Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 45 phút

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 45 phút

Câu 1. Tác giả của bài thơ Bạn đến chơi nhà là:

A. Xuân Quỳnh B. Nguyễn Khuyến

C. Hồ Xuân Hương D. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 2. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú

C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết cùng thể thơ với bài thơ:

A.Sông núi nước Nam B. Sau phút chia li

C. Bài ca Côn Sơn D. Qua Đèo Ngang

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1341Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên 	KIỂM TRA 45 phút
Lớp 7	Phân môn: Ngữ Văn 
Điểm
Lời phê
ĐỀ A
I. Trắc Nghiệm(3.5 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Tác giả của bài thơ Bạn đến chơi nhà là:	
A. Xuân Quỳnh	B. Nguyễn Khuyến
C. Hồ Xuân Hương	D. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 2. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát	B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát	D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết cùng thể thơ với bài thơ:
A.Sông núi nước Nam	B. Sau phút chia li
C. Bài ca Côn Sơn	D. Qua Đèo Ngang
Câu 4. Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến thăm nhà là:
Có đầy đủ các thứ để tiếp đãi bạn
Là hoàn cảnh vô cùng ấn tượng
Hoàn toàn không có gì khi bạn đến chơi
Hoàn cảnh nghèo nàn lạc hậu
Câu 5. Ở nước ta bài thơ sông núi nước Nam thường được gọi là:
A. Hồi kèn xung trận	B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
C. Khúc ca khải hoàn	D. Áng thiên cổ hùng văn
Câu 6. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.
Bài thơ sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh.
II. Tự Luận (6.5 điểm)
Câu 1.(2. đ). Chép theo trí nhớ bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Câu 2.(4.5 đ) Có bạn cho rằng cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm.
	Caâu 1 : B	Caâu 2 : B	Caâu 3 : D	Caâu 4 : C	Caâu 5 : B
Caâu 6(1đ)	Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
II. Tự luận.
Câu 1. Hs chép đúng 4 câu thơ trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Câu 2. Hs làm được các ý sau:
Phê phán cái sai của ý kiến(1đ)
Nêu ý kiến của bản thân(3.5)
+ Chỉ rõ sự giống nhau về hình thức, nội dung, ý nghĩa
+ Chỉ rõ sự khác nhau về hình thức, nội dung, ý nghĩa
+ Chỉ ra cái hay của cả hai kết thúctrong hai bài
Họ và tên 	KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I.
Lớp 7	Môn Thi : Ngữ Văn 7. Thời gian 90 phút
Điểm
Lời phê
ĐỀ B
I. Trắc Nghiệm(4 điểm)
Đọc kĩ bài thơ và các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. 
“ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.”
Câu 1. Văn bản trên có tựa đề là gì?
A. Bạn đến chơi nhà	B. Qua Đèo Ngang
C. Bánh trôi nước	D. Xa ngắm thác núi Lư
Câu 2. Tác giả của bài thơ trên là ai?
A. Xuân Quỳnh	B. Nguyễn Khuyến
C. Hồ Xuân Hương	D. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 3. Đèo Ngang thuộc địa phương nào? 
A. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình
B. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh 
C.Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An
Câu 4. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. lục bát	B. Thất ngôn bát cú
C. Song thất lục bát	D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 5. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
A. bình minh	B. buổi chiều
C. xế trưa	D. đêm khuya
Câu 6. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào là từ láy?
A. lom khom, mấy nhà	B. Ta với ta
C. lác đác, lom khom	D. quốc quốc, chen hoa
Câu 7. Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ thứ 3, thứ 4 là gì?
A. so sánh	B. nhân hóa
C. đảo ngữ	D. nói quá
Câu 8. Bài thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
 A.Yêu mến, ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ
II. Tự Luận (6 điểm)
Viết bài văn biểu cảm ( có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự ) theo một trong hai chủ đề sau.
Một kỉ niệm tuổi thơ 
Tình bạn tuổi học trò
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm.
	Caâu 1 : B	Caâu 2 : D	Caâu 3 : B	Caâu 4 : B	Caâu 5 : B
Caâu 6 : C	Caâu 7 : C	Caâu 8 : D	
II. Tự luận.
Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm ( 1.5đ)
Trình bày được những cảm xúc của bản thân về chủ đề đã chọn (2đ)
Đưa được yếu tố tự sự, miêu tả vào bài viết hợp lí (1.5đ)
Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI ABMON VAN 7HKI.doc