Luận chứng. 
Luận cứ. D. Cả 3 trường hợp đều không đúng. 
5 - Trong các từ sau từ nào là từ láy:
Giản dị. C. Sâu sắc. 
Thâm nhập. D. Chờ đợi. 
6 - Từ nào dưới đây không phải là từ Hán viêt:
Vô địch. C. Bộ óc. 
Nhân dân. D. Chân lý. 
Phần Tự luận:
 Từ đoạn văn trên hãy phân tích một số dẫn chứng trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cách viết của Bác Hồ là rất giản dị.
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm:
1. B
2. D
3. C
4. B
5. C
6. C
II. Phần tự luận: HS viết theo suy nghĩ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29: Ôn luyện
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cho HS hệ thống kiến thức đã học.
- Khắc sâu nội dung các bài trong cả năm.
- Luyện tinh thần học tập cho HS.
II. Các bước tiến hành:
1. Bài tập 1: Hãy điền vào trong ngoặc đơn loại văn bản: BC (biểu cảm), TS (tự sự), ND (nhật dụng), NL (nghị luận) ứng với mỗi văn bản sau đây:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (NL)
2. Cổng trường mở ra. (ND)
3. Tục ngữ (NL)
4. Những câu hát về tình cảm gia đình. (BC)
5. Sông núi nước Nam. (BC)
6. Sự giàu đẹp của tiếng việt. (NL)
7. Đức tính giản dị của Bác Hồ. (NL)
8. Mẹ tôi. (ND)
9. Phò giá về kinh. (BC)
10. Sài Gòn tôi yêu. (ND)
11. ý nghĩa văn chương. (NL)
12. Sống chết mặc bay. (TS)
13. Ca Huế trên sông Hương. (ND)
14. Một thứ quà của lúa non-Cốm. (BC)
15. Rằm tháng giêng. (BC)
16. Sau phút chia ly. (BC)
17. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. (BC)
18. Mùa xuân của tôi. (BC)
19. Những trò lố hay Varen (TS)
20. Cảnh khuya. (BC)
2. Bài tập 2:
 Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” tác giả khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó việc vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
 Hướng dẫn:
Đây là kiểu nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh một vấn đề trong tác phẩm văn học. Cách trình bày có thể khác nhau nhưng HS cần đạt được các ý sau:
1. Giải thích được phép tăng cấp là gì, phép liệt kê là gì?
2. Phép tương phản có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa đam mê cờ bạc của tên quan phủ đi hộ đê. Lấy dẫn chứng để chứng minh.
3. Kết hợp giữa hai phép nghệ thuật này có tác dụng như thế nào trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Lưu ý: Khi làm ý 2, 3 nên có sự so sánh với hình ảnh dân. Tuy nhiên cần tập trung đi vào phân tích hình ảnh tên quan phủ, những dẫn chứng đưa ra trong bài làm cần chính xác và phục vụ đắc lực cho việc giải thích và chứng minh. Bài làm ngắn gọn, rõ ràng.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30: Luyện đề
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cho HS luyện cách làm đề để tổng hợp kiến thức.
2. Kĩ năng: Làm bài khoa học, xác định đề.
3. Thái độ: Có ý thức học bài.
II. Các bước tiến hành:
Phần I. Trắc nghiệm:
Cho đoạn văn sau:
“ Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấp láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời.
- Bẩm quan lớn Đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay giám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa a?
- Dạ, bẩm”
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa câu trả lời đúng nhất.
1. Đoạn văn trên của tác giả nào? Trích trong tác phẩm nào?
A. Phạm Duy Tốn
B. Nguyễn ái Quốc.
C. Sống chết mặc bay.
2. Đoạn văn trên góp phần đắc lực cho sự việc:
A. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân.
B. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
C. Sợ hãi, hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đề đã vỡ.
D. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo đê vỡ.
3. Câu nào là câu đặc biệt, câu rút gọn.
A. Đê vỡ rồi!
B. Da, bẩm
C. Có biết không?
D. Lính đâu?
4. Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào.
A. Nghị luận chứng minh.
B. Nghị luận giải thích.
C. Miêu tả.
D. Tự sự.
5. Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí trong câu sau:
Đê vỡ rồi!
A. ở đây.
B. Ngoài kia.
C. Chỗ bờ sông phía nam đình.
D. Ôi trời ơi!
Phần II. Tự luận:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non và hoa quả trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối chảy nghe mới hay. Em hiểu ý của câu văn trên như thế nào? Phân tích một số dẫn chứng để chứng minh ý kiến của Hoài Thanh là chí lí, sâu sắc.
Đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm
1. D.
2. D.
3. A-RG, B-RG, C-RG, D-ĐB.
4. D.
5. B, C.
Phần II. Tự luận
1. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn bài văn và câu trích.
- Tác dụng ý nghĩa sâu sắc của văn chương đối với người đọc.
2. Thân bài:
a. ý nghĩa và tác dụng giáo dục thẩm mỹ của văn chương đối với người đọc.
b. Nhờ văn chương, nhận thức vẻ đẹp thiên nhiên của con người mới trở nên đúng đắn và tinh tế hơn.
- Nêu và phân tích một số dẫn chứng để chứng minh ý kiến đúng đắn của Hoài Thanh:
a. Phân tích 1-2 cặp câu ca dao cổ truyền:
Gió đưa cành trúc la đà
b. Phân tích một vài câu kiều:
- Cỏ non xanh rợn chân trời
- Dưới trăng quyên đã gọi hè
- Long lanh đáy nước in trời
- Dưới cầu nước chảy trong veo
c. Một đoạn tả cảnh mùa xuân (Mùa xuân của tôi) hoặc một đoạn văn trong “”Dế Mèn phiêu lưu kí”, “Cây tre”
3. Kết bài:
ý nghĩa của văn chương của việc đọc tác phẩm văn chương đối với riêng em.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31: Ôn tập (Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 7)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cho HS hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong bài tập vở “Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 7”
- HS nắm lại kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: Luyện thành thoạ phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc tất cả các bài văn.
II. Các bước tiến hành:
1. Chuẩn bị:
- HS: Đọc các bài tập trong vở “Em tự đánh giá kiến thức Ngữ văn 7”. Bắt tham hái hoa trả lời câu hỏi.
- Ban cán sự: Chuẩn bị câu hỏi và đáp án.
2. Nội dung thực hành:
- GV cho Ban cán sự lớp chuẩn bị hoa, cây hoa.
- Gọi HS lần lượt theo sổ điểm lên hái hoa, đánh giá, nhận xét và cho điểm.
- Số lượng câu hỏi: 33.
- Số HS lên hái hoa: 33.
- Có thể GV hỏi thêm để HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá chung.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 32, 33: Luyện làm đề
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cho HS nắm một số kiến thức đã học về 3 phân môn qua làm đề.
2. Kĩ năng: Luyện cách làm đề trắc nghiệm, tự luận.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tìm tòi.
II. Các bước tiến hành:
Đề bài:
Phần I. Trắc nghiệm.
1. Tìm và giải thích các thành ngữ, tục ngữ trong đoạn lời ca sau đây.
-  giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
- Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
- Nhà bà đây cao môn lệch tộc
Mày là con nhà cua ốc.
2. Dấu chấm lửng dùng để...
A. Nối các từ trong một liên danh.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay nậgp ngừng, đứt quãng.
C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
D. Làm giản, chậm nhịp câu văn (thơ), chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
3. Các biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản và tăng cấp được vận dụng thành công trong tác phẩm nào.
A. Mùa xuân của tôi.
B. Ca Huế trên sông Hương.
C. Sống chết mặc bay.
D. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu.
4. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một văn bản nghị luận chứng minh mẫu mực vì:
A. Hệ thống lập luận rất chặt chẽ, mạch lạc.
B. Hệ thống dẫn chứng rất phong phú, toàn diện và tiêu biểu được nêu và phân tích rất cặht chẽ, đầy sức thuyết phục.
C. Bố cục ba phần mẫu mực, dẫn chứng mẫu mực, lí lẽ lập luận mẫu mực.
D. Vì nó giải quyết một vấn đề chính trị, xã hội quan trọng một cách giản dị, ngắn gọn, ai đọc cũng có thể hiểu vả đồng tình.
Phần II. Tự luận.
Viết một bài văn ngắn để khẳng định văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng việt” của Đặng Thai Mai là một bài văn nghị luận xuất sắc.
Đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm.
2. B, C, D.
3. C, D.
4. C.
Phần II. Tự luận.
Yêu cầu:
1. Đảm bảo một văn bản hoàn chỉnh, không sai các lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, viết câu.
2. Nêu được các luận điểm đánh giá sự xuất sắc của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng việt”.
- Lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Là một văn bản chứng minh nhưng có sự kết hợp giải thích bình luận, các dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, toàn diện.
3. Nêu được một số dẫn chứng cụ thể.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 34, 35: Trả bài kiểm tra chất lượng kì II.
* HĐ1: GV cho HS xem lại bài làm của mình.
* HĐ2: GV nêu yêu cầu của đề.
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 (1.5đ):
a (1đ):
1. 1902
2. 1984.
3. Lương Điền.
4. Thanh xuân.
5. Thanh Chương.
6. Ông hoặc Đặng Thai Mai.
7. Văn học.
8. Uy tín.
(Nếu đúng dưới 2 ý thì không tính điểm. Nếu đúng trên 5 ý đạt 0.75)
b (0.5đ): B
Câu 2 (1đ):
A. 4.
B. 0.
C. 0.
D. 1.
E. 0.
Câu 3 (1.5đ):
a. 
A. Có chủ ngữ chỉ người, vật, thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
B. Bị động người, vật khác.
b (1đ): 
1 (0.25đ). Bài văn được tôi viết bằng chiếc bút này.
2 (0.25đ). Mẹ được tôi yêu vô cùng.
3 (0.25đ). Lòng sông được nắng soi xuống.
4 (0.25đ). Những chú cá đang đùa giỡn dưới nước được tôi ngắm nhìn một cách thích thú.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
1. Mở bài (0.5đ):
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và văn bản “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”.
- Nêu vấn đề cần giải thích.
2. Thân bài:
ý 1 (1.0đ). Giải thích thế nào là những trò lố.
ý 2 (0.75đ). Nêu những trò lố của Varen trước Phan Bội Châu.
ý 3 (1.25 đ). Vận dụng những hiểu biết về văn bnả và lịch sử để giải thích được tại sao những trò đó được gọi là trò lố.
ý 4 (1đ). Thái độ của tác giả.
3. Kết bài (0.5đ):
Khái quát lại vấn đề vừa giải thích và khẳng định lại giá trị của văn bản.
* GV cho HS sửa lỗi và gọi điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 7(10).doc