Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề : Văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề : Văn nghị luận

1.Nhu cầu NL của con người trong đời sống là rất lớn . VBNL là một văn bản kiểu VBQT trong đời sống xã hội của con người , có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những tư tưởng sâu sắc trước đời sống. không có văn NL thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống . Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản của con người thành đạt

2.Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho con người đọc , người nghe một tư tưởng , 1 quan điểm nào đó. Muốn thế , văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng ,có lý lẽ thuyết phục .

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 7899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Chuyên đề : Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : Văn nghị luận
Tuần 1 + 2 :
I.Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận :
1.Nhu cầu NL của con người trong đời sống là rất lớn . VBNL là một văn bản kiểu VBQT trong đời sống xã hội của con người , có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những tư tưởng sâu sắc trước đời sống. không có văn NL thì khó mà hình thành các tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống . Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản của con người thành đạt 
2.Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho con người đọc , người nghe một tư tưởng , 1 quan điểm nào đó. Muốn thế , văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng ,có lý lẽ thuyết phục .
	Văn nghị luận thực chất là văn bản thuyết lý , VB nói lý lẽ nhằm phát biểu các ng/định , tư tưởng , suy nghĩ , quan điểm trước vấn đề đặt ra . Do đó muốn làm văn nghị luận tốt phải có k/n , q/đ , chủ kiến rõ ràng ,biết sử dụng kinh nghiệm , biết tư duy lô gic , đồng thời biết vận dụng các thao tác phân tích , tổng hợp , quy nạp , diễn dịch , so sánh , suy lý nói chung là phải biết tư duy trìu tượng .
	Muốn cho người đọc , người nghe cũng hiểu như mình , đồng tình và ủng hộ những q/n của mình , người viết văn phải có luận điểm rõ ràng , có lý lẽ đúng đắn chặt chẽ rút ra từ sách vở , đời sống , có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục
3. Mỗi người làm văn nghị luận đều phải có luận điểm , luận cứ và lập luận để dẫn đến luận điểm . Đây là 3 yếu tố quyết định làm nên văn nghị luận trong đó yếu tố L/đ là quyết định nhất . nó là linh lồn của bãi văn nghị luận , thống nhất các đ/v thành một khối .
II.Cách làm bài văn nghị luận
1.Quy trình làm bài văn nghị luận 
Bước 1 : Tìm hiểu đề
Việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để xác định luận điểm ( đề bài nêu vấn đề gì )
Xác định đối tượng : phạm vi nghị luận ở đây là gì ?
Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định ?
Đề bài đòi hỏi người viết phải làm gì ?
Bước 2 : Tìm ý , lập dàn ý 
Muốn lập ý cho bài văn nghị luận đầu tiên phải đọc kĩ đề bài để xác định luận điểm ,sau đó biết đặt ? để tìm ý. Người viết cần xác định đúng vấn đề , phạm vị ,tính chất của đề bài . ( Đề văn NL chủ yếu chỉ nêu ra vấn đề của bài làm , còn dùng thao tác nào là tùy cách làm của từng H/S và tùy tính chất của vấn đề . Mỗi t/c như : ca ngợi , phê phán , tranh luận , phân tích , khuyên nhủ ...sẽ quy định cách viết , giọng điệu lời văn của bài viết )
Phải xác đinh luận điểm chính đòi hỏi cần bàn bạc , cho ý kiến quý báu gì ? luận cứ nào cần chứng minh , cho luận điểm .Thông thường muốn tìm luận cứ phải đưa ra câu hỏi : Cho ý kiến gì ? Vấn đề cần phải bàn là gì ? Đ/ng như thế nào ? Vì sao lại có nhận xét như vậy ? Điều đó có lợi hay có hại ? lợi hại cụ thể như thế nào ? Các lý lẽ và dẫn chứng nào có thể phục vụ cho việc thuyết phục mọi người ?
Dàn bài gồm 3 phần .xây dựng lập luận là tổ chức , sắp xếp các lý lẽ , luận cứ theo một trình tự nhất định để luận điểm của người viết có sức thuyết phục .
Bước 3 : Viết bài
Bước 4 : Đọc và sửa chữa:
Những kiểu bài thường gặp
A.Lập luận chứng minh
I.Khái niệm : 
- Chứng : chứng cớ, bằng chứng , dẫn chứng , nhân chứng , vật chứng chứ khôn phải trứng
- Minh : làm sáng tỏ , rõ ràng
	Chứng minh bài văn NL là phép lập luận dùng các lý lẽ , chứng cứ xác thực , đáng tin cậy được mọi người thừa nhận để làm sáng tỏ một luận điểm nào đó , 1 ý kiến , 1 nhận định , 1 đáp án là đúng hay sai , có lợi hay có hại , đáng tin hay không đáng tin .
	Các lí lẽ , dẫn chứng trong khi chứng minh phải được sắp xếp trình bày theo một hệ thống nhất định , có thể theo trình tự xưa – nay , xa – gần , rộng – hẹp , riêng – chung , khái quát – cụ thể ( và ngược lại ) , tùy dụng ý của người viết .
	Các dẫn chứng ( số liệu , sự kiện , hiện tượng ,danh ngôn , thơ văn ...) phải chính xác , tiêu biểu và toàn diện.
II .Cách làm bài văn chứng minh :
Bước 1 : Tìm hiểu đề , tìm ý : Đọc kỹ đề bài và tìm hiểu
Xác định vấn đề cần chứng minh là vđề gì ?
Phạm vi đến đâu 
các dẫn chứng có thể tìm ở nguồn nào ?
Vấn đề và yêu cầu c/m nằm ngay trong đề bài , vì vậy khâu tìm hiểu đề bài rất quyết định , quyết định phương hướng đúng đắn cho bài viết hay nói .
 Thông thường dẫn chứng có thể lấy từ trong đời sống , trong lịch sử , sách vở : Làm một bài văn chứng minh một vấn đề về đạo đức , xã hội chủ yếu cần dẫn chứng trong đời sống ; còn làm bài c/m một vấn đề về nđ định văn học thì chủ yếu lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học .Cũng có vấn đề đòi hỏi lấy dẫn chứng từ cả hai nguồn trên .
	Dẫn chứng phải đảm bảo tính đúng đắn , xác thực căn cứ trên sách vở và nguồn đáng tin cậy .
	Lập luận : là cách xắp xếp trình bày d/c sao cho có hệ thống , tập trung ,chặt chẽ . Điều này đòi hỏi lập luận của người viết . Cách sắp xếp d/c mach lạc , lớp lang sẽ đạt hiệu quả cao . ngược lại sẽ lộn sộn rời rạc , không tập trung làm rõ vấn đề .
Bước 2 : Lập dàn bài
MB : Nêu vấn đề cần chứng minh và giải quyết của mình
TB : Chứng minh lần lượt mọi khía cạnh của vấn đề 
Giải thích khái niệm , từ ngữ ...
C/m bằng lý lẽ xác thực , dẫn chứng đúng đắn 
KB : Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh
Bước 3 : Viết bài 
Dựng từng đoạn
MB : Đi thẳng
 Suy từ cái chung đến cái riêng
	 Suy từ tâm lý con người
TB : Có từ ngữ chuyển đoạn , chuyển ý hợp lý : thật vậy ; đúng vậy ; trước hết ... 
KB : Hô ứng với mở bài . Có thể dùng từ tóm lại ; vấn đề chủ yếu ...
Bước 4 : Đọc lại và sửa 
III. Luyện tập :
	Đề bài1: Hãy chứng minh rằng : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
	Yêu cầu : 
Kiểu bài : lập luận chứng minh
Nội dung : bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ị tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của con người .
Đây là bài văn NL rất gần gũi với mọi người . Cần làm rõ vai trò của rừng trong đời sống của con người về mọi phương diện . cần đưa được dẫn chứng chân thực về ảnh hưởng của rừng đối với đời sống cũng như dẫn chứng về thảm họa do con người triệt phá rừng mà gây ra
	Phạm vi dẫn chứng là thực tế cuộc sống 
Lập dàn ý :
Mở bài : Nêu vấn đề cần chứng minh 
Thiên nhiên ưu đãi cho đn rừng vàng biển bạc . rừng mang lại cho con người những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất , và hơn thế nữa , cao hơn giá trị vật chất , rừng còn chính là cuộc sống của chúng ta .
Thân bài : Lần lượt c/m từng vấn đề 
bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người 
Rừng cho gỗ quý , dược liệu . khoáng sản , động thực vật đa dạng
Rừng thu hút khách du lịch sinh thái
Rừng góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng 
“ Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù ...Rừng đã cùng con người đánh giặc , bảo vệ cách mạng ...”
V.v.
Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cân bằng sinh thái , bảo vệ môi trường sống của con người . 
Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài động thực vật , trong đó có những loài vô cùng quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của thế giới . Nếu ngôi nhà chung ấy không được bảo vệ sẽ dẫn đến hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá hoại rừng ở Bình thuận là một ví dụ .
Rừng là lá phổi xanh vô cùng quan trọng điều hòa không khí...
Rừng ngăn nước lũ , chống xói mòn , điều hòa khí hậu.
ở Việt nam từ bắc chí nam lũ lụt bão gió xẩy ra liên miên nhiều năm qua là bởi rừng bị khai thác , chặt phá vô kế hoạch thêm vào đó là việc ô nhiễm nguồn nước , bệnh dịch phát sinh...
Kết bài : Sự sống của con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên , trong đó có rừng .
Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Phải biết khai thác rừng một cách có hiệu quả , cấm chặt phá bừa bãi
trồng rừng ,phát triển rừng
Hãy bảo vệ cuộc sống của chúng ta bằng cáh bảo vệ rừng giữ vững màu xanh cuộc sống
 Đề số 2 : Hãy chứng minh rằng văn học đã mở rộng sự hiểu biết và nâng cao t/c đói với q/h đn cho mỗi chúng ta 
	Yêu cầu : 
Kiểu bài : Chứng minh
Nd cần ch/m : Văn học đã .... chúng ta
P/v d/c Các t/p đã học và học thêm trong chương trình
 Lập dàn ý :
Mở bài : Giải quyết vấn đề của văn học nói chung trong chức năng cung cấp kiến thức , bồi dưỡng t/c cho con người nói riêng
Thân bài : 
ý 1 : Chứng minh văn học đã mở rộng sự hiểu biết của con người : 
Tác phẩm văn học cho ta hiểu biết về lịch sử , địa lý của các vùng miền của đất nước ta .
Dẫn chứng : 
- Truyền thuyết ... 
Ca dao dân ca
Tác phẩm văn học cho biết về đ/s t/c của ông cha ta ... ..... ( d/c ca dao , dân ca )
Tác phẩm văn học cho biết cuộc sống của con người ở mỗi miền đất nước và những miền đất lạ trên thế giới . ( d/c văn học trong nước và nước ngoài )
ý 2 : Chứng minh văn học đã bồi dưỡng nâng cao t/c và qhđn
Tác phẩm văn học bồi dưỡng tình yêu quê hương ( d/c ca dao , tùy bút )
Tác phẩm văn học bồi đắp tình yêu đất nước ( d/c ca dao , tùy bút , thơ ...
ý 3 : Khẳng định vai trò của văn học trong việc mở rộng hiểu biết và bồi dưỡng t/c trong >< qh , đn , cmc
Kết bài : Xác định thái độ đúng đắn với việc học văn , làm văn .
Đề số 3 : Bàn về vai trò vị trí của nhà văn trong xã hội có người cho rằng “ Nhà văn là kĩ sư tâm hồn “ . Em hãy giải thích ý kiến trên .
	Yêu cầu : Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình ngữ văn 7 , hãy làm sáng rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người .
	Đề số 4 : Văn chương sẽ là hình dạng của sự sống muôn hình vạn trạng chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống ( bốc phét chỉ sáng tạo ra cuộc sống thôi )
	Đề số 5 : cách viết của bác rất giản dị...
	Đề số 6 : Bản chất của viên quản gia ( trong chuyện ngắn của SCMB
Tuần 3,4 	B . Lập luận giải thích 
Giải thích trong văn NL là: làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng , đạo lí , p/c , q/hê. ...Cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức ,trí tuệ , bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người .Người ta thường giải thích bằng các cách sau :
Nêu định nghĩa 
Kể ra các biểu hiện 
So sánh đối chiếu với các hđ khác 
Chỉ ra các mặt lợi hại , nguyên nhân , hậu quả của hành động , vấn đề được giải thích .
Ví dụ : Giải thích về lòng khiêm tốn :
Đ/ngh : khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản của con người 
Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn
Chỉ ra cái lợi , cái hại của lòng khiêm tốn.
Nêu rõ lí do cần phải khiêm tốn
Tất cả những điều trên nhằm giải thích cho người khác hiểu rõ nội dung của khái niện lòng khiêm tốn .
Khi giải thích , lí lẽ phải rõ ràng , dễ hiểu , chặt chẽ sắc bén thể hiện một quan điểm , một lập trường đúng đắn , tiến bộ , phù hợp với chân lí khách quan thì mới có sức thuyết phục .
	Để đảm bảo cho lí lẽ có sức thuyết phục , người giải thích cũng cần phải nêu dẫn chứng nhưng không cần phân tích dẫn chứng ,chỉ đưa ra một cách thoáng qua , chỉ gợi ra mà thôi .
	Muốn giải thích một vấn đề thì phải tìm đủ lí lẽ để giảng giải , cắt nghĩa vấn đề đó . Muốn tìm được lí lẽ thì ... sáng của tiếng Việt ? Hãy lấy vài dẫn chứng trong thơ ca để chứng minh sự trong sáng của tiếng Việt .
	Tư liệu : 
	Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của cả một quá trình phấn đấu . Trong và sáng luôn đi đôi với nhau . Trong nghĩa là trong trẻo , trong sạch , rõ ràng . Sáng được hiểu là sáng sủa , dễ hiểu . Trong sáng là rõ ràng dễ hiểu . Những khái niệm , nhận thức , suy nghĩ ... mà chúng ta tư duy rõ ràng thì lời diễn đạt cũng được minh bạch , khúc chiết dễ hiểu . Chữ sáng thiên về nội dung , suy nghĩ , tư duy ; Chữ trong thiên về cách diễn đạt , về hình thức . Trong và sáng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như nội dung với hình thức .
	Tiếng Việt ta rất giàu đẹp và sáng sủa . Ví như những câu thơ trong truyện Kiều mà người Việt nam ta từ trẻ đến già đều thuộc làu và nhớ kỹ , như câu :
	“ long lanh đấy nước in trời 
	Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng “
	Đây là 2 câu thơ trong sáng vào bậc nhất toàn quốc .giữa mấy ngàn câu thơ trong sáng của truyện Kiều . Nguyễn Du đã dùng những lời thơ trong sáng mà tả ánh sáng của mùa thu tháng 8 , trong vắt tỏa sáng vạn vật . ánh mặt trời mùa thu sáng tỏ và không gay gắt cùng với không gian yên lặng trong lành dưới trời thu làm nổi bật từng đường nét , màu sắc và xa gần của cảnh vật . Những làn khói biếc trên thành cổ , trời nước in nhau , núi xa phơi mình dưới nằng vàng ... Lời thơ , cảnh thơ , tình thơ đều phơi phới mà hết sức trong sáng .
Tháng 3 :
Tuần 1 + 2 
Đề 1 : Có nhận định rằng : “ PDT đứng về giá những người yếu đuối , bênh vực bọn dân đen sống nheo nhóc trong lụt lội bên cạnh những quan phụ mẫu vô nhân đạo .”
	Bằng truyện ngắn SCMB , em hãy làm sáng tỏ nđ.
Gợi ý : 
XHCN đầu thế kỉ XX : Dân nghèo sống lầm than khốn khổ
Giải thích nhận định
Giới hạn vấn đề : C/m bằng tác phẩm SCMB
Hai cảnh đối lập tương phản : Ngoài đê >< trong đình
dân >< Quan
Kiệt sức >< vui vẻ , to béo , khỏe mạnh
Đê vỡ >< ù ván bài to
	Phụ mẫu chi dân : Quan cha mẹ dân
Giải thích hiện thực và ngt của tp
Thân phận người lao động , người dân trong xã hội bất công
Lên án mạnh mẽ thói vô trách nhiệm , bản chất “lòng lang dạ thú “ mất cả nhân tính của bọn quan lại
Bày tỏ niềm cảm thương , xót xa cho cảnh “ nghìn sầu muôn thảm “ của dân đen trong nạn vỡ đê .
Thành công trong việc kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp cùng việc xây dựng nhân vật quan phụ mẫu qua cử chỉ ngôn ngữ , hành động , khung cảnh để thể hiện bản chất của từng nhân vật
Nhân vật quan phụ mẫu là chính được tả tập trung khắc họa từ nhiều phương diện , với những chi tiết vừa cụ thể vừa tiêu biểu , đặc sắc .
Cảnh sinh hoạt trong đình
Cử chỉ hành động
Ngôn ngữ đối thoại
Đề bài : 
Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với PBC lại được NAQ gọi là những trò lố ?
Yêu cầu :
Giải thích một vấn đề trong tác phẩm văn học.
Nội dung : Lý do gọi những trò lố mà Va ren bày ra với PBC .Nghĩa đen không phân tich , những tấn trò mà va ren bày ra với PBC lố như thế nào ?
Dàn ý :
Mở bài : 
Giới thiệu sơ lược truyện ngắn
Nêu luận điểm 
Thân bài : 
Giải tích
Giải thích thế nào là những trò lố ? : 
Đó là những trò lố bịch không chỉ đáng cười mà còn đáng khinh .
Những trò mà Va ren bày ra với PBC bị NAQ gọi là những trò lố là vì thực sự là những trò hề mang tính chất lố bịch 
 Chứng minh : 
Chứng minh những trò đó lố bịch như thế nào ?
 Đó là những lời hứa nửa chính thưc sẽ chăm sóc tới vụ PBC 
Đó là một trò hề mị dân : tên toàn quyền mới đén tận hỏa lò gặp tù nhân nguy hiểm PBC . tại đây , trò lố bịch chính thức được lần lượt trình diễn . D/c : “ Tôi đem tự do đến cho ông đây “ tay nâng chiếc xiềng xich xiết chặt cổ tay...màn độc thoại : vuốt ve , dụ dỗ , quyến rũ , mua chuộc , bịp bợm , trắng trợn ...ị bản chất xảo trá
Kết bài : Thán phục ngòi bút trào lông sâu sắc của tác giả . Kính phục PBC , khinh bỉ Va ren ...
Tuần 3 + 4 
Đề bài : 
	Câu 1 : Em nòi gì với các bạn về việc học nói trong câu tục ngữ “ Học ăn , học nói học gói , học mở “ ?
Yêu cầu : 
Khái quát giá trị chung của tục ngữ 
Nội dung của câu tục ngữ : 
Học ăn , học gói , học mở ị cần thiết 
Rèn luyện tấm lòng chân thành
Cần rèn luyện thói quen văn minh trong cả cuộc đời .
Câu 2 : Chứng minh qua ca dao , người bình dân Việt namđã thể hiện những tình cảm tha thiết và cao quý của mình .
Yêu cầu :
Kiểu bài : Chứng minh
Nội dung : Những tính chất thiết tha cao quý trong ca dao
Dẫn chứng : ca dao VN
Những ý cần có : 
ý 1 : Giải thích những tính chất cao quý và thiết tha là gì ? : Đó là những tính chất tốt đẹp : tyqhđn , tc gia đình , tình người . tình dt...gắn bó thiết tha với cđ của mỗi con người .
ý 2 : Chứng minh : Tính chất cao quý thiết tha đó thể hiện ở tình yêu quê hương đất nước như thế nào ? ( T/ y ,niềm tự hào ,sự gắn bó với làng xóm qh ) .
Dẫn chứng : ca dao về tình yêu quê hương đất nước 
Thể hiện ở tình yêu thương đùm bọc che chở đoàn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm , tình dân tộc .
Dẫn chứng : Nhiễu điều phủ lấy... ; Bầu ơi thương lấy bí cùng ....
Thẻ hiện trong tình cảm gia đình sâu sắc , nồng nàn , thiêng liêng như tình mẫu tử , phụ tử , nghĩa anh chị em ...
Dẫn chứng :Ca dao về tình cảm gia đình
Đó còn là tình cảm vợ chồng hạnh phúc , thủy chung , gắn bó yêu thương hòa hợp trong tổ ấm gia đình .
Dẫn chứng : Râu tôm...; Sông dài ... ; Một thuyền ...
Đó còn là tình gắn bó với công việc làm ăn và những con vật thân thuộc 
 Dẫn chứng : Trâu ơi.... ; Cày đồng ...
Kết bài : Ca dao là tiếng hát trái tim , là nguồn sữa nuôi dưỡng UBND ị tình cảm thiết tha ,cao quý
Đề luyện tập :
1) Bài tập cảm thụ: ( 3 đ)
 Thì thầm
 ( Phùng Ngọc Hùng )
	 Gió thì thầm với lá	 Trời mênh mông đến vậy
	 Lá thì thầm cùng cây	Đang thì thầm cùng sao
	 Và hoa và ong bướm	Sao trời tổng yên lặng
	 Thì thầm điều chi đây	Lại thì thầm cùng nhau
	 2) Chọn một trong hai đề sau : ( 5 đ )
 Đề 1 : CMR : Ca dao than thân đã diễn tả một cách thật xúc động những đăng cay cơ cực của người lao động , đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa .
 Đề 2 : CMR : ca dao nói riêng , thơ ca Việt nam nói chung đã biểu hiện đa dạng , phong phú tình yêu quê hương đất nước .
Trắc nghiệm : ( 2 đ ) 
Tác giả nào được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn hóa- nghệ thuật năm 2000 ?
Phạm Duy Tốn ; B. Hoài Thanh ; C.Phạm Văn Đồng ; D.Đặng Thai Mai
Văn bản “ ý nghĩa vc “ Của HT được viết theo PTDĐ chính nào ?
 A.Tự sự ; B.Miêu tả ; C .Biểu cảm ; D Nghị luận
	 3) Văn bản nào đã khắc họa một cách rất sâu sắc nét 2 người vật với 2 tính cách đại diện cho 2 lực lượng đối lập nhau thời P ở nước ta ?
 A.Sống chết mặc bay ; B.Những trò lố hay Va ren và PBC
 C. Quan âm Thị Kính ; D.Cả 3 đáp án trên
	 4) Câu “ Sống, chiến đấu , lao động và học tập theo gương Bác hồ vĩ đại “ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
 A.So sánh ; B.ẩn dụ ; C. Hoán dụ ; D.Liệt kê
Gợi ý :
Bài tập cảm thụ:
Thơ là kết quả của những rung động sâu sắc và mãnh liệt của thi nhân trước tình yêu và trước cuộc đời . Thơ của Phùng Ngọc Hùng cũng không nằm ngoài quy luật đó của thơ ca . Bài thơ “ Thì thầm “ nhắc nhở nhẹ nhàng mỗi người chúng ta : Hãy biết lắng nghe để có được sự đồng cảm , để được tin cậy , san sẻ những thì thầm trong cuộc sống .
Cái ý bao chùm bài thơ là một sự giao hòa chia sẻ không chỉ của con người , mọi vật , mọi loài mà cả đến trời sao xa tít tưởng như giá lạnh , cách trở ngìn trùng , nhưng dưới ngòi bút của tác giả đã trở nên rất người , trở nên thơ trẻ xiết bao.
Gió thì thầm cùng lá
Lá thì thầm cùng cây
	Sự tưởng tượng “ Gió thì thầm cùng lá “ thật dễ thương , dễ thấy : Có gió thổi qua thì lá bắt đầu lay động rung rinh , xào xạc , lao xao , rì rào . Những lay động cơ học tạo ra âm thanh ấy tạo thành lời của gió thì thầm cùng lá. Tác giả nói được những điều mà ai cũng phải gật gù : Đúng thật , thế mà mình không nghĩ đến , chẳng nói được .
	Người làm thơ là người có tầm nhìn xa trông rộng để nghe thấy , cảm thấy , đặc biệt là biết xúc động với những ẩn dấu sâu kín , những khoảnh khắc một lần lóe sáng vụt hiện ...
	Từ đó : gió , lá , hoa, ong, bướm lên đến tận trời cao xa tít vô cùng cũng nằm trong mối giao hòa thì thầm đó :
	Sao trời tưởng yên lặng
	Lại thì thầm cùng nhau.
	Nếu kể đến cả đề bài thì hai chữ “ Thì thầm “ được nói tới sáu lần . đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả . Chữ “ Thì thầm “ là để chỉ mối quan hệ thân thiết đồng cảm . bởi có ai lại đi thì thầm với một người xa lạ hay một người quen biết nhưng thếu sự đồng cảm ? Đã thì thầm nghĩa là đã thân thiết lắm rồi ! 
	Thế là cả bài thơ trở thành cái nôi của tình ban bè thân thiết , thành tiếng gọi của sự đồng cảm giao hòa thành ước mơ cuộc sống thân thiện trong mỗi con người mỗi cộng đồng. 
	Tác giả chỉ nói về tiếng của thiên nhiên , món quà quý báu tạo vật dành tặng con người ,chỉ nói về cảnh vật nhưng cuối cùng là muốn nói tới con người với các em , các bạn với mỗi chúng ta ... Sung sướng thay trong cuộc đời mỗi chúng ta trong hành trình cuộc sống ta có những người bạn thân thiết để mà thì thầm chia sẻ vui buồn trong cuôc sống . mỗi chúng ta hãy phấn đấu làm sao để trở thành những người đáng tin cậy , được người khác san sẻ thì thầm .
	Chuyện thơ đã trở thành chuyện đời .Đó cũng chính là mục đích của thơ ca.
gắn bó nên gia đình , làng xã và cộng dân tộc bền vững , là những đạo lý truyền thống duy trì cuộc sống sâu rễ bền gốc đó . Tất cả đều được tục ngữ ghi nhận trân trọng , diễn đạt thấu lý đạt tình tinh tế dần theo tháng năm. Lòng thương người , biết ơn , tình đoàn kết ... là những bài học lớn về cách sống đệp , sống làm người , một con người chân chính.
	Ví dụ : Thương người như thể thương thân
	Ăn quả nhớ kẻ trông cây
	Uống nước nhớ nguồn 
	Chim có tổ người có tông...
Mỗi câu diễn đạt một ý tưởng. Người đọc , người nghe bằng kinh nghiệm sống của mình tự liên tưởng suy ngẫm để tìm ra cái thực , cái tốt , cái đẹp , cái đúng mà tự điều chỉnh mình trong mọi mối quan hệ ở đời . Càng đọc càng suy ngẫm , ta càng phát hiện ra vẻ đẹp của những câu tục ngwxtwowngr như rất thông thường đó .Những đạo lý ấy luôn luôn đúng với mọi thời , mọi thế hệ con người .
	Kết luận :
	Là tiếng vang trực tiếp của kinh nghiệm nẩy sinh từ thực tại , tục ngữ có được một môi trường tồn tại ứng dụng rộng rãi hơn bất cứ thể loại văn học dân gian nào . Đó là toàn bộ moi lĩnh vực của đời sống . Và chỉ trong đời sống , những câu tục ngữ ngắn tới mức không thể ngắn hơn được nữa mới bộc lộ đầy đủ nhất sức mạnh của ngôn từ . Bao nhiêu nghĩa hàm ẩn trong đó có dịp bùng nổ , xuất hiện hoặc nẩy sinh bất ngờ nói lên sự thông minh linh hoạt tài hoa của người nói và cả khả năng đàn hồi đến vô tận của bài học kinh nghiệm được nén chặt bên trong cái vỏ ngôn từ .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de nghi luan 7.doc