Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập bài 1: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập bài 1: Cổng trường mở ra

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh

-Củng cố nội dung đã học ở bài 1 về:

 Văn bản- ý nghĩa của văn bản

 Từ ghép và mạch lạc trong văn bản

B-Nội dung ôn tập

?HS đọc lại toàn bộ văn bản?

?Phân tích những nội dung chính của văn bản?

 

doc 27 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập bài 1: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ôn tập bài 1
A-mục tiêu bài học
Giúp học sinh
-Củng cố nội dung đã học ở bài 1 về:
	Văn bản- ý nghĩa của văn bản
	Từ ghép và mạch lạc trong văn bản
B-Nội dung ôn tập
?HS đọc lại toàn bộ văn bản?
?Phân tích những nội dung chính của văn bản?
* 1. Cổng trường mở ra.
1. Xuất xứ, chủ đề.
"Cổng trường mở ra" là bài báo của Lý Lan in trên báo "Yêu trẻ", số 166, thành phố Hồ Chí Minh, 1.9.2000.
Văn bản này đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương, tình cảm thiết tha, sâu nặng và niềm tin yêu bao la của người mẹ hiền đối với người con, đồng thời nói lên vai trò to lớn của nhà trường đối với tuổi thơ, đối với mỗi con người. Tác giả đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người, mở ra một chân trời mới đối với tuổi thơ.
2. Phân tích
"Cổng trường mở ra" thuộc loại văn bản biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ đối với con thơ (lên 7 tuổi) qua độc thoại nội tâm của người mẹ hiền. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của đứa con vào học lớp Một.
"Ngày mai con vào lớp Một", con đã "lớn lên" nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thù,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, "hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi" sau khi nghe mẹ nói: "Ngày mai di học, con là cậu học sinh lớp Một rồi". Câu con trai lên 7 đã "lớn lên" về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương và lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con "háo hức" như trước đây "vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa", con cũng ý thức được "ngày mai thức dậy cho kịp giờ", nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành "dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo". Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: "Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo". Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ, hạnh phúc của tình mẫu - tử.
Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại "không ngủ được". Suốt ngày mẹ "không tập trung được vào việc gì cả". Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mền cho chon nằm ngủ, rồi người mẹ "bỗng không biết làm gì nữa". Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi đã lên giường nằm, người mẹ vẫn "trằn trọc". Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. "Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học" vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, "con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này".
"Mẹ tin đứa con của mẹ ...lớn rồi". Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã "chuẩn bị chu đáo". Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ "vẫn không ngủ được". Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêm nay lại vang lên bên tai mẹ: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"... Mẹ lại muốn "khắc sâu... ghi vào lòng con" về cái ngày: "hôm nay tôi đi học". Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy "rất sâu đậm". Mẹ nhớ mãi "sự nôn nao hồi hộp" khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, "nỗi chơi vơi hốt hoảng" khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng...
Lý Lan đã rất "sống" với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ "rạo rực", cứ "bâng khuâng", cứ "xao xuyến" mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu -tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật " là ngày lễ của toàn xã hội". Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phó dọn quang đãng và trang trí tươi vui. ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng đầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng "không có ưu tiên lớn hơn ưu tiên giáo dục thể hệ trẻ cho tương lai". Chính sách về giáo dục được Nhà nước " điều chỉnh kịp thời", vì ai cũng cảm thấy sâu sắc rằng "mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này". ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.
Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... Cử chỉ ấy vừa yêu thương, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng.
"Đi đi con, hãy cam đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Đây là câu văn hay nhất trong bài "Cổng trường mở ra". Mẹ tin tưởng và khích lệ con "cam đảm lên" đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyển cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, "bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày "lớn lên", mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kỳ diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.
Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiễn sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hy vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi...
Tóm lại, bài "Cổng trường mở ra" đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng "không ngủ được
", Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hy vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con.
Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc, vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: "bước qua cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Thế giới kỳ diệu ấy là cả một chân trời văn hoá, khoa học bao la..
HS đọc tiếp văn bản Mẹ tôi, cho biết nội dung chính của văn bản và phân tích nội dung chính của văn bản?
* 2 Mẹ tôi.
1. Một vài nét về tác giả.
Et-môn-đi Đơ A-mi-xi (Edmondo De Amicis) là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của nước ý. Ông sinh ngày 31-10-1846 ở Ô-nê-gli-a, xứ Li-gu-ri-a trên bờ biển tây bắc nước ý, và mất ngày 12-3-1908, hưởng thọ 61 tuổi.
Năm 1866, chưa đầy 20 tuổi; Đơ A-mi-xi đã là sĩ quan quân đội chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất của đất nước. Hai năm sau chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch tới nhiều nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, Ma-rốc, Pháp.v.v.
Năm 1891 Đơ A-mi-xi ra nhập đảng Xã hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
Cuối đời hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với Đơ A-mi-xi chỉ là một. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lý tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
Đơ A-mi-xi để lại một sự nghiệp văn chương rất đáng tự hào, trên nhiều thể loại.
- Về truyện có: "Cuộc đời của các chiến binh" (1868), "Những tấm lòng cao cả" (1886), "Trên đại dương" (1889), "Cuốn truyện của một người thầy" (1890), v.v.
- Về du ký có: "Tây Ban Nha" (1873), "Hà Lan" (1874), "Ma Rốc" (1875), "Côn-ktan-ti-nô-pô-li" (1881), v.v.
- Phê bình văn học: "Chân dung văn hào" (1881).
- Luận văn chính trị - xã hội: "Vấn đề xã hội", "Nội chiến".
Tên tuổi của Đơ A-mi-xi trở thành bất tử qua tác phẩm "Những tấm lòng cao cả". Hơn một thế kỷ quam trẻ em trên hành tinh đều được đọc và học "Những tấm lòng cao cả" của ông.
2. Tác phẩm "Những tấm lòng cao cả". 
Đơ A-mi-xi đặt tên cuốn truyện "Tấm lòng" (tiếng ý: Cuore), mà thế giới quen gọi là "Những tấm lòng cao cả". Cuốn sách được xuất bản năm 1886, khi ông bước vào tuổi 40.
"Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật ký của cậu bé En-ri-cô người ý 11 tuổi, học Tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố mẹ, những truyện đọc hàng tháng, những kỷ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy giáo, cô giáo, bạn bè tuổi thơ, những con người bất hạnh đáng thương, .v.v... Cuốn nhật ký khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau. "Từ biệt" là trang nhật ký cuối cùng ghi lại cảnh thầy giáo đọc danh sách những học sinh được lên lớp. En-ri-cô và nhiều bạn được lên lớp 4. Cảnh từ biệt thầy, cô giáo, từ biệt bạn bè và ngôi trường tuổi thơ được nói đến thật xúc động. En-ri-cô ôm hôn các bạn. Bố cậu nhìn ngôi trường, giọng run run nói: "Vậy thì xin từ biệt!". Mẹ cậu cũng nhắc lại: " Xin từ biệt !". Còn En-ri-cô thì quá xúc động, không thể nói lên được một lời. Cậu đã 12 tuổi...
Tác phẩm "Những tấm lòng cao cả" có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cho cậu con trai En-ri-cô. En-ri-cô ở với bố mẹ dưới một mái ấm gia đình, nhưng tháng nào, bố hoặc mẹ cũng viết cho đứa con yêu quí một bức thư nhằm khuyên răn, dạy bảo con một bài học đạo đức. Cách viết thư này rất độc đáo, thường có trong các gia đình trung lưu, hoặc tri thức. Đó là cách giáo dục tế nhị, sâu sắc. Đứa con sẽ được đọc bức thư nhiều lần. Cùng với các truyện đọc hàng tháng, những bức thư này đều được En-ri-cô chép vào cuốn nhật ký, kèm theo cảm xúc, ý nghĩ của mình.
Trong lời giới thiệu "Những tấm lòng cao cả", giáo sư Hoàng Thiếu Sơn đã viết:" Trong gia đình En-ri-cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải vì đi đâu gửi về, mà ở ngay trong nhà viết đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm".
3. Xuất xứ và nội dung bài "Mẹ tôi"
Bài "Mẹ tôi" là trang nhật ký được En-ri-cô ghi vào thứ năm, 10 tháng 11. Năm đó chú mới 11 tuổi, đang học lớp Ba.
Bài "Mẹ tôi" gồm có 2 phần:
- Phần đầu chỉ có 3 câu, nói rõ: vì sao bố viết thư? viết thư nhằm mục đích gì? Cảm xúc của En-ri-cô khi đọc thư bố.
- Phần thứ hai là toàn văn bức thư của bố. Bố nghiêm khắc và kiên quyết phê phán hành vi vô lễ của En-ri-cô đối với mẹ, chỉ cho En-ri-cô thấy những công ơn sâu nặng và tình thương bao la của mẹ hiền, khuyên con ... iên, ca dao xưa có câu:
Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bẩy mươi thác trăm ba mươi ghềnh
-Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước nồng thắm, con người Việt Nam ta đã thấy được một con sông tuy nhỏ mà nước chảy tràn trề, một dãy núi tuy không cao mà rừng cây rậm rạp. Họ đã cất lên lời ca:
-Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi Ba Vì biết vạn nào cây
-Có chứng kiến vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình nơi miền Trung yêu dấu thì tác giả dân gian mới vẽ lên được khung cảnh tuyệt đẹp của cánh đồng lúa đang thì con gái tràn trề sức sống, rộng mênh mông, bát ngát:
Đứng bên ni đồng menh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
-Khi đêna với miền đất Thăng Long- thủ đô yêu dấu của cả nước, được chứng kiến vẻ đẹp vùng Tây Hồ, người nghệ sĩ dân gian đã cất lên những lời ca đằm thắm để ca ngợi vẻ đẹp của nơi này
Rủ nahu xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê húc xem chùa NGọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Quả đúng như vậy, mảnh đất Thăng Long với bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng là niềm tự hào của bao người dân đất Việt. Những địa danh nổi tiếng trong bàấcc dao đã được lịch sử ghi lại và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mảnh đất này đã trở thành niềm tự hào, yêu mến đối với người dân cả nước
-Có chứng kiến vẻ đẹp mộng mơ của Hồ Tây vào một buổi sơm mai thì người nghệ sĩ dân gian mới vẽ lên được bức tranh bằng thơ có âm thanh, đường nét, hình ảnh rất mộng mơ làm say lòng người:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt Gương Tây Hồ
-Vẻ đẹp của quê hương đất nước ta còn được thể hiện và khắc hoạ qua những lời hỏi đáp của các chàng trai cô gái trong dịp lễ hội ở thôn làng.cách hỏi thật hóm hỉnh đã phần nào thể hiện tài trí cũng như tình yêu đối với quê hương đất nước:
ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
.
ở trên tỉnh lạng có thành tiên xây
Qua các lời hát của các chàng trai cô gái người đọc đã phần nào thấy được vẻ đẹp của quê hương đất nước thật đáng yêu và cũng đáng tự hào.Dân gian đã mượn hình thức hát đối đáp để thể hiện tình yêu quê hương đất nước thật thiết tha mặn nồng.
Ca ngợi những danh lam thắng cảnh của đất nước người nghệ sĩ dan gian xưa còn đưa chúng ta đến với xứ Huế mộng mơ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ huế thì vô
Bài ca như một viên ngọc đích thực trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Đó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Những hình ảnh mĩ lệ, những vần điệu, nhạc điệu du dương trong những lời ca đã gợi lên sự ân cần tha thiết đối với mọi người.Đặc biệt cách dùng đại từ nhân xưng, đại từ phiếm chỉ điêu luyện đã khiến người đọc dù sinh ra ở đâu vẫn cảm thấy như mình đang được mời gọi đến thăm xứ Huế mộng mơ.
-Không dừng lại ở việc ngợi ca những danh lam thắng cảnh ở đất nước do thiên nhiên ban tặng, ca dao xưa còn ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương nơi đã từng nuôi dưỡng bao con người khôn lớn trưởng thành. Còn gì vui hơn khi ta được ngắm nhìn thành quả lao động do chính bàn tay con người tạo dựng lên:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mêng mông bát ngát
..
.ban mai
Vẻ đẹp của đồng lúa quê hương trải ra trên một bình diện rộng lớn bát ngát.Dù đứng ở vị trí nào cũng cảm nhận được sự rộng lớn của cánh đồng quê hương.nổi bật trên cánh đồng ấy là hình ảnh cô thôn nữ tươi trẻ tràn đầy sức sống.Vẻ đẹp của đồng lúa, của con người lao động thật đẹp, thật đáng tự hào biết mấy.
-Tóm lại mỗi bài ca dao, dân ca đã khắc hoạ một vẻ đẹp riêng của mỗi miền đất nước. Tình yêu nước , niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước đã thấm sâu vào đường gân, thớ thịt, thấm sâu vào đời sống tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Luyện đề văn biểu cảm
A-Mục tiêu bài học
Giúp HS
-Nắm chắc các bước làm bài văn biểu cảm bàng một số đè văn cụ thể theo nội dung các bài mà các em đã ôn tập
-Viết thành bài hoàn chỉnh sau đó giáo viên chấm và chữa cụ thể cho học sinh
B-Nội dung cụ thể:
Đề số 1:
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
I-Xác định yêu cầu của đề bài:
1-Thể loại:
-PBCN về một bài ca dao.
2-Nội dung:
-Công ơn trời biển của cha mẹ với con cái.
3-Phạm vi kiến thức :
-Dựa vào bài ca dao và kiến thức thực tế.
II- Dàn bài:
1- Mở bài:
-Dẫn dắt vào bài.
-Cảm xúc chủ đạo.
-Cảm nghĩ của bản thân
-Trích dẫn dẫn chứng(nội dung ngắn gọn)
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu của người dân quê Việt Nam. Tiếng đàn ngọt ngào vời vợi ấy từng lan xa theo hương lúa và cánh cò, trầm bổng ngân nga theo sóng nước, theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, thiết tha âu yếm qua lời ru của người mẹ hiền, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt buổi trưa hèKhúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta mà năm tháng không thể phai mờ. Em nhớ mãi lời ru của bà, của mẹ:
Công cha như núi Ngất trời
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Bài ca dao chứa chan tình nghĩa. Nó ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
2- Thân bài:
a-Cảm nghĩ về công ơn dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái:
-Đọc bài ca dao ta thấy giọng điệu của bài ca thân thương quá:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Người nghệ sĩ dân gian xưa đã sử dụng biện pháp so sánh thật tài tình để tạo ra những hình ảnh cụ thể sống đôi nhau( Công cha đi liền với nghĩa mẹ). Câu trên nói về núi ngất trời thì câu dưới nói về nước ở ngoài biển Đông, bởi thế thể hiện sự đăng đối hài hoà giữa các lời ca, thấm sâu vào tâm hồn mỗi người đọc chúng ta. 
-Tác giả dân gian so sánh công ơn của cha với núi ngất trời giúp người đọc hiểu rõ hơn công ơn to lớn của người cha dối với con. Núi ngất trời ở dây có thể hiểu là ngọn núi vô cùng cao, đến nỗi có thể che khuất bầu trời-> chỉ công ơn lớn lao của cha đối với con.
-Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nước ở biển Đông mênh mông có bao gìơ vơi cạn cũng như tình mẹ dành cho con lúc nào cũng tràn trề mênh mông như biển cả.
b-Hai câu cuối nói về bổn phận của kẻ làm con:
Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ. Người Việt Nam ta xwa nay vốn có truyền thống hiếu nghĩa, đó cũng chính là đề tài để ca dao xưa thể hiện. Bởi vậy ông cha ta xưa luôn nhắc nhở con cháu bài học về chữ hiếu. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ được thể hiện bằng hành động cụ thể ( Thở mẹ kính cha).
- Kết thúc bài ca dao, Tác giả dân gian đã nhắc nhở:
" Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"
Câu ca kết thúc bằng hai tiếng con ơi làm cho giọng điệu của cả bài ca trở nên ngọt ngào tha thiết. Với cách sử dụng bốn từ hán Việt " cù lao chín chữ" để kết thúc bài ca dao , tác giả dân gian muốn nhắc nhở mỗi chúng ta về công ơn sinh thành nuôi dưỡng, dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề của cha mẹ. Bởi thế đạo làm con phải ghi lòng tạc dạ công ơn của cha mẹ mình.
-Những vần ca dao đầy ý nghiã, qua đó mỗi chúng ta đếu rút ra cho mình bài học về đạo lý làm người, làm con vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.
* Thâu tóm toàn bộ cảm xúc:
Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao khác được sáng tác bằng thể thơ lục bát dân tộc nghệ thuật so sánh ví von kết hợp với những từ ngữ biểu cảm , chính xác, lời thơ cân xứng hài hoà đã thể hiện rất rõ nội dung của bài ca. Có thể nói dây là bài ca hay nhất về tình cảm gia đình.
3- Kết bài:
-Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi học xong bài ca dao.
- Bài học rút ra.
Đề 2:
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
I-xác định yêu cầu của đề bài:
1- Thể loại:
PBCN về một bài ca dao.
2- Nội dung:
Cảm nghĩ về tình anh em gắn bó.
3-Tư liệu ;
Dựa vào những bài ca dao đã học trong SGK.
II- Dàn bài;
1- Mở bài:
Nêu cảm xúc chủ đạo của bài ca
- cảm nghĩ của bản thân
Xưa nay tình cảm gia đình luôn dược coi là một trong những thứ tình cảm đẹp nhất của con người. Tình cảm ấy dã dược thể hiện ngọt ngào và sâu sắc qua ca dao Việt Nam. Bên cạnh những câu ca dao ca ngợi công ơn trời biển của cha mẹ còn có những bài ca đặc sắc về tình cảm anh em trong gia đình mà tiêu biểu là bài:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
2-Thân bài:
* Cảm xúc 1: Cảm nghĩ về tình anh em ruột thịt thắm thiết:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
- Điệp từ " cùng" được lặp đi lặp lại 2 lần cho ta thấy được mối quan hệ anh chị em thắm thiết trong một gia đình,cùng chung cha mẹ, chung ruột rà máu mủ.Anh em cùng do cha mẹ sinh ra, được mẹ cha bế bồng chăm sóc, dạy dỗ, cùng chung sống trong 1 gia đình phải biết yêu thương nhường nhịn lẫn nhau. Là anh em, điều cần thiết là phải sống hoà thuận, vui vẻ, no ấm vui buồn cùng có nhau. Tình anh em nảy nở và phát triển theo năm tháng vì cùng chung dòng giống, gắn bó với nhau về tinh thần từ thủa ấu thơ cho đến lúc về già.
-Qua những vần ca dao trên, chúng ta càng hiểu sâu sắc về tình anh em trong 1 gia đình, từ đó ta thêm yêu hơn anh chị em của mình, biết quý trọng những gì mà mình đang có.
b- Cảm xúc 2: Lời khuyên nhủ về cách sống, cách đối xử của anh em trong 1 nhà:
-Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy
-Tác giả dân gian xưa đã so sánh tình cảm anh em như thể chân tay . Chân với tay là hai bộ phận không thể thiéu trên cơ thể con người. Nếu chẳng may một bộ phận nào đó mất đi thì con người di chuyển hay làm bất cứ một việc gì cũng thấy khó.Cách so sánh này cho chúng ta hiểu anh em trong gia đình phải gắn bó giúp đỡ lẫn nhau như chân với tay vậy. Anh em phải sống hoà thuạn nghĩa là phải đoàn kết, nhường nhịn nhau. Anh thương yêu em, em kính trọng anh. Anh em có yêu nhau, có hoà thuận thì cha mẹ với vui lòng, gia đình mới yên ấm hạnh phúc.
-HS có thể so sánh với gia đình mà anh em không hoà thuận, suốt ngày tranh giành cãi vãthái độ của cha mẹ như thế nào?
-* Thâu tóm cảm xúc:
-Bài ca dao chính là bài học đạo lí về tình anh em. Những vần ca dao chứa chan tình người đã in sâu vào cõi nhớ lòng ta về tình anh em keo sơn gắn bó. Dù năm tháng có trôi đi nhưng mỗi chúng ta thấy bài ca dao vẫn còn nguyên giá trị.Nó nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn tình anh em trong sáng, thắm thiết.
3- Kết bài:
-Bài ca dao mãi là bài học vô giá về tình anh em trong gia đình. Tình cảm anh em thắm thiết luôn là hương đời, là đạo lí, là nhân tố đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình chúng ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an buoi 2 lop.doc