Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết : 01: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết : 01: Cổng trường mở ra

./ MỤC TIÊU BÀI DẠY :

* Kiến thức : giúp HS :

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của của nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục trẻ em.

- Hiểu được tính chất biểu cảm của văn bản.

* Kỹ năng : Biết diễn đạt trực tiếp cảm nghĩ trong loại văn bản báo cáo.

* Tư tưởng : Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của việc đến trường, việc học tập.

 Bồi dưỡng thêm lòng yêu kính mẹ.

 

doc 206 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết : 01: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 01 
Ngày soạn : 	
Tiết : 01	 Bài dạy : 	CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	(Theo Lí Lan – Báo Yêu trẻ số 166)
I./ MỤC TIÊU BÀI DẠY :
* Kiến thức :	giúp HS : 
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của của nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục trẻ em.
- Hiểu được tính chất biểu cảm của văn bản.
* Kỹ năng : Biết diễn đạt trực tiếp cảm nghĩ trong loại văn bản báo cáo.
* Tư tưởng : 	Giáo dục HS thấy được tầm quan trọng của việc đến trường, việc học tập.
	Bồi dưỡng thêm lòng yêu kính mẹ.
II./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
* Chuẩn bị của GV – Đồ dùng dạy học : Dự kiến dạy học tích hợp.
	Tranh minh họa.
* Chuẩn bị của HS – Bài tập ra kỳ trước : Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
	Sưu tầm bài hát.
III./ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức : Tình hình lớp – Sĩ số (1’)
* Kiểm tra bài cũ : (2’) 	
Sách vở ghi bài – Hướng dẫn 1 số yêu cầu của môn học.
* Giảng bài mới :
- Giới thiệu bài :
	Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã có lần nghe và thuộc bài hát “Đi học” hát về tình thương mến trong ngày đầu tiên mẹ đưa đến trường.
	Bài hát ấy có hình ảnh người mẹ yêu thương và mái trường thân yêu. Và có nhiều văn bản khác cũng xuất hiện hình ảnh này. “Cổng trường mở ra” mà chúng ta học hôm nay sẽ mang lại cho ta nhiều cảm xúc thú vị.
- Tiến trình bài dạy :
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức ghi bảng
HĐ 1
6’
Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
1./ GV đọc, hướng dẫn HS đọc mỗi em một đoạn (giọng nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm)
2./ Đọc giải nghĩa phần chú thích : Nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm. Từ nào là từ Hán – Việt (can đảm)
3./ Văn bản này thuộc loại văn bản gì? Viết theo kiểu gì? (văn bản nhật dụng. Viết theo dạng văn biểu cảm tự sự (kể người, việc, cảm nghĩ)).
4./ Văn bản nhật dụng? (Là loại văn bản có đề tài thời sự, đưa ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
- Đọc diễn cảm, nhẹ nhàng, chậm rãi (2 em đọc theo yêu cầu, 1 HS đọc chú thích các từ : nhạy cảm, háo hức, bận tâm, can đảm.)
+ Can đảm : Từ Hán Việt.
Đây là văn bản nhật dụng, viết bằng thể loại văn biểu cảm tự sự (nghĩa là kể về người, việc, cảm nghĩ cá nhân.) 
- Văn bản nhật dụng :đề tài thời sự, đề cập vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài
I- Đọc, tìm hiểu chú thích :
- Đọc : nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm.
- Chú ý các chú thích: 1, 2, 3, 10.
- Can đảm (Hán Việt) : có tinh thần mạnh mẽ, không sợ khó khổ, hiểm nguy.
HĐ 2
24’
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản :
? Tóm tắt văn bản bằng một vài câu ngắn gọn? (Văn bản viết về ai? Về việc gì? Nhân vật chính là ai?)
? Tâm sự của người mẹ được biểu hiện trong 2 phần nội dung của văn bản:
+ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng.
+ Cảm nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của giáo dục, xã hội, nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
? Hãy xác định hai phần nội dung đó trong văn bản :
Phần 1 : Từ đầu  mẹ vừa bước vào.
Phần 2 : Còn lại.
? Theo dõi phần đầu của văn bản, cho biết người mẹ nghĩ đến con trong ******* ?
(đêm trước ngày con vào lớp 1)
? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con? (hồi hộp, vui sướng, hy vọng, bâng khuâng).
? Tìm những chi tiết trong văn bản diễn tả cảm xúc vui sướng của con, sự vui mừng, hy vọng của mẹ?
- Cảm xúc của con : “niềm vui háo hức  giấc ngủ đến dịu dàng như một ly sữa  gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở”.
- Cảm xúc của mẹ : “hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả”; “mẹ lên giường và trằn trọc”; “lo lắng đến nỗi không ngủ được”; “ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm”, “mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp  khi cổng trường đóng lại”
? Như vậy trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1, tâm trạng của hai mẹ con có giống nhau không? *** ? Điều đó có tác dụng gì? (Mẹ: thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên – Con : thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. *** : tương phản làm nổi bật 2 tâm trạng trái ngược nhau).
? Trong đêm không ngủ, mẹ đã làm gì cho con? (dẫn chứng). (Đắp mền, buông màn, nhặt đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ® Đức hy sinh, vẻ đẹp giản dị mà lớn lao của tình mẫu tử.
? Theo em, tại sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được? (lo lắng cho con; nôn nao nghĩ về ngày khai trường; yêu thương con; nhớ trường xưa; nhớ bà )
? Tại sao ngày khai trường lại để lại dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người mẹ (là ngày đầu tiên môi trường xa lạ; thế giới mới lạ; ngỡ ngàng)
? Þ Em hiểu gì về người mẹ? Có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn văn. Nêu tác dụng của cách dùng từ? (Người mẹ rất giàu tình thương con, cảm xúc). Dùng từ láy liên tiếp ® gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ : vui, nhớ, thương.
? Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, trong đêm ngủ không được người mẹ đã nghĩ về điều gì? (đọc lại phần cuối văn bản). (Mẹ nghĩ về : Ngày hội khai trường, tầm quan trọng của giáo dục – GV : liên hệ ngày khai trường sắp tới)
? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường với trẻ em? “Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ”
? Tìm thành ngữ được dùng trong đoạn văn? Ý nghĩa? (“Sai một ly đi một dặm” ® Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục, không được phép sai lầm trong giáo dục, giáo dục quyết định tương lai của đất nước) ® HS thảo luận.
? Kết thúc bài văn, người mẹ nói: “Bước qua cánh  mở ra”. Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? (HS thảo luận)
- Tóm tắt văn bản : Viết về tâm trạng và suy nghĩ của người mẹ trong một đêm không ngủ trước ngày khai trường lớp 1 của con (nhân vật chính : người mẹ)
- Hai phần nội dung của văn bản :
+ Từ đầu  bước vào.
+ Phần còn lại.
- Thời điểm nảy sinh tâm trạng người mẹ : Đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
- Gợi cảm xúc : Con : háo hức  gương mặt thanh thoát; mẹ : hồi hộp, vui sướng, hy vọng.
Chi tiết : 
· Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
· Mẹ lên giường và trằn trọc.
· Ấn tượng của mẹ về buổi khai trường rất sâu đậm.
· Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp chơi vơi, hốt hoảng.
- Tâm trạng hai mẹ con trái ngược nhau (con ngủ nhẹ nhàng >< Mẹ thao thức, hồi hộp).
- Việc làm của mẹ : nhìn con ngủ, xem lại những thứ chuẩn bị, đắp mền  ® tình mẫu tử giản dị.
- Mẹ không ngủ được vì (HS thảo luận kết hợp với sự liên tưởng bản thân).
- Cảm nghĩ về người mẹ : Tình yêu con quên mình, đức hy sinh – vẻ đẹp của tình mẫu tử.
- Cách dùng từ láy liên tiếp ® gợi được cảm xúc trong lòng người mẹ.
- Cảm nghĩ của người mẹ :
+ Nghĩ về ngày khai trường
+ Nghĩ về sự quan trọng của giáo dục với trẻ em.
- Trả lời câu : “Mỗi sai lầm  sau này”.
Thành ngữ : “Sai  dặm” ® khẳng định tầm quan trọng của giáo dục với trẻ em, đất nước.
(HS thảo luận).
- HS thảo luận theo nhóm về thế giới kỳ diệu.
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 9.
- Mẹ nói với chính mình (tâm sự) 
® Cách viết này có tác dụng khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều khó nói bằng những lời trực tiếp.
- HS đọc ghi nhớ rút ra hai nội dung chính của bài.
- HS đọc bài tập 1/9 – Tình bày miệng về ý kiến của mình.
- Một HS khác đọc đoạn văn viết về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trương đầu tiên của mình.
Có thể kể về một kỷ niệm đáng nhớ 
(trình bày miệng)
II – Tìm hiểu văn bản :
1./ Cấu trúc văn bản
- Nhân vật chính : người mẹ.
- Hai nội dung :
+ Tâm trạng người mẹ.
+ Cảm nghĩ của mẹ về xã hội, nhà trường trong giáo dục trẻ em.
2./Nội dung văn bản:
a./ Nỗi lòng người mẹ:
- Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng.
+ Vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
- Cảm xúc : Hồi hộp, vui sướng, hy vọng, nhớ lại kỷ niệm của ngày khai trường đầu tiên.
Þ Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con.
b./ Cảm nghĩ của mẹ:
- Nghĩ về ngày hội khai trường.
- Nghĩ về vai trò của giáo dục đối với trẻ em.
- “Đi đi con  thế giới này là của con  sẽ mở ra”.
® Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
HĐ 3
4’
Tìm hiểu ý nghĩa văn bản (Tổng kết).
? Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? (Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai; người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với mình, đang ôn lại kỷ niệm của riêng mình ® nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
GV:Liên hệ với bài sau“Mẹ tôi”
? Qua bài tác giả muốn nói đến vấn đề gì? Þ Ghi nhớ.
Tổng kết :
Ghi nhớ : SGK.
HĐ 4
5’
Luyện tập : 
? Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào lớp 1 là ngày ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? (HS thảo luận).
? Cho HS viết đoạn văn về kỷ niệm đáng nhớ này (Nếu không có thời gian về nhà viết).
? Em nào thuộc bài thơ, bài hát nào nói về tình mẫu tử, mái trường? (Đọc hoặc hát).
Luyện tập : 
Bài 1 trang 9.
Bài 2 trang 9.
Đọc đoạn văn ghi lại kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên.
* Củng cố - Hướng dẫn ở nhà : (2’)
- Đọc lại đoạn văn em thích nhất trong bài.
- Chuẩn bị bài sau : “Mẹ tôi”
- Chuẩn bị trước bài tập 2/12
* Rút kinh nghiệm bổ sung (nếu có)
 TUẦN 01 
Ngày soạn : 	
Tiết : 02	 Bài dạy : 	MẸ TÔI
	 (Ét-môn-đôđơ A-mixi – Những tấm lòng cao cả)
I./ MỤC TIÊU BÀI DẠY :
* Kiến thức :	giúp HS : 
- Cảm  ... i lên bảng.
Định hướng:
- Thể loại: Văn biểu cảm.
- Nội dung: Biểu cảm về loài cây em yêu.
HS nhắc lại đề bài số 2 văn biểu cảm.
- Nêu thể loại.
- Nêu nội dung.
Đề: Loài cây em yêu (tre, dừa, chuối, gạo,)
1./ Định hướng:
- Thể loại: văn biểu cảm.
- Nội dung: Biểu cảm về loài cây em yêu.
HĐ 2
GV hướng dẫn HS tự nhận xét các mặt ưu khuyết trong bài làm của mình. (nhớ lại)
? Em có hiểu biết về loài cây em yêu chưa? Tình cảm của em có chân thành không?
? Bài viết có các chi tiết thực sự gợi cảm không?
? Bố cục bài văn có đầy đủ, cân đối và hợp lý không?
? Em đã sử dụng được các biện pháp nghệ thuật nào (như kể chuyện, so sánh, liên tưởng).?
* GV nhận xét:
- Ưu điểm: Tuy là bài đầu tiên về văn biểu cảm nhưng đa số HS của 2 lớp đã nắm vững phương pháp, thể loại văn biểu cảm. Có bài diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ý phong phú, dồi dào, ít trùng lặp. Đặc biệt một số em biết liên hệ với thực tế (nêu ích lợi của cây). Bố cục rõ ràng, cân đối, rành mạch và hợp lý.
- Khuyết điểm: Còn số ít bài viết câu lủng củng, diễn đạt sơ sài, miên man. Chưa biết vận dụng các phương pháp nghệ thuật (kể chuyện, so sánh, liên tưởng). Chữ viết xấu, cẩu thả. Chưa nêu được lợi ích của cây.
- Tự nhận xét các mặt ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
- Học sinh khác bổ sung, thảo luận.
HĐ3
Sửa dàn bài:
1./ Mở bài: Nêu loài cây và lý do mà em yêu mến.
2./ Thân bài: 
- Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu cảm xúc của em.
- Nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây.
- Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của em.
- Mối quan hệ hoặc kỷ niệm của em với loài cây đó.
- Xen kẽ suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của em trong từng ý.
3./ Kết bài: Tình yêu của em với loài cây đó.
* Sửa lỗi dùng từ, chính tả, về ngữ pháp.
- Nhắc lại các phần trong bài làm.
Nhiệm vụ của từng phần:
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết bài.
- Sửa 1 số lỗi dùng từ sai, chính tả sai.
2./ Dàn bài:
a./ Mở bài: Nêu loài cây và lý do mà em yêu thích.
b./ Thân bài: 
- Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu cảm xúc của em.
- Nêu những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây.
- Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của em.
- Mối quan hệ hoặc kỷ niệm của em với loài cây đó.
- Xen kẽ suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của em trong từng ý.
3./ Kết bài: Tình yêu của em với loài cây đó.
HĐ 4
Trả bài –hô điểm:
- Đọc bài điểmkhá, giỏi.
- Trả bài, hô điểm.
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
* Dặn dò – hướng dẫn ở nhà (1’)
- Rút kinh nghiệm cho bài sau viết tốt hơn.
- Tập làm 1 số đề khác văn biểu cảm.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung (nếu có)
TUẦN 12 
Ngày soạn : 	
Tiết : 48	Bài dạy : 	THÀNH NGỮ
I./ MỤC TIÊU BÀI DẠY :
* Kiến thức :	giúp HS: 
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
- Tích hợp với phần văn qua hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Luyệ nói về văn biểu cảm, đánh giá một tác phẩm văn học.
* Kĩ năng: Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ – Biết các sử dụng.
* Tư tưởng : 
II./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
* Chuẩn bị của GV – Đồ dùng dạy học : Giáo án – bảng phụ.
* Chuẩn bị của HS – Bài tập ra kỳ trước : Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III./ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
* Ổn định tổ chức : Sĩ số (1’)
* Kiểm tra bài cũ : 
Đọc thuộc lòng 2 bài thơ Cảnh khuya – Rằm tháng giêng và cho biết nội dung – nghệ thuật của 2 bài thơ đó. (5’)
* Giảng bài mới :
+ Giới thiệu bài : (1’)
Trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng ngược lại nó đã tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là sự sinh động, gây ra ấn tượng mạnh nơi người nghe, người đọc. Vậy thành ngữ là gì? Để hiểu rõ về thành ngữ và những đặc điểm của nó, chúng ta sẽ học bài này.
+ Tiến trình bài dạy :
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức ghi bảng
HĐ 1
6’
Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của thành ngữ:
GV cho HS quan sát thành ngữ Lên thác xuống ghềnh.
Có thể thay cụm từ Lên thác xuống ghềnh bằng các từ ngữ khác được không? Tại sao?
® Không thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo.
? Có thể hoán đổi các vị trí của các từ trong cụm từ trên được không? Tại sao?
® Không hoán đổi được vì đây là trật tự cố định.
? Từ nhận xét trên, rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ Lên thác xuống ghềnh?
® Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa. 
HS quan sát ví dụ thành ngữ:
+ Lên thác xuống ghềnh ® Không thay được từ ngữ khác vì ý nghĩa sẽ nhạt nhẽo.
+ Không hoán đổi vị trí được.
+ Đặc điểm cấu tạo của cụm từ chặt chẽ về thứ tự các từ, nội dung ý nghĩa.
I – Thế nào là thành ngữ:
Ví dụ: SGK.
- Lên thác xuống ghềnh ® cụm từ này không thay được từ khác – có tính chất cố định.
HĐ 2
11’
Tìm hiểu về nghĩa của thành ngữ:
Giải nghĩa: Lên thác xuống ghềnh và nhanh như chớp?
® Lên thác xuống ghềnh: có nghĩa là trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.
+ Nhanh như chớp: có nghĩa là hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác.
- GV lập một bảng có 2 cột gồm các thành ngữ.
Nhóm a:
Tham sống sợ chết.
Cơm no áo ấm.
Nhà cao cửa rộng
Nhóm b:
Lá lành đùm lá rách.
Mẹ tròn con vuông.
Chó ngáp phải ruồi.
? So sánh ý nghĩa của 2 nhóm thành ngữ.
Þ Nhóm a: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nó.
Nhóm b: phải suy ra từ ý nghĩa chung của cả thành ngữ theo một trong hai cách sau:
+ Tìm các từ đồng nghĩa với chúng
VD: lá lành đùm lá rách = đùm bọc, che chở
Mẹ tròn con vuông = trọn vẹn, tốt đẹp, suôn sẻ.
Chó ngáp phải ruồi = may mắn (một cách tình cờ ngẫu nhiên không phải do tài năng, trí tuệ hoặc sự nỗ lực của bản thân) vớ bở, vớ bẩm.
+ Thông qua phép chuyển nghĩa:
VD: Lá  rách; Chó ruồi ® ẩn dụ.
Mẹ  vuông ® phép miêu tả, liên tưởng.
 Þ Ghi nhớ 1 SGK.
+ Lên thác xuống ghềnh: trôi nổi, lênh đênh (Ẩn dụ)
+ Nhanh như chớp: hành động nha (So sánh).
+ Quan sát 2 nhóm thành ngữ.
Nhóm a: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen.
Nhóm b: suy ra từ ý nghĩa chung của cả thành ngữ – Thường thông qua một số phép chuyển: ẩn dụ, so sánh 
Þ Đọc ghi nhớ 1 SGK/144
Nghĩa: trôi nổi, lênh đênh (Ẩn dụ)
Ghi nhớ 1: SGK.
HĐ3
5’
Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ:
? Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ Bảy nổi ba chìm và tắt lửa tối đèn trong 2 ngữ cảnh ở SGK.
® Bảy nổi ba chìm: làm vị ngữ; Tắt lửa tối đèn: làm phụ ngữ cho danh từ khi.
? Phân tích cái hay của các thành ngữ trên. (Cái hay là ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe).
Þ Ghi nhớ 2 SGK.
Các thành ngữ:
+ Bảy nổi ba chìm: làm vị ngữ.
+ Tắt lửa tối đèn: làm phụ ngữ cho danh từ.
Þ Ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe.
Ghi nhớ 2 SGK.
II – Sử dụng thành ngữ: 
Ví dụ:
- Lên thác xuống ghềnh: tính hình tượng, tính biểu cảm ® làm vị ngữ.
- Nhanh như chớp: tính hình tượng.
+ Bảy nổi ba chìm: làm vị ngữ.
+ Tắt lửa tối đèn: làm phụ ngữ cho danh từ.
Þ Bóng bẩy, giàu tính hìnhtượng và biểu cảm.
Ghi nhớ 2 SGK.
HĐ 4
15’
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ:
- Sơn hào hải vị: các sản phẩm, các món ăn.
- Nem công, chả phượng: quý hiếm.
- Khỏe như voi: rất khỏe.
- Tứ cố vô thân: không có ai thân thích, ruột thịt.
Bài 2: Hướng dẫn HS kể vắn tắt.
Bài 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:
+ Lời ăn tiếng nói
+ No cơm ấm áo (cật)
+ Một nắng hai sương
+ Bách chiến bách thắng. (Hán Việt)
+ Ngày lành tháng tốt.
+ Sinh cơ lập nghiệp.
Bài 4: 
- Nước đổ lá khoai: trôi tuột đi hết, không ghi nhận gì cả.
- Lòng lang dạ thú: Độc ác, tàn bạo.
- Nhắm mắt xuôi tay: Chết.
- Đè đầu cưỡi cổ: ý chí sức mạnh ức hiếp kẻ khác yếu hơn.
- Lên voi xuống chó: Thời vận thay đổi trên con đường danh vọng bấp bênh; lúc hiển vinh, lúc thất thế.
Thành ngữ Hán Việt:
Khẩu phật tâm xà (Khẩu: miệng; phật: bụt, ý nói hiền từ; tâm: lòng; xà: rắn ® nghĩa hàm ẩn: miệng thì nói tốt từ bi thương người mà lòng thì nham hiểm, độc ác.
- Ăn không ngồi rồi: nói về cảnh rỗi không có việc gì để làm.
- Vung tay quá trán: chỉ dùng phung phí quá mức.
- Nồi da nấu thịt: những người trong cùng một nhà, một nước sát hại lẫn nhau.
- Nhất bên trọng, nhất bên khinh: Đối xử thiên vị, không công bằng.
* Củng cố :
- Đọc lại ghi nhớ SGK.
- Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu bài 1; giải thích nghĩa
- Bài 2: Cho học sinh kể lại vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn:
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Ếch ngồi đáy giếng.
+ Thầy bói xem voi.
- Đọc và điền thêm vào bài 3 SGK.
* Chú ý:
- Thành ngữ là cụm từ cố định nhưng tính chất cố định chỉ là tương đối.
- Dùng để cấu tạo câu.
- Ngắn gọn, hàm súc lời ít ý nhiều.
- Có thành ngữ Hán Việt – muốn hiểu nghĩa của thành gnữ Hán Việt phải tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt và nghĩa của các từ (nghĩa hàm ẩn).
Luyện tập :
Bài 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ.
Bài 2: Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn:
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Ếch ngồi đáy giếng.
+ Thầy bói xem voi.
Bài 3: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.
* Dặn dò – hướng dẫn ở nhà (1’)
- Học bài, làm bài tập 4 SGK.
- Chuẩn bị bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
IV. Rút kinh nghiệm bổ sung (nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 7 (tiet 1 den 48).doc