Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra học kì II thời gian : 90 phút

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra học kì II thời gian : 90 phút

I/ Trắc nghiệm(5đ)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi.Vợ chưa biết thì chồng bảo,em chưa biết thì anh bảo,cha mẹ không biết thì con bảo,người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo,các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng,các chủ ấp ,chủ đồn điền,chủ hầm mỏ,nhầmáy thì mở lớp học cho những tá điền,những người làm của mình.

Phụ nữ lại càng cần phải học,đã lâu chị em bị kìm hãm,đây là lúc chị em phải cố gắngđể kịp nam giới,để xứng đáng mình là một phần tử trong nước,có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Đề kiểm tra học kì II thời gian : 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II
Thời gian : 90’
I/ Trắc nghiệm(5đ)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi.Vợ chưa biết thì chồng bảo,em chưa biết thì anh bảo,cha mẹ không biết thì con bảo,người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo,các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng,các chủ ấp ,chủ đồn điền,chủ hầm mỏ,nhầmáy thì mở lớp học cho những tá điền,những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học,đã lâu chị em bị kìm hãm,đây là lúc chị em phải cố gắngđể kịp nam giới,để xứng đáng mình là một phần tử trong nước,có quyền bầu cử và ứng cử.
Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
(Ngữ văn 7-tập 2)
1/ Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A/ Chống nạn thất học
B/ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
C/ Học thầy,học bạn
D/ ích lợi của việc đọc sách
2/ Tác giả đoạn văn trên là ai?
A/ Hồ Chí Minh
B/ Băng Sơn
C/ Nguyễn Thanh Tú
D/ Thành Mỹ
3/ Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A/ Biểu cảm 	 	C/ Miêu tả
B/ Tự sự	D/ Nghị luận 
4/ Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?
A/ Thể hiện tinh thần chăm học của nhân dân ta
B/ Nhấn mạnh vai trò của việc học
C/ Cụ thể hoá những công việc để chống nạn thất học 
D/ Vai trò của người phụ nữ trong việc chống nạn thất học
5/ Trạng ngữ trong câu “Phụ nữ.ứng cử”là:
A/ Phụ nữ lại càng cần phải học
B/ Đã lâu chị em bị kìm hãm
C/ Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới
D/ Có quyền ứng cử và bầu cử
6/ Câu “Công việc này giúp sức” là loại câu gì?
A/ Câu rút gọn
B/ Câu bị động	
C/ Câu chủ động
D/ Câu đặc biệt
7. Xác định thể loại của cụm từ “Người ăn người làm”
A/ Tục ngữ
B/ Thành ngữ
C/ Cụm danh từ
D/ Cụm độnh từ
8. Nghĩa của cụm từ “Người ăn người làm” là gì?
A/Những người siêng năng,chịu khó làm việc
B/ Những người giúp việc trong nhà
C/ Người nông dân thuê ruộng của chủ để trồng trọt
D/ Người công nhân lao độnh ở đồn điền
9.Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống của câu khuyết “Chống nạn thất học là..”để tạo thành câu đúng nghĩa với đoạn văn trên.
A/ Một khẩu hiệu
B/ Việc cần làm ngay
C/ Việc quan trọng
D/ Việc cần thiết
10. Nếu viết “mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức” thì câu văn mắc lỗi nào?
A/ Thiếu chủ ngữ
B/ Thiếu vị ngữ
C/ Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D/ Thiếu bổ ngữ
II.Tự luận (5đ)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “Không thầy đố mày làm nên” nhưng có lúc lại khẳng định “Học thầy không tày học bạn”.Hai câu tục ngữ này có chỗ nào mâu thuẫn không?Em hãy giải thích 2câu tục ngữ đó.
Đề kiểm tra học kì II
Thời gian : 90’
I. Trắc nghiệm (5đ)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:
	Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
	Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung  . Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng .
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
C- ý nghĩa của văn chương
D- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Chau
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A- Hồ Chí Minh
B- Phạm Văn Đồng
C- Trường Chinh
D- Lê Duẩn
3. Đoạn văn trên được sáng tác theo phương pháp biểu đạt nào?
A- Miêu tả
B- Biểu cảm
C- Nghị luận
D- Tự sự
4. ý kiến nào sau đây đúng với nội dung phần Mở bài của một bài văn chứng minh?
A- Nêu luận điểm cần phải chứng minh
B- Nêu lí lẽ để chứng minh luận điểm
C- Nêu dẫn chứng để chứng minh luận điểm
D- Nêu ý nghĩa của luận điểm
5. Câu văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” là loại câu gì?
A- Câu đặc biệt
B- Câu chủ động
C- Câu bị động
D- Câu rút gọn.
6. Luận điểm trong đoạn văn trên thể hiện cụ thể ở câu văn nào?
A- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
B- Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
C- Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
D- Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng .
7. Sự xuất hiện của ba cụm từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong một câu văn nhằm thể hiện mục đích gì?
A- Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm
B- Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của thời đại Hai Bà Trưng
C- Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của Trần Hưng Đạo
D- Nhấn mạnh và thể hiện sức mạnh của Quang Trung, Lê Lợi.
8. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A- Văn bản khoa học
B- Văn bản hành chính
C- Văn bản chính luận
D- Văn bản nghệ thuật
9. Dấu phẩy trong câu văn: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung”, được dùng để làm gì?
A- Đánh dấu giữa các từ thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ
B- Đánh dấu giữa các từ có cùng chức vụ trong câu
C- Đánh dấu giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
D- Đánh dấu giữa các vế của một câu ghép.
10. Các mục không thể thiếu trong văn bản hành chính là gì?
A- Quốc hiệu và tiêu ngữ
B- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
C- Địa điểm làm văn bản và ngày tháng
D- Cả ba ý trên
Phần II – Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Hãy tóm tắt văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong khoảng 5 câu.
Câu 2 (3 điểm). Em hãy lập dàn bài và viết phần mở bài cho đề văn sau đây:
Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
Em hiểu như thế nào về câu ca dao trên? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
Đề kiểm tra học kì II
Thời gian : 90’
Trắc nghiệm (5 điểm)
	Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
	Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tếnhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng việt có đầy đủ khảng năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nghệ thuật nào?
A- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
B- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
C- Tiếng Việt giàu và đẹp
D- Có hiểu đời mới hiểu văn
2. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?
A- Miêu tả
B- Biểu cảm
C- Nghị Luận
D-Tự sự
3. Cụm từ “Nói thế nghĩa là nói rằng” có mục đích nghệ thuật gì?
A- Giải thích
B- Chứng minh
C- Biểu cảm
D- Phân tích
4. Vẻ đẹp của Tiếng Việt trong đoạn văn trên được giải thích trên các yếu tố nào?
A- Nhịp điệu
B- Nội dung
C- Cú pháp
D- Không phải ba yếu tố trên
5. Cách lập luận của tác giả ở đoạn văn trên có gì đặc biệt?
A- Ngắn gọn, rõ ràng
B- TRừu tượng
C- Đi từ cụ thể đến khái quát
D- Đi từ khái quát đến cụ thể
6. Trong những câu thơ sau, câu thơ nào có thể dùng để làm dẫn chứng minh hoạ cho ý kiến: “Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp”?
A- 	Em ơi Ba lan mùa tuyết tan
	Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
B- 	Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
C-	Số cô có vợ có chồng
	Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
D-	Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
	Cúi đầu nhớ cố hương
7. Víao dẫn chứng mà em chọn ở câu 6 lại chứng tỏ Tiếng Việt đẹp?
A- Giàu chất nhạc
B- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm với người nghe
C- Dẫn chứng sinh động
D- Ngữ pháp chính xác
8. Câu văn “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.” Là loại câu gì?
A- Chủ động
B- Bị động
C- Rút gọn
D- Đặc biệt
9. Dựa vào những căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng việt là một thứ tiếng hay?
A- Đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng tình cảm của người Việt Nam
B- Là thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng và thanh điệu
C- Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà
D- Tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu
10. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A- Đặng Thai Mai
B- Phạm Văn Đồng
C- Nguyễn Hiến Lê
D- Hồ Chí Minh
Phần II – Tự luận (5 điểm)
“Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là một điều rất cần thiết”
Em hiểu thế nào là sự trong sáng của Tiếng Việt và hãy lấy một vài dẫn chứng trong thơ ca để chứng minh sự trong sáng của Tiếng việt.
Đề 17
Phần I – Trắc nghiệm (5 điểm)
	Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
1. Hoàn thiện các câu sau:
A. Tục ngữ là những câu nói 
B. Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu 
2. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A- Người ta là hoa đất.
B. Một đêm mùa xuân
C. Đêm đã về khuya
D. Mùa xuân đến trăm hoa đều đua nở.
3. Từ “Miêu tả” được dùng với các nghĩa nào trong các nghĩa sau?
A. Chỉ thể hiện sự vật bằng nét vẽ
B. Chỉ thể hiện sự vật bằng lời văn
C. Thể hiện sự vật bằng lời văn hay nét vẽ
D. Cả ba cách trả lời trên đều sai.
4. Câu văn “Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo lí hoài xuân lí hoài nam” đang còn thiếu dấu câu nào?
A. Dấu chấm lửng
B. Dấu chấm phẩy
C. Dấu phẩy
D. Dấu gạch ngang
5. Trong các câu sau, câu văn nào là câu giải thích?
A. Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng giàu và đẹp.
B. Tiếng việt đẹp vì nó hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu vè tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu.
C. Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”, chính là minh chứng cho Tiếng Việt rất hay.
D. Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
6. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chủ động?
A. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc rào.
B. Người ta đã chặt cây phượng vĩ đại.
C. Một nhà sư vô danh xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
D. Nó bị nước bắn vàongười.
7. Trong các lưu ý sau mục nào không đúng khi nói về Chèo?
A. Là loại kịch hát
B. Là hình thức múa dân ca
C. Là việc kể chuyện và diễn kịch dưới hình thức sân khấu
D. Là thể loại chỉ phù hợp với cách đọc diễn cảm
8. Khoanh tròn chữ cái viết hoa (A, B, C, D) với chữ cái số (1, 2, 3, 4) sao cho tên tác phẩm đúng với tên tác giả?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Đặng Thai Mai
B. Sựu giàu đẹp của Tiếng Việt
2. Xuân Diệu
C. Đức tính giản dị của Bắc Hồ
3. Tố Hữu
D. ý nghĩa văn chương
4. Xuân Quỳnh
9. Các câu sau đây, câu nào biến đổi được thành câu bị động?
A. Nó rời nhà lúc bẩy giờ sáng
B. Thầy giáo nhắc nhở nó phải làm bài tập
C. Nó hỏi thầy giáo khi nào thì nó được nghỉ hè
D. Các bạn của em ùa ra khỏi lớp
10. Cụm C-V trong câu “Chế độ người bóc lột người dần dần bị xoá bỏ” giữ thành phần gì trong câu?
A. Phụ ngữ của động từ
B. Phụ ngữ của danh từ
C. Vị ngữ
D. Chủ ngữ
Phần II – Tự thuật (5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra van 7.doc