Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập văn bản nhật dụng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập văn bản nhật dụng

- Củng cố cho học sinh kiến thức văn nhật dụng về nội dung, nghệ thuật các tác phẩm đã học.

- Học sinh vận dụng làm bài tập cảm nhận tác phẩm.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn nhật dụng

3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức về các vấn đề xã hội vào mỗi bài văn nhật dụng.

II. Nội dung ôn tập.

 

doc 59 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 13755Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Ôn tập văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 - 9 Ngày soạn: 04/ 10 /2011
Bài dạy ÔN TẬP VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh kiến thức văn nhật dụng về nội dung, nghệ thuật các tác phẩm đã học.
- Học sinh vận dụng làm bài tập cảm nhận tác phẩm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn nhật dụng
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức về các vấn đề xã hội vào mỗi bài văn nhật dụng.
II. Nội dung ôn tập.
1. Thế nào là văn nhật dụng?
- Chương trình Ngữ văn 6 em đã học về văn nhật dụng. Em hãy nhắc lại thế nào là văn nhật dụng ? 
 Là văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội.
- Em đã học các văn bản nhật dụng nào trong chương trình Ngữ văn 6, Ngữ văn 7 ?
2. Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7.
a. Văn bản "Cổng trường mở ra"
* Nội dung:
- "Cổng trường mở ra giúp em hiểu gì về tấm lòng người mẹ đối với con, em hiểu gì về vai trò của nhà trường đối với mỗi người ?
 " Cổng trường mở ra" là dòng tâm sự miên man của người mẹ trong đêm trước ngày đưa con đến trường học buổi đầu tiên. Qua những dòng nhật kí tâm tình
nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
* Nghệ thuật:
- Văn bản thành công nhờ những biện pháp nghệ thuật nào ?
 Miêu tả cụ thể, sinh động diễn biến tâm trạng của người mẹ với nhiều hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thủ pháp so sánh đối chiếu giữa tâm trạng của mẹ với tâm trạng của con, miêu tả bằng hồi ứcNgôn ngữ độc thoại góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt tâm trạng nhân vật.
b. Văn bản "Mẹ tôi":
* Nội dung:
- Văn bản mẹ tôi cho em cảm nhận được điều gì về tình mẫu tử, tình phụ tử ?
 Văn bản khắc họa vẻ đẹp cao quý và thiêng liêng của hình tượng người mẹ, ca ngợi vai trò to lớn của người mẹ đối với con, và đặc biệt là nhắc nhở những người con phải biết yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ.
- Văn bản "Mẹ tôi" cho em bài học gì ?
 Qua văn bản người đọc cũng rút ra cho riêng mình một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và ngoài xã hội. Đó là bài học về thái độ tình cảm của con cái dành cho bố mẹ, đó là bài học về cách phê bình, nhắc nhở đối với người phạm lỗi.
* Nghệ thuật:
- Văn bản "Mẹ tôi" có gì đặc sắc về nghệ thuật ?
 Văn bản mang tính truyện nhưng lại được trình bày dưới dạng một bức thư. Viết thư mà như đang hội thoại trực tiếp với những lời gọi, hỏi có ngữ điệu, có thái độ cảm xúc. Lời nói của nhân vật được diễn đạt bằng nhiều kiểu câu linh hoạt: Khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán, khi dùng câu nghi vấnthấy được tình cảm yêu thương của cha mẹ với con cái.
c. Văn bản 'Cuộc chia tay của những con búp bê"
* Nội dung:
- Truyện giúp em cảm nhận được điều gì về những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ ?
 Truyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, yêu thương, lòng vị tha, nhân hậu, trong sáng, cao đẹp của những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ. Truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng, hãy bảo vệ và giữ gìn nó, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
* Nghệ thuật:
 Cách kể chuyện tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất xen vào những đoạn văn, câu văn miêu tả tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật.
3. Bài tập:
* Bài tập 1:	
	Hãy nhập vai vào người con trong văn bản "Cổng trường mở ra" để viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm biết ơn đối với mẹ khi đọc văn bản này ?
* Bài tập 2:
	Sau khi nhận được bức thư của bố, En ri cô rất hối hận và viết một bức thư để xin mẹ tha lỗi. Em hãy nhập vào vai nhân vật để viết bức thư ấy.
* Bài tập 3:
	Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả đã có những đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên. Em hãy tìm những đoạn văn đó và nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn ? Chỉ rõ vai trò của miêu tả trong tác phẩm tự sự ?
Tuần 10 Ngày soạn : 17/ 10/ 2011
Bài dạy ÔN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố cho học sinh các bước làm văn biểu cảm, học sinh viết được đoạn văn, bài văn ngắn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về sự vật, hiện tượng đời sống
3. Thái độ:
	HS có ý thức vận dụng các thao tác làm văn biểu cảm vào làm bài tập.
II. Nội dung ôn tập:
1. Lí thuyết:
a. Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Nêu đặc điểm của văn biểu cảm ?
	Văn biểu cảm là tiếng nói tình cảm hết sức phong phú của con người. Đối tượng của phương thức biểu đạt này không phải là phong cảnh, đồ vật hay bức tranh về cuộc sống con người như ở văn miêu tả, cũng không phải là số phận, những cảnh đời, những sự việc như ở văn tự sự mà là thế giới muôn hình, muôn vẻ với những tư tưởng, tình cảm, thái độ của con người trước cuộc đời.. Tư tưởng, cảm xúc, nỗi niềm là đối tượng phản ánh trực tiếp của phương thức biểu cảm.
b. Cách làm bài văn biểu cảm:
- Nêu các bước làm văn biểu cảm ?
* Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý (căn cứ vào từ ngữ và cấu trúc của đề để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý)
* Bước 2: Xây dựng bố cục (dàn bài)
	Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Bước 3: Hoàn thành văn bản
* Bước 4: Khảo lại văn bản.
2. Bài tập.
Gv ghi đề lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài.
* Bài tập 1:
	Em hãy thực hiện các bước làm văn bản biểu cảm cho đề văn :
 Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương 
* Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
a, Tìm hiểu đề
- Thể loại: Văn biểu cảm
- Đối tượng: Dòng sông quê hương
- Tình cảm: Yêu thích
a, Tìm ý
- Tình yêu dòng sông quê từ tuổi thơ
- Tình yêu quê hương khi trưởng thành
*Bước 2: Lập dàn bài
 Mở bài : Giới thiệu tình yêu về dòng sông quê hương 
 Thân bài : Biểu hiện tình yêu mến dòng sông quê hương.
- Tình yêu quê từ tuổi thơ.
- Tình yêu quê hương khi trưởng thành
- Kết bài: tình yêu quê hương đối với nhận thức của người từng trải,trưởng thành.
* Bài tập 2:
Gv cho học sinh viết bài, đọc bài và sửa chữa.
	Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương
Bài tập về nhà.
* Bài tập 3:
	Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về mẹ.
Tuần 11 Ngày soạn: 24/ 10/ 2011 
Bài dạy ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu:
*. Kiến thức:
- Củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép. Các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép, cơ chế tạo nên nghĩa của từ ghép. 
- Củng cố cho học sinh kiến thức về từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. cách sử dụng từ đồng nghĩa.
*. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép trong văn nói, văn viết 
 - Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.
*. Thái độ:
- Học sinh có ý thức dùng từ ghép trong dùng từ, đặt câu.
- Học sinh có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa trong văn nói, văn viết.
B. Nội dung:
I. Lí thuyết
1. Thế nào là từ ghép ?
 Từ ghép là từ có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên có nghĩa.
 Ví dụ: Sách giáo khoa, xe ô tô
2. Các loại từ ghép:
a. Từ ghép chính phụ:
 Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
 Ví dụ: - Xe đạp 
	c p
 - Rau muống
	 c	p
- Trong từ ghép chính phụ thuần việt, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau:
 Ví dụ: máy bay, xe bò, cũ rích.
- Trong từ ghép chính phụ Hán Việt, trật từ giữa các tiếng phức tạp hơn.
b. Từ ghép đẳng lập:
 Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
 Ví dụ: Quần áo, nhà cửa, âu lo.
- Trật tự giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập có thể đổi chỗ cho nhau (Quần áo, nhà cửa, lo âu có thể đổi thành: áo quần, cửa nhà, âu lo) nhưng không phải là phổ biến.
- Các tiếng trong từ ghép đẳng lập pjải cùng phạm trù từ loại.
 Ví dụ: + Cùng phạm trù danh từ: nhà cửa, trâu bò, bàn ghế
 + Cùng phạm trù động từ: ăn uống, đi đứng, tắm giặt.
 3. Nghĩa của từ ghép:
a. Nghĩa của từ ghép chính phụ:
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
 Ví dụ:
	 Cá thu: chỉ 1 loài cá (nghĩa hẹp hơn nghĩa của cá)
- Khi tiếng phụ có nghĩa thực thì từ ghép chính phụ có nghĩa cụ thể hoá(ví dụ: cá thu, hành hoa, xe đạp)
- Khi tiếng phụ không rõ nghĩa thì từ ghép chính phụ có nghĩa sắc thái hoá (ví dụ: sắc lẻm, đỏ au, vàng ệch, đen ngòm)
b. Nghĩa của từ ghép đẳng lập.
 Do quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập là quan hệ bình đẳng nên nghĩa của từ ghép đẳng lập là nghĩa tập hợp, khái quát. Vì vậy từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa tạo nên nó.
 Ví dụ: Nghĩa của nhà cửa khái quat hơn nghĩa của nhà và cửa.
4. Từ đồng nghĩa
 ? Thế nào là từ đồng nghĩa ?
 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 Ví dụ: - Xe lửa, xe hoả, tàu lửa
 - ăn, xơi, tọng, chén, nhậu
	-> nghĩa cảu các từ trên về cơ bản là giống nhau.
5. Các loại từ đồng nghĩa:
- Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
* Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là các từ có những nét nghĩa giống nhau.
 Ví dụ: - cha, bố, ba, bọ, tía
	 - Máy bay, tàu bay, phi cơ
* Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ có nét nghĩa chính giống nhau nhưng cũng có nét nghĩa khác nhau (về sắc thái biểu cảm; về mức độ rộng hẹp, mạnh, yếu; cách thức hoạt động trừu tượng, cụ thể)
 Ví dụ: - Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm: hi sinh, từ trần, tạ thế, chết
 - Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghiã: Chạy, phi, lồng, lao
 - Đồng nghĩa khác nhau về phạm vi sử dụng: lan, phát triển, bành trướng, mở rộng
6. Sử dụng từ đồng nghĩa:
? Theo em khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì?
	Cần lựa chọn, sử dụng từ đồng nghĩa đúng với nhóm từ đồng nghĩa để đạt hiệu quả cao trong diễn đạt.
 Ví dụ: - Anh ấy đã anh dùng ngã xuống trong một trận đánh năm 1972.
 - Tên giặc đã chết trong loạt đạn đầu tiên.
 Người ta thường dùng từ đồng nghĩa nhằm các mục đích sau:
* Để câu văn thóang, tránh nặng nề, nhàm chán
 Ví dụ: ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở lại một mình.
* Làm cho ý câu nói được phong phú, đầy đủ.
 Ví dụ: Tin chiến thắng của quân bạn làm cho anh em nức lòng, phấn khởi.
II. Bài tập:
Gv ghi đề lên bảng. Gọi học sinh trình bày, nhận xét cho nhau. GV kết luận.
* Bài tập 1.
 Phân loại các từ ghép sau theo cấu tạo của nó: ốm yếu, xe lam, tốt đẹp, kỉ vật, săng dầu, rắn giun, binh lính, núi non, chợ búa, bánh cuốn, sưng vù.
	Đáp án
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, binh lính, săng dầu, rắn giun.
- Từ ghép chính phụ: xe lam, tốt đẹp, kỉ vật, núi non, chợ búa, bánh cuốn, sưng vù.
* Bài tập 2:
 Trong các từ ghép sau đây: tướng tá, ăn nói, đi đứng, binh lính, giang sơn, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, sửa chữa, chờ đợi, há ... í, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố.
C©u 3. 
Néi dung: 
- Nªu vÊn ®Ò cÇn chøng minh: Lßng kiªn tr×, nhÉn n¹i cña con ng­êi
- Gi¶i thÝch ý nghÜa cña c©u tôc ng÷: nghÜa ®en, nghÜa bãng
- Chøng minh: Nªu tÊm g­¬ng s¸ng cña nh÷ng ng­êi cã lßng kiªn nhÉn trong häc tËp, lao ®éng hoÆc trong c¸c lÜnh vùc kh¸c (nghiªn cøu khoa häc, rÌn luyÖn søc khoÎ, v­ît lªn sè phËn tËt nguyÒn)
- Kh¼ng ®Þnh tÝnh ®óng ®¾n cña c©u tôc ng÷
- C©u tôc ng÷ chØ cho ta ph­¬ng ch©m hµnh ®éng ®óng ®¾n
H×nh thøc: 
- Bè côc râ rµng 3 phÇn: Më bµi, th©n bµi, kÕt bµi.
- §óng thÓ lo¹i: NghÞ luËn chóng minh
- V¨n viÕt l­u lo¸t, tr×nh bµy s¹ch, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶.
Tuần 36 Ngày soạn: 23 / 04 / 2012
Bài dạy 
 ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRIỂN KHAI LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh nắm chắc hơn về cách vết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm
2. Kĩ năng
 Rèn kĩ năng viết đoan văn nghị luận triển khai một luận điểm.
3. Thái độ:
Có ý thức vận. Nội dụng kiến thức văn nghị luận vào luyện viết đoạn văn.
II Nội dung
1. Lý thuyết
Gv cho học sinh nhắc lại khái niệm đoạn văn?
* Khái niệm đoạn văn
? Có mấy cách viết đoạn văn?
* Cách viết đoạn văn
có 2 cách viết đạn văn
- Viết đoạn văn theo cách diễn dịch: Là cách nêu luận điểm chính ( ý chính ) trước, các luận điểm mở rộng được nêu tiếp sau nhằm chứng minh cho luận điểm chính.
- Viết đoạn văn theo cách quy nạp: Là cách nêu luận điểm chính ( ý chính ) ở sau, các luận điểm mở rộng được viết ở trước đó nhằm chứng minh cho luận điểm chính. 
2.Luyện tập
Câu 1: Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Văn bản Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “ lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.
Câu 2: Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Qua văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cho chúng ta thấy rõ thái độ của Nguyễn Ái Quốc đối với nhân vật Va-ren và nhân vật Phan Bội Châu
Câu 3: Viết đoạn văn triển khai luận điểm: Trong những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu nhân vật Phan Bội Châu và nhân vật Va-ren có một sự đối lập gay gắt.
	 HƯỚNG DẪN
Câu 1: - Trích câu chốt vào
Triển khai đoạn văn theo hai ý:
+ Văn bản Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “ lòng lang dạ thú” 
+ Bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.
Câu 2: - Trích câu chốt vào
 - Triển khai đoạn văn để làm rõ ý: thái độ của Nguyễn Ái Quốc đối với nhân vật Va-ren và nhân vật Phan Bội Châu
+ Đối với Va-ren: Khinh bỉ, căm tức, lên án
+ Đối với Phan Bội Châu: Ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi ca
Câu 3: - Trích câu chốt vào
 - Triển khai đoạn văn làm rõ luận điểm: Trong những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu nhân vật Phan Bội Châu và nhân vật Va-ren có một sự đối lập gay gắt.
TIẾT 19+20+21
ÔN TẬP VỀ TỤC NGỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố cho học sinh kiến thức tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản 	xuất; 	tục ngữ về con người và xã hội.
	- Nắm được hình thức của các câu tục ngữ, những biện pháp tu từ thường sử 	dụng trong tục ngữ.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng phân tích tục ngữ theo hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
3. Thái độ:
	 Học sinh hiểu được tục ngữ được vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống giúp nhân dân có kinh nghiệm nhìn nhận, thực hành và ứng xử.
II. Nội dung ôn tập
1. Thế nào là tục ngữ ?
	Tục ngữ là những câu nói dân gian đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
2. Một số lưu ý khi tìm hiểu tục ngữ:
- Tục ngữ bao giờ cũng có nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng cần noí và nghĩa bóng. Tìm hiểu tục ngữ cần hiểu rõ cả 2 nghiã,từ đó hiểu được kinh nghiệm được nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ là gì.
- Tục ngữ đều có hình thức ngắn gọn, có vần, có nhịp, dễ thuộc, dễ nhớ. Các vế trong tục ngữ thường đối xứng, tạo nên tiết tấu hài hòa. Tục ngữ đều sử dụng những hình ảnh cụ thể, sinh động, sử dụng hình thức cường điệu và có tính hàm súc cao.
3. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên phản ánh kinh nghiệm nào của dân gian ?
 ( Tục ngữ về thiên nhiên phản ánh những quy luật của các hiện tượng tự nhiên giúp con người có cách sắp xếp thời gian hợp lí, tránh được thiệt hại không đáng có.)
- Tục ngữ về lao động sản xuất đúc rút kinh nghiệm nào ?
 (Tục ngữ về lao động sản xuất giúp con người xác định giá trị, vị trí của các yếu tố trong quá trình lao động làm ra của cải vật chất.)
4. Tục ngữ về con người và xã hội
- Tục ngữ về con người và xã hội phản ánh những kinh nghiệm nào của dân gian ?
( Tục ngữ về con người và xã hội có nội dung tôn vinh giá trị con người, đưa ra những nhận xét, những lời khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.)
5. Bài tập
a. Cho câu tục ngữ
" Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Câu tục ngữ trên đã sử dụng các biện pháp tu từ nào ?
- Hãy phân tích nghệ thuật của câu tục ngữ này?
 Đáp án:
*Sử dụng lối nói quá nhằm nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm thánh năm, đêm dài của ngày tháng mười.
*Nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ: 
- Sử dụng lối nói quá để nhấn mạnh từng đặc điểm của ngày và đêm theo tháng năm.
- Sử dụng phép đối xứng giữa 2 vế câu: đêm- ngày; sáng- tối -> làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông.
 -> Bài học được rút ra trong câu tục ngữ : Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông để chủ động trong công việc.
b. Câu tục ngữ "Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ" có dị bản5 nào khác không ?
 Đáp án
 Có một dị bản khác là "Ráng mỡ gà ai có nhà phải chống".
c. Tìm một số câu tục ngữ về về thiên nhiên và lao động sản xuất ở quê em ?
 Đáp án
 Ví dụ: 
Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia, ếch nhái kêu lia, trời mưa như chút 
 (Tục ngữ ở Phú Yên)
d. Tìm một số câu tục ngữ nói về con người và xã hội màv em biết.
 Đáp án
- Đục nước béo cò.
- Ngao có tranh nhau ngư ông đắc lợi.
- Bói ra ma quét nhà ra rác.
- Sống dầu đèn, chết kèn trống.
e. Nhứng trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ ?
 Đáp án
- Xấu đều hơn tốt lỏi - Tục ngữ
- Con dại cái mang - tục ngữ
- Giấy rách phải giữ lấy lề - tục ngữ
- Già đòn non nhẽ - thành ngữ
- Dai như đỉa đói - thành ngữ
- Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa- thành ngữ
- Cạn tàu ráo máng - thành ngữ
- Giàu nứt đố đổ vách - thành ngữ
- Cai khó bó cái khôn - tục ngữ
- Lươn ngắn chê chạch dài - thành ngữ
TIẾT 22+23+24
 VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm chắc hơn về văn nghị luận: Khi nào cần nghị luận, thế nào là văn nghị luận, tập viết đoạn văn nghị luận.
2. Kĩ năng
	Rèn kĩ năng sử dụng văn nghị luận trong nói, viết.
3. Thái độ:
	Thấy được vai trò của nghị luận trong đời sống.
II. Nội dung.
1. Khi nào thì nghị luận ?
GV nêu một số tình huống:
	 Tình huống 1: Khi cần giới thiệu hình ảnh một người, một cảnh sinh hoạt.
	 Tình huống 2: Khi cần bộc lộ cảm xúc.
	 Tình huống 3: Khi bộc lộ những suy nghĩ, tư tưởng, quan niệm trước một 	vấn đề.
- Hãy xác định các phương thức biểu đạt với mỗi tình huống trên ?
	 Tình huống 1: Sử dụng phương thức miêu tả.
	 Tình huống 2: Sử dụng phương thức biểu cảm.
	 Tình huống 3: Sử dụng phương thức nghị luận.
- Qua các tình huống trên em hiểu khi nào thì cần nghị luận ?
- Văn bản nghị luận đóng vai trò gì trong đời sống của con người ?
( Văn bản nghị luận đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, dù dưới hình thức đơn giản hay phức tạp phương thức nghị luận đều có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con ngừơi, giúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trong đời sống.)
2. Thế nào là văn bản nghị luận ?
 Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
- Để có được những quan điểm, tư tưởng trình bày trước mọi người thì đòi hỏi người nói, viết phải có những yếu tố nào ?
( Phải có các yếu tố: Có quan điểm, chủ kiến, biết tư duy lô gíc, vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh...tức là biết tư duy trừu tượng, có khả năng lập luận để giải quyết vấn đề.)
3. Bài tập:
a. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt ? vì sao ?
- Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
- Giới thiệu về người bạn của mình.
- Trình bày quan điểm về tình bạn.
 Đáp án.
	Trường hợp thứ 3 cần dùng văn nghị luận vì: đây là trường hợp cần bày tỏ quan điểm, tư tưởng một cách trực tiếp để tác động đến nhận thức.
b. Để chuẩn bị tham dự cuộc thi Tìm hiểu môi trường thiên nhiên do nhà trường tổ chức. An được cô giáo phân công phụ trách phần hùng biện. An dự định thực hiện một trong 2 cách:
Cách 1: Dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.
Cách 2: Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
	Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: "cả 2 cách ấy đều không đạt"
	Theo em, vì sao cô giáo nnhận xét như vậy ? Muốn thành công, An phải chuẩn bị bài hùng biện theo kiểu văn nào ?
	Hãy giúp An chuẩn bị ý chính trong bài hùng biện.
Đáp án.
 - Muốn hùng biện về môi trường thiên nhiên cần có lí luận chặt chẽ, có lí lẽ, có dẫn chứng cụ thể...để có thể bày tỏ quan điểm, thái độ của mình. Do đó chỉ có thể sử dụng văn nghị luận chứ không sử dụng văn miêu tả và biểu cảm
 - Một số ý chính cho bài hùng biện:
ý 1: Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
ý 2: Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá 9nguyên nhân, dự bào hậu quả)
ý 3: Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ nmôi trường thiên nhiên.
 Tìm một câu tục ngữ trái ngược với "Sống chết mặc bay" và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn.
a. Tìm hiểu đề
b. Lập dàn ý chi tiết.
c. Tập viết từng đoạn tạo thành văn bản.
Gợi ý
	Câu tục ngữ trái với "Sống chết mặc bay" là "Thương người như thể thương thân"
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề bàn luận: "Thương người như thể thương thân"
- Yêu cầu của đề: giải thích, chứng minh.
b. Lập dàn ý
* Luận điểm: thương người như thể thương thần
+ MB: Nêu vấn đề càn bàn luận
+ TB: Các luận cứ, luận chứng
- Thế nào là "Thương người như thể thương thân" - đạo lí làm người
- Các dẫn chứng minh họa cho hiện tượng "Thương người như thể thương thân" trong xã hội
- Các dẫn chứng minh họa cho luận điểm "Thương người như thể thương thân" trong văn học (Ngữ văn 6, Ngữ văn 7)
+ KB:
- KHuyên mọi người nên có lối sống đẹp như câu tục ngữ đã nêu.
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai tra 2011 2012 cuc hay.doc