Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra tiếng Việt thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra tiếng Việt thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )

Câu 1 : Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ?

 A. Từ có hai tiếng có nghĩa .

 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa .

 C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp .

 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghiã cho tiếng chính .

Câu 2 : Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?

 A. Rạo rực C. Bâng khuâng

 B. Nhà trường D. Xao xuyến

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Kiểm tra tiếng Việt thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS	KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp : . Thời gian : 90’ ( Khơng kể thời gian phát đề )
Tên : ..
Điểm
Lời phê
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đd)
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất :
Câu 1 : Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ?
 A. Từ có hai tiếng có nghĩa .
 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa .
 C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp .
 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghiã cho tiếng chính .
Câu 2 : Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
 A. Rạo rực	 C. Bâng khuâng
 B. Nhà trường 	 D. Xao xuyến
Câu 3 : Từ láy là gì ?
 A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa .
 B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu .
 C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần .
 D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa .
Câu 4 : Từ nào dưới đây là từ láy ?
 A. Nước non 	C. Thân phận
 B. Lận đận 	D. Con cuốc
Câu 5 : Từ nào dưới đây không phải là từ láy ?
 A. Xinh xắn	C. Gần gũi
 B. Đông đủ	D. Dễ dàng
Câu 6 : Trong những từ sau , từ nào là từ láy toàn bộ ?
 A. Mạnh mẽ C. Ấm áp
 B. Mong manh D. Thăm thẳm
Câu 7 : Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian ?
 A. Ở đâu C. Nơi đâu
 B. Khi nào D. Chỗ nào
Câu 8 : Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ?
 Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị và sâu sắc của nhà thơ .
 A. Thiếu quan hệ từ
 B. Thừa quan hệ từ 
 C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp .
 D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết .
Câu 9 : Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ ? 
 A. Tôi với nó cùng chơi .
 B. Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.
 C. Nó cũng ham đọc sách như tôi .
 D. Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt .
Câu 10 : Từ đồng nghĩa là :
 A. Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
 B. Những từ có nghĩa trái ngược nhau .
 C. Những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau .
 D. Những từ phát âm khác nhau và nghĩa cũng khác nhau.
Câu 11 : Cặp từ nào sau dây không phải cặp từ trái nghĩa? 
 A. Trẻ - già	C. Sang - hèn
 B. Sáng - tối	D. Chạy – nhảy
Câu 12 : Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “ Im lặng –Ồn ào”
 A. Tĩnh mịch – huyên náo B. Đông đúc – thưa thớt
 C. Vắng vẻ – ồn ào D. Lặng lẽ – ầm ĩ
 Mỗi câu trả lời đúng +0,25đ
II. PHẦN TỰ LUẬN : 
 1/ Thế nào là từ đồng nghĩa ,trái nghĩa, đồng âm ? Cho ví dụ . (2,5đ)
 2/ Vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt ? Nếu dùng đúng chỗ từ Hán Việt sẽ tạo nên những sắc thái ý nghĩa nào ? cho ví dụ . (3đ)
 3/ Chỉ ra chỗ khác nhau giữa từ ghép chính phụ tiếng Việt và từ ghép chính phụ Hán Việt . (1đ)
 Hình thức : (0,5đ)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra TV.doc