Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3, 4: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3, 4: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về tạo lập văn bản: Liên kết trong văn bản, bố cục trong văn bản, mạch lạc trong văn bản, quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng để tạo lập văn bản

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của các thao tác tạo lập văn bản.

II. Nội dung

* Khái niệm văn bản:

 

doc 25 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1, 2, 3, 4: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: / 9/ 2008 Lớp .
Tiết 1+ 2+ 3+ 4
Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về tạo lập văn bản: Liên kết trong văn bản, bố cục trong văn bản, mạch lạc trong văn bản, quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng để tạo lập văn bản
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của các thao tác tạo lập văn bản.
II. Nội dung
* Khái niệm văn bản:
 Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
A. Liên kết trong văn bản:
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết (người viết, người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,) thích hợp.
 * Bài tập:
	Có một tập hợp câu như sau:
 (1) Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh (2), "Không được! Tôi phải đuổi theo nó, vì tôi là tài xế chiếc xe mà!". (3) Một chiếc ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc. (4) Thấy vậy, một bà thò đầu ra cửa, kêu lớn: (5) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo chiếc xe. (6) "Ông ơi! Không kịp dâu! Đừng đuổi theo vô ích!" (7) Người đàn ông vội gào lên.
a. Hãy sắp xếp lại tập hợp các câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ.
b. Em hãy đặt nhan đề cho văn bản trên ?
c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
d. Viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu để nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên.
 Đáp án
a. Thứ tự các câu như sau: 3-1-5-4-6-7-2.
b. Nhan đề: "Không kịp đâu", "Một tài xế mất xe"
c. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
B. Bố cục trong văn bản:
- Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
+ Các ĐK để bố cục được rành mạch, hợp lí:
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự sắp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
 * Bài tập:
	La Phông ten- nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp- đã viết câu chuyện như sau:
Một anh chàng có con gà quý
 Mỗi một ngày đẻ một trứng vàng
Chàng ta muốn chóng giàu sang
 Đem gà mổ thịt moi vàng cho nhanh
 Nào ngờ đâu khi phanh bụng nó
 Chỉ thấy toàn loại trứng thường ăn
 Thói đời muốn bốc thật nhanh
 Thì hay dẫn tới tay không sớm chiều
 Xưa nay tham quá thành liều
 Cho nên chì mất kéo theo cả chài.
a. Em hãy đặt tên cho bài thơ ?
b. Bài thơ trên có được xây dựng theo bố cục 3 phần không ? nếu có hãy chỉ rõ từng phần và nêu tiêu đề. Giải thích vì sao em phjân chia như thế ?
c. Em hãy chuyển bài thơ thành văn nxuôi đảm bảo có đủ bố cục 3 phần. Bài thơ giáo dục con người điều gì ?
 Đáp án
a. Tên bài thơ: "Mất cả chì lẫn chài"; "Tham quá hoá liều"
b. Bố cục 3 phần:
	P1: Hai câu thơ đầu: Giới thiệu anh chàng có con gà quý
	P2: Sáu câu tiếp theo: lòng tham lam dẫn đến kết quả bi thảm
	P3: Hai câu cuối: lời bình và giáo dục.
	Phân chia như trên là dựa trên trình tự trước sau hợp lí về thời gian, sự việc của văn bản.
c. Bài thơ giáo dục con người không nên tham lam quá mà trở nên liều lĩnh, có ngày mất hết gia sản mà lại còn mang vạ vào thân. Muốn có kết quả vật chất trong cuộc sống thì phải lao động.
C. Mạch lạc tronmg văn bản:
- Văn bản cần phải mạch lạc
+ ĐK để văn bản có tính mạch lạc"
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau làm cho chỉ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
* Bài tập:
	Tìm hiểu và chỉ ra sự mạch lạc trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài)
 Cảm nhận của em về hình tượng nghệ thuật "Cuộc chia tay của những con búp bê" .
	 Đáp án.
- Mạch lạc được thể hiện rõ Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê". Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó:
1. Mở đầu là lời nói của bà mẹ: chia đồ chơi ra -> chuyện chia không sảy ra
2. Lại thấy mẹ ra lệnh: Đem chia đồ chơi ra đi -> hai anh em nhường nhau không chia
3. Mẹ lại quát dữ: "Lằng nhằng mãi. Chia ra" -> chia vệ sĩ cho anh, Em nhỏ cho em -> nhưng rồi lại đặt 2 búp bê về vị trí cũ -> không chia.
4. Cuộc chia tay diễn ra theo hoàn cảnh: Anh chop cả hai con búp bê vào hòm của em. Em lại để lại Vệ sĩ ở lại với anh
5. Kết cục, Thuỷ quay lại: Đặt Em nhỏ và Vệ sĩ ở lại cạnh nhau -> không có sự chia tay của búp bê.
* Cảm nhận hình tượng nghệ thuật:
- Đầu đề truyện là "Cuộc chia tay của những con búp bê", nhưng kết cục búp bê không chia tay nhau -> đó là mong ước của vhai đứa trẻ, đó là tình anh em ruột thịt không muốn rời xa.
- Búp bê không bao giờ chia tay, nhưng anh em Thành, Thuỷ phải chia tay nhau trong cuộc chia li của gia đình.
- Hình tượng nghệ thuật Búp bê gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Câu chuyện nnhắc nhở trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ: Hãy nghĩ đến tuổi thơ và tương lai của con, hãy vì các con.
D. Quá trình tạo lập văn bản:
 Gồm các bước sau:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) về cái gì, cho ai, để làm gì và như thế nào ?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành các câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt nyêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không ?
 * Bài tập
	Cho một đề văn như sau: Những ngày nghỉ hè luôn là dịp để em nhận ra vẻ đẹp của quê hương đất nước. Em hãy miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè vừa qua.
	Em hãy thực hiện toàn bộ quá trình tạo lập văn bản cho đề văn trên.
	Đáp án
* Bước 1: Định hướng VB: 
- Văn bản viết về cái gì ? 
(Miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè vừa qua )
- Văn bản viết cho ai ? ( Có thể là bạn bè, người thân)
- Viết văn bản để làm gì ? (Mỗi người nhận ra vẻ đẹp quê hương đất nước, thêm yêu quý quê hương đất nước mình.
* Bước 2: Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí..
Ví dụ: Dàn ý về phong cảnh đẹp quê hương TQ
+ MB: Giới thiệu phong cảnh quê hương em: Rặng tre, dòng sông lô, bãi míavới bà nội- một lần nghỉ hè về thăm.
+ TB: 
1. Cảnh những rặng tre làng - kỉ niệm quê hương và bà nội
2. Cảnh dòng sông lô và những bãi mía, bãi ngô.
3. Cảnh sinh hoạt của con người bên dòng sông lô lịch sử.
+ KB: Tình yêu quê, nhứ bà nội.
* Bước 3: Viết văn bản theo dàn ý đã lập
* Bước 4: Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập đã đạt yêu cầu chưa.
Ngày dạy: / / 200 Lớp .
Tiết 5+6
Ôn tập ca dao, dân ca
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Củng cố cho học sinh kiến thức ca dao dân ca về nhân vật trong ca dao dân ca, nghệ thuật trong cao dao dân ca, phân tích ca dao, dân ca theo chủ đề.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tich ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
	Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương, đất nước qua ca dao, dân ca.
II. Nội dung:
1. Khái niệm ca dao, dân ca:
	Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao: là lời thơ của dân ca. 
2. Nhân vật trong ca dao, dân ca
	Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng người lao động. Chính vì vậy nhân vật trữ tình trong ca dao, dân ca thường là người vợ, người mẹ, người chồng, người con trong quan hệ gia đình; Chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người phụ nữ, người dân cày trong quan hệ xã hội.
3. Nghệ thuật trong ca dao, dân ca.
	Ngoài những đặc điểm chung về nghệ thuật của thơ trữ tình, ca dao, dân ca mang những nét đặc thù riêng:
- Hình thức: ngắn gọn, , sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể.
- Kết cấu: Kết cấu trùng lặp toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh.
- Hình ảnh, ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên, gợi cảm
4. Một số lưu ý khi phân tích ca dao, dân ca.
- Chùm ca dao về tình cảm gia đình: dùng hình ảnh so sánh phong phú, vừa cụ thể, vừa gợi hình, biểu cảm ( công cha như núi Thái Sơn, Bao nhiêu nuộc lạt nhứ ông bà). Cách dùng từ ngữ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, thân thiết (cù lao, nuộc lạt, bác mẹ). Cách mượn không gian, thời gian diễn tả tâm trạng (chiều chiều, ngõ sau)
- Chùm ca dao về tình yêu quê hương, đất nước: Hình thức hát đối, nhắc tới những địa danh cụ thể, dùng từ địa phương, các câu hỏi tu từ, hình ảnh so sánh.
B. Bài tập
* Bài tập 1:
	Đọc một số bài ca dao trữ tình mở đầu bằng từ láy "Chiều chiều", "Rủ nhau"?
 Đáp án:
	" Chiều chiều ra đứng bờ sông
	 Muốn về quê mẹ mà không có đò"
	" Chiều chiều ra đứng bờ ao
	Ngó về quê mẹ mà không có đò"
* Bài tập 2: 
	Tìm một bài dân ca để minh hoạ cho mối quan hệ chặt chẽ giữa ca dao và dân ca Việt Nam ?
	Đáp án
	Ví dụ: bài dân ca quan họ Bắc Ninh" Người ơi người ở đừng về" gồm một số câu ca dao ghép lại (thêm nhạc và lời)
	Người về em có mấy lời
	Yêu em đừng có đứng ngồi với ai.
	Người về em những trông theo
	Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
* Bài tâp 3:
Viết một văn bản ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về bài ca dao Công cha như núi ngất trời.
Ngày dạy: / / 200 Lớp .
Tiết 7+8
Ôn tập từ ghép
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép. Các loại từ ghép, nghĩa của từ ghép, cơ chế tạo nên nghĩa của từ ghép.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng sử dụng từ ghép trong văn nói, văn viết.
3. Thái độ:
 Học sinh có ý thức dùng từ ghép trong dùng từ, đặt câu.
II. Nội dung:
1. Thế nào là từ ghép ?
 Từ ghép là từ có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên có nghĩa.
 Ví dụ: Sách giáo khoa, xe ô tô
2. Các loại từ ghép:
a. Từ ghép chính phụ:
 Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
 Ví dụ: - Xe đạp 
	c p
 - Rau muống
	 c	p
- Trong từ ghép chính phụ thuần việt, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau:
 Ví dụ: máy bay, xe bò, cũ rích.
- Trong từ ghép chính phụ Hán Việt, trật từ giữa các tiếng phức tạp hơn.
b. Từ ghép đẳng lập:
 Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
 Ví dụ: Quần áo, nhà cửa, âu lo.
- Trật tự giữa các tiếng trong từ ghép đẳng lập có thể đổi chỗ cho nhau (Quần áo, nhà cửa, lo âu có thể đổi thành: áo quần, cửa nhà, âu lo) nhưng không phải là phổ biến.
- Các tiếng trong từ ghép đẳng lập pjải cùng phạm trù từ loại.
 Ví  ...  sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.
Cách 2: Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
	Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét: "cả 2 cách ấy đều không đạt"
	Theo em, vì sao cô giáo nnhận xét như vậy ? Muốn thành công, An phải chuẩn bị bài hùng biện theo kiểu văn nào ?
	Hãy giúp An chuẩn bị ý chính trong bài hùng biện.
Đáp án.
 - Muốn hùng biện về môi trường thiên nhiên cần có lí luận chặt chẽ, có lí lẽ, có dẫn chứng cụ thể...để có thể bày tỏ quan điểm, thái độ của mình. Do đó chỉ có thể sử dụng văn nghị luận chứ không sử dụng văn miêu tả và biểu cảm
 - Một số ý chính cho bài hùng biện:
ý 1: Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người.
ý 2: Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá 9nguyên nhân, dự bào hậu quả)
ý 3: Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ nmôi trường thiên nhiên.
Ngày dạy / / 20
Tiết 34 +35
 Cách làm bài văn nghị luận
 và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm chắc hơn về cách làm bài văn nghị luận: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài theo từng phần, phương pháp lập luận trong bài văn.
2. Kĩ năng
	Rèn kĩ năng viết văn nghị luận.
3. Thái độ:
	 Có ý thức vận dụng kiến thức văn nghị luận vào luyện viết đoạn văn.
II. Nội dung.
* Cách làm bài văn nghị luận
	 Muốn làm tốt một bài văn nghị luận cần rèn các thao tác sau: Tìm hiểu đề, hướng lập ý, lập bố cục (dàn bài). Triển khai dự kiến phương pháp lập luận và cuối cùng là phương pháp lập luận và cuối cùng là tạo lập văn bản.
1. Tìm hiểu đề:
	Gồm 2 bước:
+ Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng.
+ Dựa vào các từ đã gạch trong đề, tìm ra:
- Đề yêu cầu bàn luận vấn đề gì ? Trong đời sống hay trong văn học? Trong đời sống thì ở mặt nào ? (văn hóa, sức khỏe, nhà trường....tìm ra luận đề)
- Đề yêu cầu dùng phép lập luận nào ? Phạm vi đến đâu ?
2. Hướng lập ý:
	Đi theo trình tự hợp lí nào ? (dựa vàop yêu cầu của đề)
- Từ nhận thức đến hành động.
- Từ giảng giải đến chứng minh.
- Hoặc hướng lập ý: theo trình tự thời gian, không gian...
3. Lập dàn ý (bố cục) bài văn nghị luận:
* Mở bài:
	Nêu vấn đề cần bàn luận.
* Thân bài:
	Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên.
* Kết bài:
	- Khẳng định vấn đề caanf bàn luận.
	- Nêu bài học, liên hệ bản thân.
4. Tập viết từng đoạn:
	(Chú ý câu chuyển tiếp các đoạn, khiến lập luận chặ chẽ, khúc chiết.)
* Phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận:
	Lập luận là đưa ra luận cứ hợp lí nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói, người viết.
* Bài tập
Bài tập 1:
 Tìm một câu tục ngữ trái ngược với "Sống chết mặc bay" và giải thích, chứng minh cho câu tục ngữ mà em đã chọn.
a. Tìm hiểu đề
b. Lập dàn ý chi tiết.
c. Tập viết từng đoạn tạo thành văn bản.
Gợi ý
	Câu tục ngữ trái với "Sống chết mặc bay" là "Thương người như thể thương thân"
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề bàn luận: "Thương người như thể thương thân"
- Yêu cầu của đề: giải thích, chứng minh.
b. Lập dàn ý
* Luận điểm: thương người như thể thương thần
+ MB: Nêu vấn đề càn bàn luận
+ TB: Các luận cứ, luận chứng
- Thế nào là "Thương người như thể thương thân" - đạo lí làm người
- Các dẫn chứng minh họa cho hiện tượng "Thương người như thể thương thân" trong xã hội
- Các dẫn chứng minh họa cho luận điểm "Thương người như thể thương thân" trong văn học (Ngữ văn 6, Ngữ văn 7)
+ KB:
- KHuyên mọi người nên có lối sống đẹp như câu tục ngữ đã nêu.
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Bài tập 2
Hãy giải thích câu tục ngữ 'Thì giờ là vàng bạc"
a. Tìm hiểu đề.
b. Lập dàn ý chi tiết.
c. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Gợi ý
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề cần bàn luận: thời gian rất quý (thì gì là vàng bạc).
- Yêu cầu của đề: Giải thích
b. Lập dàn ý chi tiết:
+ MB: Nêu vấn đề cần bàn luận (luận điểm chính)
+TB: Trình bày các luận cứ, luận chứng:
- Hiểu câu tục ngữ ntn ?
- Vì sao thời gian lại quý giá như vậy ?
- Nên có kế hoạch để tận dụng thời gian học tập và làm việc.
+KB: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Ngày dạy / / 20
Tiết 36
 Ôn tập Tiếng Việt về câu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Củng cố cho học sinh kiến thức về rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ 	cho câu về tác dụng và cách sử dụng câu.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng sử dụng câu.
3. Thái độ
	Học sinh thấy được vai trò, tác dụng của việc rút gọn câu, câu đặc biệt. thêm 	trạng ngữ cho câu trong nói, viết.
II. Nội dung ôn tập
1. Rút gọn câu:
* Khái niệm: 
	Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ những trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc, người nghe vẫn hiểu.
	Ví dụ: - Bạn làm gì đấy ?
	 - Đọc sách (rút gọn chủ ngữ)
* Tác dụng của câu rút gọn:
	Rút gọn câu có tác dụng làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước.
* Các kiểu rút gọn câu: 
+ Câu rút gọn chủ ngữ.
	- Hôm nay bạn đã ăn cơm chưa ?
	- ăn rồi.
+ Câu rút gọn vị ngữ
	- Ai đi lên thị xã ?
	- Tôi.
+ Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ
	- Bạn đã chép bài chưa ?
	- Rồi.
* Cách dùng câu rút gọn
+ Trong văn đối thoại, người ta rút gọn câu để tránh trùng lặp những từ ngữ không cần thiết làm cho câu văn trở nên thoáng, hợp với tình huống giao tiếp
+ Trong văn chính luận, văn miêu tả, biểu cảm người ta thường rút gọn câu để ý được súc tích, cô đọng.
 Lưu ý: Trong những văn cảnh mà việc rút gọn câu không cho phép ta khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng thì không nên rút gọn câu vì sẽ làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không đầy đủ nội dung câu nói.
	Muốn rút gọn câu phải dựa vào quan hệ với người nói, người viết, với người nghe, người đọc để tránh việc biến câu thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
2. Câu đặc biệt.
* Thế nào là câu đặc biệt ?
	Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. Câu đặc biệt thường được cấu tạo bởi những từ ngữ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ mà không có kết cấu chủ-vị.
	Ví dụ: - Mưa !
* Tác dụng của câu đặc biệt
+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, miêu tả sự vật hiện tượng.
	Ví dụ: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan)
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc, trạng thái tâm lí,...
	Ví dụ: - Sao mà lâu thế !
	 - Thật lạ lùng!
+ Dùng để gọi đáp: Bác ơi ! Vâng ạ !
+ Ghi lại sự tồn tại, xuất hiện hay tiêu biến của sự vật hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng như bày ra trước mắt: Ví dụ; ồn ảo một hồi lâu.
+ Gọi tên hay trình bày một hoạt động chính. Ví dụ: Xung phong!
3. Thêm trạng ngữ cho câu
* Đặc điểm của trạng ngữ
+ Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự kiện được miêu tả ở nòng cốt câu
+ Về hình thức: Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu những cũng có thể đặt ở giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc cuối câu tùy theo hoàn cảnh diễn ra sự việc được miêu tả ở nòng cốt câu.
* Công dụng của trạng ngữ.
+ Chỉ nơi chốn, trả lời câu hỏi: ở đâu ?
+ Chỉ thời gian
+ Chỉ nguyên nhân
+ Chỉ mục đích
+ Chỉ phượng tiện
+ Chỉ trạng thái
* Tách trạng ngữ thành câu riêng
	Để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ thành những câu riêng.
	Ví dụ: Hắn không còn kinh rượu nhưng cố gắng uống cho thật ít. Để cho khỏi tốn tiền
4. Bài tập
a. Bài tập 1
	Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó
 " Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ.
 (Tô Hoài)
b. Bài tập 2.
	Trong các câu sau đây thành phần nào được rút gọn ? thử khôi phục thành phần bị rút gọn.
+ Buồn trông con nhện chăng tơ. -> Rút gọn trạng ngữ (Tôi buồn trông con nhện...) 
+ Buồn trông cửa bể chiều hôm. -> Rút gọn trạng ngữ (Thúy Kiều buồn trông ...) 
c. Bài tập 3:
Xác định kiểu câu trong những trường hợp sau:
Lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu:
- Mẹ ơi!
- Ôi con ! (Mẹ về đây con.)
- Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ ?
- Mẹ sẽ nấu cơm ngay. 
-> các trường hợp Lan hỏi đều là câu đặc biệt vì nó dùng để nêu bật sự tồn tại hiển nhiên của sự vật, hoạt động,...
Ngày dạy / / 20
Tiết 37+ 38
Luyện viết đoạn văn nghị luận
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	Qua việc luyện viết các đoạn văn nghị luận, giúp học sinh nắm chắc hơn các thao tác viết văn nghị luận. 
2. Kĩ năng:
	Rèn năng lực tư duy, năng lực biểu đạt quan niệm, những tư tưởng sâu sắc trong đời sống.
3. Thái độ:
	Học sinh có ý thức vận dụng kién thức văn nghị luận viết đoạn văn.
II. Nội dung ôn tập
1. Nhắc lại bố cục bài văn nghị luận:
 * Mở bài:
	Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
* Thân bài:
	Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên.
* Kết bài:
	- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
	- Nêu bài học, liên hệ bản thân.
2. Luyện viết đoạn văn:
Đề 1:
 Nói dối có hại.
Đề 2: 
	"Thất bại là mẹ thành công"
- GV yêu cầu học sinh lập dàn ý cho mỗi đề
- Viết bài theo từng phần theo dàn bài
- GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết- GV chỉnh sửa, bổ sung.
Ngày dạy / / 20
Tiết 39+ 40
Luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Qua việc luyện viết các đoạn văn lập luận chứng minh, củng cố cho học sinh phương pháp lập luận, dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực để chứng tỏ cho vấn đề nêu ra.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng tư duy, lập luận để viết văn nghị luận chứng minh.
3. Thái độ:
	Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viết văn nghị luận vào viết đoạn văn.
II. Nội dung ôn tập
1. Nhắc lại dàn bài chung của bài văn lập luận chứng minh
* Mở bài:
	Nêu vấn đề cần được chứng minh.
* Thân bài:
	Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
* Kết bài:
	Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 
2. Luyện viết đoạn văn.
Đề 1:
	Hãy chứng minh: Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc.
GV gợi ý, hướng dẫn học sinh viết:
*Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
* Nội dung cần bàn luận: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú, sâu sắc"
* Phạm vi chứng minh: Thơ văn trong và ngoài chương trình học.
* 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an BDHS goi van 7.doc