Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1; 2: Văn bản nhật dụng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1; 2: Văn bản nhật dụng

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu cầu cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”.

B .Tiến trình bài giảng:

 1. Ổn định tổ chức :

 2. Kiểm tra.

 

doc 45 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1420Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1; 2: Văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 05/10/2010
Ngày dạy 08; 09/10/2010
 Tiết 1; 2 Văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu cầu cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. 
B .Tiến trình bài giảng:
 1. ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra. 
 3. Bài mới :
I- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
Et môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách nghiêm khắc”.
II. Bài tập về văn bản 
?Khỏi niệm về văn bản nhật dụng? Vấn đề được đề cập trong cả 3 văn bản là gỡ?
Gợi ý: 
+ Vấn đề gia đỡnh, nhà trường
+ Hỡnh ảnh người mẹ
+ Quyền của trẻ em
1. Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: 
- Mẹ: Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến. Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được =>Yờu thương và mong muốn những điều tốt đeph nhất sẽ đến với con
-Con. - Háo hức. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.=> Ngõy thơ, hồn nhiờn, trong sỏng
Bài tập 2: Theo em,tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? năm xưa của mình. 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
2- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
Bài tập 3: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào.
*Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ.
Bài tập 5: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
3-Cuộc chia tay của những con bỳp bờ
Bài tập 1: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” .
*Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh và em không bao giờ chia xa.
Những kỉ niệm, tình yêu thương, lòng khát vọng hạnh phúc còn mãi mãi với 2 anh em, mãi mãi với thời gian. 
Bài tập 2: Trong truyện có chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn (học sinh viết, cô giáo nhận xét - cho điểm).
* Gợi ý: Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thòi còn hơn để anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.
 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
-Học ụn lại toàn bộ văn bản nhật dụng, nắm được cỏc vấn đề đó đề cập trong cỏc văn bản
-Chuẩn bị phần ca dao- dõn ca
 *******************************
Ngày soạn 12/10/2010
Ngày dạy 15; 16/10/2010
 Tiết 3; 4
LUYỆN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CỦA VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu cầu cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “Cụ bộ bỏn diờm”. 
B .Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức :
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới :
Bài tập 1: Hãy tìm bố cục của văn bản “Lũy làng” – Ngô Văn Phú và nêu nội dung của từng phần. Nhận xét về trình tự miêu tả ( học sinh làm nhanh vào phiếu học tập ).
* Gợi ý: Mở bài: Từ đầu  mầu của lũy.
Giới thiệu khái quát về lũy tre làng ( phẩm chất, hình dáng, màu sắc).
Thân bài: Tiếp không rõ.
Lần lượt miêu tả 3 vòng của lũy làng.
Kết bài: Còn lại.
Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
Tác giả quan sát và miêu tả từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. Bài văn rất rành mạch, rõ ràng, hợp lí, tự nhiên.
Bài tập 2: Tìm bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. 
 (HS làm nhanh vào phiéu học tập)
* Gợi ý: MB: Từ đầu ... một giấc mơ thôi.
Giới thiệu nhân vật, sự việc - nỗi đau khổ của 2 anh em Thành Thủy.
TB: Tiếp ... ứa nước mắt ... trùm lên cảnh vật.
Những cuộc chia tay với búp bê, với cô giáo và bạn bè. 
KB: Anh em bắt buộc phải chia tay nhưng tình cảm anh em không bao giờ chia lìa.
Bài tập 3: Có bạn đã học thuộc và chép lại bài thơ sau:
 Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
 ..
 Bác đến chơi đây ta với ta.
Xét về tính mạch lạc, bạn học sinh trên chép sai ở đâu? ý kiến của em như thế nào?
* Gợi ý: Sự thiếu thốn về vật chất được trình bày theo một trình tự tăng dần. Bạn học sinh đã chép sai ở câu 3, 4 và 5,6. Phải hoán đổi câu 5,6 lên trước câu 3,4 mới thể hiện sự mạch lạc của văn bản.
Bài tập 4: Hãy nêu tác dụng của sự liên kết trong văn bản sau:
 Đường vô xứ Huế quanh quanh.
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
* Gợi ý: Bài ca dao 2 câu lục bát 14 chữ gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Vần thơ: chữ “quanh” hiệp vần với chữ “tranh” làm cho ngôn từ liền mạch, gắn kết, hòa quyện với nhau, âm điệu, nhạc điệu thơ du dương. Các thanh bằng, thanh trắc (chữ thứ 2,4,6,8 ) phối hợp với nhau rất hài hòa ( theo luật thơ ). Các chữ thứ 2,6,8 đều là thanh bằng; các chữ thứ 4 phải là thanh trắc. Trong câu 8, chữ thứ 6,8 tuy là cùng thanh bằng nhưng phải khác nhau:
- Nếu chữ thứ 6 ( có dấu huyền ) thì chữ thứ 8 (không dấu).
- Nếu chữ thứ 6 (không dấu) thì chứ thứ 8 (có dấu huyền).
Về nội dung, câu 6 tả con đường “quanh quanh” đi vô xứ Huế. Phần đầu câu 8 gợi tả cảnh sắc thiên nhiên (núi sông biển trời) rất đẹp: “Non xanh nước biếc”. Phần cuối câu 8 là so sánh “như tranh họa đồ” nêu lên nhận xét đánh giá, cảm xúc của tác giả (ngạc nhiên, yêu thích, thú vị) về quê hương đất nước tươi đẹp, hùng vĩ.
Bài tập 5: Văn bản nghệ thuật sau được liên kết về nội dung và hình thức ntn?
 Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
 ...................................
 Một mảnh tình riêng ta với ta.
* Gợi ý: 
- Về hình thức:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Luật trắc( chữ thứ 2 câu 1 la trắc: tới), vần bằng “tà-hoa-nhà-gia-ta” 
+ Luật bằng trắc, niêm: đúng thi pháp. Ngôn từ liền mạch, nhac điệu trầm bổng du dương, man mác buồn.
+ Phép đối: câu 3-câu 4, câu 5-câu 6, đối nhau tường cặp, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hiền hòa.
- Về nội dung:
+ Phần đề: tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn “bóng xế tà”. Cảnh đèo cằn cỗi hoang sơ “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
+ Phần thực: tả cảnh lác đác thưa thớt, vắng vẻ về tiều phu và mấy nhà chợ bên sông.
+ Phần luận: tả tiếng chim rừng, khúc nhạc chiều thấm buồn (nhớ nước và thương nhà).
+ Phần kết: nỗi buồn cô đơn lẻ loi của khách li hương khi đứng trước cảnh “trời non nước” trên đỉnh đèo Ngang trong buổi hoàng hôn.
- Chủ đề:
Bài thơ tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn và thể hiện nỗi buồn cô đơn của khách li hương.
Qua đó ta thấy các ý trong 4 phần: đề, thực, luận, kết và chủ đề bài thơ liên kết với nhau rất chặt chẽ, tạo nên sự thống nhất. 
 4.Củng cố và dặn dò. 
- Tính liên kết của văn bản. 
- Ôn tập phần “ Ca dao – dân ca’’
Ngày soạn 19/10/2010
Ngày dạy 22; 23/10/2010
Tiết 5 ; 6
 CA DAO - DÂN CA 
A. Mục tiêu cần đạt:
Củng cố kiến thức về ca dao, dân ca.
Hiểu biết sâu sắc hơn về ca dao, dân ca về nội dung & nghệ thuật.
Luyện tập về từ láy.
B .Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức:
 2 .Kiểm tra:
 3. Bài mới :
 Phần I: Giới thiệu về ca dao.
1. Khái niệm:
Ca dao là những bà ...  chứng minh những luận định sau:
ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử.
Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Gợi ý:
Yêu cầu tìm dẫn chứng thật phong phú nhưng phải đảm bảo sát thực với nội dụng cần chứng minh. Không chỉ liệt kê tên truyện mà phải biết lựa chọn những chi tiết cụ thể.
Ví dụ: a) Có thể chọn dẫn chứng sau:
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Đằng sau chi tiết kì lạ hoang đường (Nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ: chuyện đẻ cái bọc trăm trứng nở ra trăm con trai, không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi;...) là cốt lõi lịch sử (sự ra đờicủa nhà nước Văn Lang, sự xuất hiện của triều đại các vua Hùng,...)
* Dặn dò : Học bài và làm bài tập.
 ************************************
 Ngày soạn 28 / 02/2011
 Ngày dạy 04 / 03 /2011
Tiết28: ôn tập văn nghị luận chứng minh
A . Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu đươc văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định và làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng,là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Hs phân biệt 2 kiểu bài chứng minh
+ Chứng minh 1 vấn đề chính trị, xã hội
+ Chứng minh 1 vấn đề văn học nghị luận.
Dẫn chứng là bản chất, là tinh thần của bài văn chứng minh.
- Lời văn chứng minh trong sáng chặt chẽ
B .Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn giáo án
HS: ôn tập
C .Tiến trình lên lớp
 1. Tổ chức:
 2 .Kiểm tra:
 3. Bài mới
 Bài tập
Bài tập1: Lập dàn ý: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – (HCM)
GV: Khái quát cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
Đề: Yêu cầu chứng minh
Vấn đề chứng minh: lòng yêu nước của nhân dân ta
Dàn ý:
MB: Nêu luận điểm
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Khẳng định “Đó là 1 truyền thống quý báu”
Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng
Thân bài (Quá khứ, hiện tại)
Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh quân xâm lược kháng chiến
+ Những trang sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu
+ Chúng ta tự hào, ghi nhớ...
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
+ Các lứa tuổi từ cụ già -> nhi đồng
+ Đồng bào khắp mọi nơi
Kiều bào - đồng bào
Nhân dân miền ngược – miền xuôi
Khẳng định ai cũng 1 lòng yêu nước
+ Các giới, các tầng lớp XH...
Khẳng định những cử chỉ cao quý đó khác nhau nhưng giống với lòng nồng nàn yêu nước
Kết bài
+ Biểu hiện lòng yêu nước
+ Nêu nhiệm vụ
Bài tập 2: 1.Thơ văn bồi đắp tâm hồn. Hãy chứng minh
Bài tập 3: Hình ảnh trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Bài tập 4: Cho đề văn nghị luận sau:
Hãy chứng minh rằng người mẹ có một vai trò hết sức quan trọng với cuộc đời mỗi người
Gợi ý: cần đọc kĩ và lần lượt giải quyết các yêu cầu:
Luận điểm tổng quát: Vai trò của người mẹ
Việc xác định luận điểm ở đề abì này nên dựa trên cơ sở thời gian(khi còn thơ ấu- khi đã trưởng thành). Như vậy có hai luận điểm ứng với 2 khoảng thời gian ấy.
Căn cứ vào hai luận điểm đã tìm được, ta thấy ngay kết quả sắp xếp dẫn chứng phù hợp với từng luận điểm.
Phải đảm bảo bố cục 3 phần: MB, TB. KL. Chú ý hành văn, nhất là tránh việc liệt kê dẫn chứng một cách máy móc. Cần có phân tích, đánh giá, nhận xét cho từng dẫn chứng hoặc cùng nhóm dẫn chứng. Văn viết phải thể hiện được cảm xúc, thái độ trân trọng, biết ơn của người con đối với mẹ.
* Dặn dò : Học bài và làm bài tập.
 ************************************
 Ngày soạn 07 / 03/2011
 Ngày dạy 11 / 03 /2011
 Tiết29: Tập làm dàn ý văn nghị luận chứng minh
A . Mục tiêu cần đạt
- Học sinh hiểu đươc văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định và làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng,là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe.
B .Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn giáo án
HS: ôn tập
C .Tiến trình lên lớp
 1. Tổ chức:
 2 .Kiểm tra:
 3. Bài mới
 Bài tập
GV: Tập cho HS làm dàn ý các đề sau:
Trăng trong thơ Hồ Chí Minh
Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh
Giải quyết bài tập 2:
A. Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
+ Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc
+ Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước
B. Thân bài:
Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước
- Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương
“Đứng bên...mêng mông”.
Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: “Anh đi anh nhớ ...hôm nao”
Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương
“Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”.
Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng
“Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”...
C. Kết Bài: Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống
- HS làm quen, thành thạo các bước và cách làm dàn ý
- GV cho HS viết hoàn chỉnh, đề nào đó
- Sửa cho HS lỗi từ, dùng câu các làm và kĩ năng viết văn...
3. Chứng minh: “Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người”
MB: Tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với con người.
TB: Chứng minh:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
Rừng: cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho là làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
KB: điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
 Thực hiện như bài trên
* Dặn dò : Học bài và làm bài tập.
 ************************************
 Ngày soạn 14 / 03/2011
 Ngày dạy 18 / 03 /2011
 Tiết30: ôn tập tiếng việt ( Trạng ngữ)
 Tập làm văn (Nghi luận chứng minh)
A . Mục tiêu cần đạt
1. Tiếng việt
- HS nắm được trạng ngữ trong câu, công dụng của trạng ngữ, tách trạng ngữ thành câu riêng
- Rèn kĩ năng dùng Trạng ngữ, dùng từ đặt câu cho HS
2. Tập làm văn - Tiếp tục rèn và củng cố văn chứng minh cho HS
B .Chuẩn bị 
GV: Nghiên cứu soạn giáo án - HS: ôn tập
C .Tiến trình lên lớp
 1. Tổ chức:
 2 .Kiểm tra:
 3. Bài mới
 Bài tập
Bài tập 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:
Ngày hôm qua, trên đườnglàng, lúc 12 giờ trưa, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.
Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?
Bài tập 2: Viết đoạn văn biểu cảm hoặc chứng minh khoảng 10 câu chú ý sử dụng trạng ngữ.
Gợi ý:...
Bài tập 3: Chứng minh những câu tục ngữ
 “Một cây... núi cao”
Mở bài: Nêu tinh thần đ/c là nguồn sức mạnh
Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
Thân bài: Giải thích:
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
Ba cây làm nên non, nên núi cao
Câu tục ngữ nói lên tình yêu thương, đ/c của cộng đồng dân tộc.
Chứng minh: Thời xa xưa VIệt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm lên những cánh đồng màu mỡ: “Việt Nam...hơn”- Nguyễn Đình Thi.
+ Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...
TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán
TK 15: Lê Lợi chống Minh
Ngày nay: chiến thắng 1954
Đại thắng mùa xuân 1975
Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh.
Hàng triệu con người đang đồng tâm..
Kết bài:
Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
Bài 4: Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã đưa ra mấy luận cứ?
Hai luận cứ:
+ Tinh thần yêu nước thể hiện trong những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm.
 + Tinh thần yêu nước thể hiện trong hiện tại chống thực dân pháp.
? Các luận cứ được trình bày theo hệ thống nào?
Hệ thống liệt kê thời gian.
? Cách trình bày dẫn chứng theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hình thức biểu hiện đa dạng từ cụ già đến trẻ đến từ miền...
Bài 5. Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
Trong công cuộc chiến đấu chông kẻ thù xâm lược.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của Tinggs việt
Cả A và B.
? Theo em VB này được bác viết trong thời điểm nào?
toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp – 1951 đang giai đoạn gay go ác liệt.
? Như vậy em trả lời câu hỏi nào?
Câu A
Bài 6: Hai luận điểm chính của bài nghị luận “Sự giàu đẹp của Tiếng việt” là gì?
- Hai luận điểm chính là:
+ Tiếng việt là thứ tiếng hay
+ Tiếng việt là thứ tiếng đẹp
? ở mỗi luận điểm tác giả đã dùng những dẫn chứng như thế nào là chứng minh?
ở luận điểm 1:
+ Lời nhận xét của 2 người nước ngoài
+ Phong phú nguyên âm, phụ âm
+ Cấu tạo từ vựng
+ Thanh điệu
- ở luận điểm 2:
+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao lưu
+ Phong phú, dồi dào về cấu tạo từ
+ Từ vựng mới tăng nhanh
+ Không ngừng tạo ra từ mới.
* Dặn dò : Học bài và làm bài tập
 *********************************
 Ngày soạn 21 / 03/2011
 Ngày dạy 25 / 03 /2011
 Tiết31: ôn tập Văn giải thích
A . Mục tiêu cần đạt
Qua giờ ôn tập giúp các em nắm chắc các bước làm bài văn giải thích từ tìm hiểu đề, tìm ý đến lập dàn ý viết và sửa bài.
Rèn kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý.
Giáo dục ý thức cẩn thận khi làm bài văn giải thích.
B . Chuẩn bị:
 - GV: Hệ thống các bước làm bài giải thích, đề ôn tập - HS: Ôn tập
C .Tiển trình lên lớp:
 1. Tổ chức:
 2 .Kiểm tra:
 3. Bài mới
 Bài tập
Bài 1: “ Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Em hiểu 2 câu thơ trên của Bác như thế nào?
Tìm hiểu đề:
? Đề bài trên thuộc thể loại gì?
Thể loại văn giải thích
? Vấn đề cần giải thích ở đây là gì?
Giải thích ý nghĩa của việc trồng cây trong mùa xuân
Tìm ý
? Muốn tìm ý cho đề bài trên em phải làm gì?
Bằng cách trả lời câu nói của Bác như thế nào?
 - Mùa xuân náo nức tưng bừng đi trồng cây Bác gọi đó là tết trồng cây.
Trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Lập dàn ý
? Phần mở bài em làm như thế nào?
 A .Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp...
Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây...
 B .Thân Bài
 *Giải thích sơ lược vấn đề
? Phần giải thích sơ lược vấn đề em trả lời câu hỏi nào?
? Em hiểu câu thơ như thế nào?
 *Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này?
Vì :
Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2...
Ngăn chặn lũ lụt
Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
 * Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
Chống phá hoại rừng xanh
Chăm sóc và bảo vệ...
Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
 C .Kết bài
? Phần kết bài em làm như thế nào?
Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta càng nhiệt tinh....
Bản thân em ý thức...
Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường
* Hướng dẫn về nhà:
Làm hoàn chỉnh đề bài trên

Tài liệu đính kèm:

  • docGa Tu chon Ngu Van 7(2).doc