Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : GIÚP HỌC SINH

1.Kiến thức:

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

- Lời văn biểu cảm của mẹ đối với con.

 

doc 93 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
Ngàysoạn:20-8-2011 
 Ngữ Văn: : Bài 1 
Văn bản: : Cổng trường mở ra
 (TheoLí Lan-Báo yêu trẻ) 
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp Học sinh
1.Kiến thức:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng ,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái 
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Lời văn biểu cảm của mẹ đối với con.
2. Kỉ năng:
 Đọc hiểu một vb biểu cảm đựơc viết như những dòng nhật kí của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị ngày khai trường của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ , tình cảm : Biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng của bố mẹ.
B.Chuẩn bi :
-Giáo viên:
 + SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7.
 + Giáo án, bảng phụ.
-Học sinh: Soạn bài.
C. Hoạt động dạy- học :
Bước1: - ổn định:
 - Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7 :
Bước2: Bài mới : Gv giới thiệu vào bài
 Từ lớp 1->lớp 7 em đã dự 7 lần khai trường .Vậy ngày khai trường nào làm em nhớ nhất?Vì sao?Em có biết đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1 các bà mẹ đã làm gì?Tâm trạng của họ ra sao không ?Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
 Hoạt động của GV và HS 
 Kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung về vb.
MT: Giúp hs nắm đại ý, thể loại ,bố cục.
PP:Vấn đáp , gợi tìm
- Gv hướng dẫn : Giọng chậm rãi,dịu dàng tình cảm tha thiết, có khi xa vắng hơi buồn
H.Các em đã đọc và soạn bài ở nhà ,vậy em nào nêu được cách đọc văn bản này ?- Gv hướng dẫn cách đọc
- Gv đọc-gọi Học sinh đọc
- Gv nhận xét cách đọc
H. Hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một vài câu ngắn gọn ?
H.Trong văn bản có một số từ như"háohức”,”bậntâm”,”nhạycảm”...em nào có thể giải thích nghĩa của những từ đó?
H.Tác phẩm này thuộc kiểu văn bản gì?
H.Nêu hiểu biết của em về kiểu văn bản đó?
H. Văn bản này có thể chia làm mấy phần ?Nội dung chính mỗi phần ?
 A. 1 phần
 B. 2 phần
 C. 3 phần
 D. 4 phần
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung ,nt – ý nghĩa vb.
MT: Hiểu tình cảm thiêng liêng của mẹ và ý nghĩa lớn lao của gd.
PP:Vấn đáp , gợi tìm,thuyết giảng
 H. Người mẹ đã nghĩ đến con trong 
thời điểm nào ?
H. Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm 2 mẹ con ?
H. Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc tâm trạng của người mẹ và đứa con ?
H. Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được ?
H. Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con ?
H. Em cảm nhận được gì qua những việc làm đó ?
H. Trong đêm không ngủ tâm trí người mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào?
H. Tác giả đã dùng nghệ thuật gì?Tác dụng?
H. Qua đoạn văn em hình dung về người mẹ đó như thế nào ?
H.Sau dòng hồi tưởng về kĩ niệm xưa,người mẹ ấy đã liên tưởng đến nền giáo dục của nước nào?Cảm nhận của em về nền giáo dục của nước bạn qua lời kể đó ra sao?
- Hs đọc phần 2
H. Trong đêm không ngủ đó người mẹ còn nghĩ về điều gì ?
H. Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không ?Hãy miêu tả quang cảnh ngày hội khai trường của trường em ?
H. Em có suy nghĩ gì về câu nói của người mẹ : " Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra "
- Hs thảo luận 
-> Gv bình: vb là bài ca về tình mẫu tử - bài ca hi vọng về con cái và nhà trường
Hoạt động 3 :MT: Hs nắm vững ý nghĩa văn bản.
PP: Vấn đáp, tổng hợp
H. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản ?
H. Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản: Cổng trường mở ra ?
HĐ3: Hướng dẫn hs khái quát ynvb.
MT: Giúp hs hiểu ynvb.
PP: vấn đáp , tổng hợp..
-GV chốt nội dung bài học
-HS đọc ghi nhớ sgk
I. Tìm hiểu chung :
1. Đọc : 
*Đại ý : Bài văn viết về tâm trạng của ngươì mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con
 2. Chú thích :
HS dựa vào sgk để giải nghĩa
*Thể loại
-Kiểu văn bản biểu cảm.
-Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người.
*Bố cục : 2 phần
Phần 1 : Từ đầu->vừa bước vào 
 - Nỗi lòng người mẹ
Phần 2 : còn lại 
-Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
II.Tìm hiểu văn bản :
1. Nỗi lòng người mẹ:
- Đêm trước ngày con vào lớp một
-> Hồi hộp ,vui sướng, hy vọng 
- Con :" niềm vui háo hức ...->giấc ngủ đến dễ dàng thanh thản như uống một ly sữa"
- Mẹ: Thao thức, suy nghĩ 
- Mẹ trằn trọc không ngủ:
+ Mừng vì con đã lớn 
+Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con 
+ Thương yêu ,luôn nghĩ về con 
- Đắp mền ,buông mùng,lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con 
- Một lòng vì con, lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ 
- Đức hy sinh thầm lặng của mẹ 
- Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ đến trường : mẹ vừa nôn nao vừa hồi hộp ,hốt hoảng->lòng mẹ rạo rực bâng khuâng xao xuyến 
-> Dùng từ láy liên tiếp :Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui..., nhớ...,thương...
- Vô cùng thương yêu người thân 
- Yêu quý ,biết ơn trường học 
- Sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con 
- Tin tưởng vào tương lai của con...
-Sau những hồi tưởng và mong ước,người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ,liên tưởng tới một nét văn hoá đẹp của nước Nhật.
-Đó là một nước có nền giáo dục tiến bộ,toàn xã hội quan tâm chăm lo tới con trẻ,tới nền giáo dục của nước nhà.
 2. Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục trong nhà trường :
- Nghĩ về ngày hội khai trường và vai trò của giáo dục đối với trẻ em(đối với mỗi con người) 
- Ngày khai trường ở nước ta là ngày lễ của toàn xã hội 
-Thế giới của ánh sáng tri thức.
-Thế giới của tình người
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục 
- Khích lệ con đến trường học tập
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường - nhà trường mang đến cho con những điều về tri thức , tình cảm , tư tưởng ,đạo lí , tình bạn bè ,tình thầy trò ...ý chí nghị lực,tính thật thà ,lòng dũng cảm...để không ngừng vươn lên phát triển toàn diện
III. ý nghĩa của văn bản:
* Ghi nhớ (sgk)
- Nhớ về thời thơ ấu đến trường
- Nhớ lớp học ,bạn bè ,cô giáo
- Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ
*Luyện tập:
Hãy nhập vai người con trong văn bản”Cổng trường mở ra”để viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm biết ơn của mình đối với mẹ.
-HS làm độc lập vào vở nháp trong vòng 5 phút.
-GV gọi học sinh đọc bài viết của mình-HS trong lớp nhận xét-GV cho điểm.
Viết một đoạn văn ngắn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường Bước3: Hướng dẫn học bài ở nhà : 
-Viết một đoạn văn ngắn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường
-Nắm vững nội dung bài học
-Hoàn thành bài luyện tập.
-Soạn bài “Mẹ tôi”- Gv hướng dẫn cách soạn
*Đọc kĩ nội dung văn bản- trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản
Chú ý :Nhan đề “Mẹ tôi”;Vì sao bố k0 nói trực tiếp mà lại viết thư cho con....
 * Nắm nội dung bài qua phần ghi nhớ
 ********************************
 Ngày 22- 8- 2011
 Tiết 2 
 Văn bản: mẹ tôi
 (Et-môn-đô-đêA-mi-xi)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1. Kiến thức:
-Sơ giản về tác giả.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị,có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi
 - Nghệ thuật biểu cảm trưc tiếp qua một bức thư.
2. Kỉ năng : - Dọc – hiểu vb dưới hình thức một bức thư.
 Phân tích một số chi tiết liên quan đên hình ảnh người cha và ngừoi mẹ nhắc đến trong thư.
 3. Thái độ , tình cảm : giáo dục con cái phải biết yêu thương kính trọng bố mẹ.
 B. Tài liệu và thiết bị dạy học :
 *Giáo viên:
- SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7
- Giáo án
- Bảng phụ. 
* Học sinh: Soạn bài,tìm hiểu tg,tp
C. Hoạt động dạy học :
Bước1. -ổn định lớp :
 -Kiểm tra bài cũ : 
 H1: Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trước ngày khai trường giống và khác nhau ntn? Vì sao ?
 H2: Ngày khai trường đầu tiên là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người. Em có đồng ý không ? vì sao?
Bước2: Bài mới (Gv giới thiệu vào bài ) 
 Trong cuộc đời của mỗi một chúng ta người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài mẹ tôi sẽ cho chúng ta một bài học đầy ý nghĩa.
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích :
MT:Đọc diễn cảm,bố cục, từ khó.
PP: Vấn đáp , gợi tìm
- Gv hướng dẫn cách đọc: Giọng tình cảm,tha thiết và nghiêm
-Gv đọc mẫu->Hs đọc tiếp
- Gv nhận xét cách đọc
H. Văn bản này có thể chia làm mấy phần ? nội dung chính mỗi phần ?
 A. 1 phần
 B. 2 phần
 C. 3 phần
 D. 4 phần
- Hs đọc thầm chú thích sgk
- Kiểm tra 1 số chú thích khó 
H. "Khổ hình" ,"vong ân bội nghĩa", "bội bạc" nghĩa là gì ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết nội dung văn bản.
MT:Giúp hs hiểu tc người mẹ, cách gd nghiêm khắc tế nhị ,có lí có của người cha.
PP: Vấn đáp ,phân tích, thuyết trình
H. Mẹ tôi thuộc kiểu loại văn bản nào?
H. Văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lấy nhan đề là "mẹ tôi" ?
- Hs đọc P1 ->trả lời
H. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào trong vb "mẹ tôi" ?
H. Phẩm chất của người mẹ bộc lộ ntn từ các chi tiết đó?
H. Cảm xúc của người bố bộc lộ ntn trong những lời văn sau :
- "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy" 
- " trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ "
H. Vì sao người bố cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy?
H. Theo em nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không ?
H. Nếu là bạn cuả En-ri-cô em sẽ nói gì với bạn về việc này ?
- Hs đọc P2 ->trả lời
H. Hãy tìm những chi tiết thể hiện lời khuyên sâu sắc của người bố đối với người con của mình?
H. Em có suy nghĩ gì về lời khuyên " con hãy nhớ...hơn cả"
H. Từ những lời khuyên đó em thấy người bố của En-ri-cô là một con người ntn ?
- Hs đọc P3->trả lời
H. Trong đoạn văn cuối những lời lẽ nào của người bố đáng chú ý?
H. Trong những lời nói đó ,giọng điệu của người bố có gì đặc biệt?
H. Em suy nghĩ ntn về lời khuyên của người bố"con phải xin lỗi mẹ ,không phải vì sợ bố mà do sụ thành khẩn trong lòng"
H. Tình cảm của người bố được bộc lộ ntn từ câu nói "Bố rất yêu con.....còn hơn thấy con bội bạc"
H. Em có đồng tình với một người bố như thế không ? Vì sao?
H. Theo em vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố ?
A. Thư của bố gợi nhớ những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
B. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố 
C. Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố trong việc bảo vệ tình cảm gia đình
D. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ
E. Vì En-ri-cô sợ bố
- Hs thảo luận nhóm
H. Theo em tại sao người bố K0 trực tiếp nói với En-ri-cô mà phải viết thư 
Hoạt động 3: ýnghĩa vb.
MT: Giúp hs kq ý nghĩa vb.
PP: Tổng hợp, tích hợp
H. Qua bài văn tác giả muốn gửi gắm điều gì ?
H. Từ vb: mẹ tôi em cảm nhận được điều gì về tình cảm con người?
- Gv chốt ...  Đèo Ngang :
- Thời điểm : bóng xế tà (trời chiều 
 bóng xế)
-> buồn hắt hiu
- Cảnh vật : cỏ cây chen đá hoang dã
 lá chen hoa vắng vẻ
- Nghệ thuật :
+ Điệp từ "chen"
+ Phép đối (cây chen đá/lá....hoa)
+ Cách hiệp vần liên tiếp (tà , đá , lá)
- Cảnh vật ở đây hoang dã ngút ngàn cây và đá ,lá và hoa , vắng vẻ
- Cuộc sống con người 
Lom khom... heo hút có sự xuất 
Lác đác...... =>hiện của con người
 nhưng ít và buồn
- Nghệ thuật :
+ Từ láy (láy âm) giàu sức gợi hình "lom khom, lác đác"
+ Đảo ngữ ( vài chú tiều lom khom
 dưới núi /mấy nhà chợ..)
+ Phép đối (lom khom / lác đác dưới núi / bên sông, tiều vài chú / chợ mấy nhà )
- Câu thơ gợi hình ảnh
-Sự nhỏ bé của những chú tiều- người lao động
- Cuộc sống thưa thớt, vất vả ,nghèo nàn
- Cảnh Đèo Ngang : là bức tranh thiên nhiên ,núi đèo bát ngát ,thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ ->đẹp nhưng buồn vắng lặng
2. Một mảnh tình riêng :
 (tâm trạng của tác giả )
- Tả về âm thanh tiếng chim rừng : chim gia gia và chim cuốc
- cuốc cuốc là chim đỗ quyên (chim cuốc)
- Gia gia là chim đa đa (gà gô)
- Điệp âm : cuốc cuốc , gia gia tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng ,khúc lòng của người lữ khách lấy cái dộng (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tỉnh cái vắng lặng của Đèo Ngang lúc hoàng hôn xuống
- Tâm trạng : nổi lòng nhớ nước thương nhà ->nỗi niềm sâu kín nhớ thời quá vãng (nặng lòng hoài cổ , nhớ thương một triều đại đã qua -nhà lê )của đất nước
- Nghệ thuật :
+ Chơi chữ tài tình
- Chim quốc->tiếng kêu cuốc cuốc
->đất nước->nhớ nước
- Chim gia gia ->tiếng kêu gia gia 
->gđ (nhà)->thương nhà
+ Phép đối : giữa 2 câu 5-6
- Dừng chân đứng lại , trời , non,nước
 Một mảnh tình riêng ta với ta
 cái rộng lớn mênh cái nhỏ bé
 mông của trời đất, của tình
 non, nước riêng
- Nỗi buồn ,cô đơn ,lẽ loi ,trơ trọi của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang- trời cao thăm thẳm ,non nước bao la
- Cụm từ "ta với ta" của Bà Huyện chỉ có một mình đối diện với chính mình ,không biết chia sẻ bộc lộ cùng ai ,1 nỗi cô đơn tuyệt đối giữa trời mây non nước
- Cụm từ "ta với ta"của Nguyễn Khuyến có 2 người ->đồng chí hướng tri kỉ , tri âm->dễ dàng bộc lộ những suy nghĩ và tâm sự với nhau
3. Tổng kết :
1. Nội dung :
- Miêu tả cảnh sắc Đèo Ngang trong một buổi chiều tà ->đẹp,buồn,vắng lặng
- Bộc lộ tâm sự u hoài ,nỗi buồn nhớ tiếc quá khứ ,nhớ nhà thương nước,sự cô đơn, lẻ loi của tác giả
2. Nghệ thuật : Tả cảnh ngụ tình ,chơi chữ độc đáo ,từ láy gợi hình 
3. Luyện tập :
Bài 1 : Tìm hàm nghĩa cụm từ "ta với
 ta" 
- Đặt ở câu cuối của bài thơ khi nhà thơ bộc lộ mình trước cảnh Đèo Ngang. Trước cảnh trời non , nước bát ngát , mênh mông chỉ còn lại ta với ta -một mình đối diện với chính mình -bộc lộ nỗi cô đơn tuyệt đối của tác giả
Bài 2 : Đọc thuộc lòng bài thơ: Qua 
 Đèo Ngang 
D. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Đọc thuộc nội dung ghi nhớ
- Đọc diẽn cảm và thuộc lòng văn bản
- Làm bài tập luyện tập vào vở
- Soạn bài mới : Bạn đến chơi nhà
-GVhướng dẫn soạn cụ thể
 ******************************
Ngày 16-10-2007
 Ngữ Văn: Tiết 30
 Bạn đến chơi nhà
 (Nguyễn Khuyến)
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS nắm được tình cảm chân thành ,đậm đà ,hồn nhiên dân dã mà sâu sắc cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn 
- Bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam 
- Nụ cười hóm hỉnh , thân mật nhưng ý tứ sâu xa 
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú đường luật
B. Tài liệu và thiết bị dạy học :
- SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7
- Giáo án , sưu tầm mẫu chuỵên về tình bạn ,chân dung Nguyễn Khuyến
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : H1 : Đèo ngang là nơi giáp ranh của những tỉnh nào :
 A. Đà Nẵng và Quảng Trị
 B. Quảng Bình và Hà Tĩnh
 C. Đà Nẵng và Huế
 D. Quảng Bình và Quãng Trị
 H2 : Chủ đề của bài thơ "Qua Đèo Ngang " là gì :
 A. Cảnh sống đìu hiu ở ĐN
 B. Một thoáng thương nhà,
 nhớ nước trước cảnh đất trời
 C. Một phút chạnh lòng về c/s cô đơn
 D. Cả 3 phương án A,B,C đều sai 
3. Bài mới : Gv giới thiệu vào bài :
 Tình bạn là trong một số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học VN . Bạn đến chơi nhà của Nguyến Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn....
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc tìm hiểu tác giả , thể thơ , từ khó
H. Theo em VB này nên đọc với giọng như thế nào ?
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc
- Nhận xét cách đọc
H. Dựa vào chú thích * hãy nêu một số nét chính về tác giả Nguyễn Khuyến
H. Bài thơ thuộc thể thơ gì?vì sao em biết ?
H. Giải nghĩa từ : nước cả , khôn , rốn ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
- HS đọc diễn cảm câu thơ đầu
H. Câu thơ này thể hiện điều gì ?
H. Cách xưng hô như thế nào ?có tác dụng gì ?
- HS đọc 6 câu thơ tiếp theo
H. Em có nhận xét gì về 6 câu thơ này ?
H. Theo em lời thanh minh phân bua đó có hợp lí không ?
H. Một người làm quan về ở ẩn chẳng lẽ nghèo đến vậy ư? Hay có mục đích gì ở đây ?
H. Tác giả có dụng ý gì khi tạo ra tình huống đặc biệt như thế ?
- HS đọc câu cuối
H. Câu thơ cuối nói lên điều gì ?
H. Ba từ cuối bài thơ có tác dụng gì ?
H. So sánh 3 từ cuối của bài thơ với 3 từ cuối trong bài Qua Đèo Ngang để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về hình thức ,về nội dung cảm xúc của hai nhà thơ
H. Em hiểu cụm từ ta với ta trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ntn ?
Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập 
H. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ?
H. Vì sao nói đây là một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn
- HS đọc ghi nhơ sgk
- GV chốt nội dung chính bài học
- GV hướng dẫn học bài ở nhà
I. Đọc - chú thích
1. Đọc :
- Giọng đọc chậm rãi, ung dung ,hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười
- Nhịp 4/3 ; 2/2/3 4/1/2 
2. Chú thích :
- Nguyễn Khuyến (1835-1909)
- Quê : Vị Hạ - Yên Đỗ- Hà Nam
- Thông minh học giỏi ,đỗ đầu 3 kì thi ->Tam Nguyên Yên Đỗ
- Làm quan 10 năm ->cáo quan về ở ẩn
- Nhà thơ của làng cảnh VN
- Nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn cuối TK XIX đầu TK XX 
- Thể thơ : thất ngôn bát cú đường 
 luật
 + 8 câu mỗi câu 7 chữ
- Nước cả : nước đầy , nước lớn 
- Khôn : không thể , khó
- Rốn : cuống ,cánh hoa bao bọc
II. Hiểu văn bản :
- Lời chào vồn vã biểu lộ sự vui mừng khôn xiết ,đã lâu mới được bạn tới thăm
- Xưng "bác" của tác giả đối với người bạn tri âm gợi lên thái độ niềm nở ,thân mật và kính trọng ->cách xưng hô chân tình sau lời chào hỏi
- Đây là lời thanh minh phân bua của nhà thơ với bạn về cách tiếp khách của mình : không có người hầu hạ ,không có thứ gì ăn, uống được để đãi khách
- Mọi điều thanh minh phân bua đều khá hợp lí 
 + Trẻ ->đi vắng , chợ ->xa
 + Có cá ->ao sâu không bắt được
 + Có gà -> vườn rộng làm sao bắt được
 + Có cà , bầu , mướp ->chưa ăn được
 + Miếng trầu cũng không có nốt 
-> Mọi thứ đều chưa đến thời ,chẳng có gì để thết đãi bạn cả
- Đây là nhà thơ thi vị hoá cái nghèo của một ông quan về ở ẩn -> lời thơ hóm hỉnh ,pha chút tự trào để đùa vui ,để bày tỏ c/s thanh bạch ,một tâm hồn thanh cao lui về sống giản dị giữa xóm làng quê hương
- Tạo ra một tình huống không hề có gì tiếp khách nhưng lại có tất cả đó là tình bạn chân thành cao cả ,kính trọng và hiểu nhau
- Có vai trò quyết định giá trị của bài thơ .Tình bạn là trên hết ,tình bạn là vô cùng quý giá không một thứ vật chất nào thay thế được tình cảm tri âm tri kỉ->mọi thứ đều không có nhưng lại có tình cảm
- Cụm từ ta với ta ->biểu lộ một niềm vui trọn vẹn tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn
- Giống nhau :
+ Đều trực tiếp thể hiên cảm xúc tâm trạng của chủ thể trữ tình
- Khác nhau :
 + Ta với ta của Nguyễn Khuyến : chỉ 2 người NK và bạn cùng một tâm trạng vui mừng vì lâu mới gặp ,cả 2 còn khoẻ ,còn nhớ đến nhau ,chung tâm sự u ẩn của những ông quan về ở ẩn ->tình bạn thắm thiết ,gắn bó tuy 2 mà 1
+ Ta với ta của bài QĐN : 2 từ ta nhưng chỉ 1 người ,1 tâm trạng . Đó là bà Huyện và cái bóng của bà ->nỗi buồn cô đơn tuyệt đối của tác giả trước cảnh trời mây non nước bao la
III. Tổng kết - luyện tập:
+ Ghi nhớ (sgk)
-> Ca ngợi tình bạn chân thành ,trung thực ,bất chấp mọi điều kiện , hoàn cảnh ->tràn ngập niềm vui dân dã
- Tạo ra một tình huống bất ngờ và thú vị rồi kết thúc bằng nụ cười xoà hóm hỉnh mà sâu sắc 
D. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm vững nội dung bài thơ
- Làm hoàn chỉnh bài tập luyện tập
- Ôn kĩ về văn biểu cảm : Tiết sau làm bài kiểm tra 2 tiết
 ********************************
Ngày 17-10-2007
 Ngữ Văn: Tiết 31 , 32
 Viết bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp HS biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm
- Biểu cảm về thiên nhiên ,thực vật thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta 
- Đánh giá kiến thức học văn biểu cảm qua bài tập cụ thể 
- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm ,rèn luyện kĩ năng viết văn biẻu cảm
B. Tài liệu và thiết bị dạy học :
- SGK , SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7
- Giáo án 
- Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới : Gv giới thiệu vào bài :
Bước 1 : GV chép đề lên bảng
 I. Đề bài: Loài cây em yêu
Bước 2 : * GV nêu yêu cầu của đề bài 
 * Yêu cầu : 
 - Thể loại : biểu cảm
 - Xác định trọng tâm : phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu
 - Tuân thủ 4 bước : 
 + Tìm hiểu đề và tìm ý
 + Lập dàn ý
 + Viết thành văn
 + Kiểm tra ,sửa chữa
 * GV theo dõi thái độ làm bài của HS 
Bước 3 : Thu bài , Kiểm tra , nhận xét giờ làm bài 
II. Đáp án đề bài : Lập dàn ý 
1. Mở bài : Nêu loài cây và lí do em yêu thích loài cây đó
2. Thân bài :
- Những đặc điểm và phẩm chất gợi cảm của cây
- Loài cây ấy trong c/s của con người
- Loài cây ấy trong c/s của em
3. Kết bài : Tình cảm của em đối với loài cây đó
III. Biểu điểm chấm :
*Điểm 9-10 :
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,hình thức trình bàyđẹp, rõ ràng.Hành 
 văn diễn đạt mạch lạc,giaù hình ảnh
* Điểm 7-8 : 
 Đạt đầy đủ yêu cầu về nội dung,trình bày đẹp, rõ ràng ,hành văn diễn 
 đạt trôi chảy ,song còn sai sót một số lỗi chính tả
* Điểm 5-6 : 
 Hiểu đề song diễn đạt chưa mạch lạc ,còn sai sót nhiều từ và lỗi 
 chính tả
* Điểm 3-4 :
 Chưa đạt yêu cầu về nội dung,hình thức trình bày cẩu thả ,chữ xấu .
 Hành văn diễn đạt lủng củng,ý nghèo, sai sót về dùng từ,diễn đạt
* Điểm 1-2 : 
 Xa đề ,chưa nắm được kiểu văn miêu tả 
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Ôn kĩ văn biểu cảm
-Soạn bài : Chữa lỗi về quan hệ từ
-GVhướng dẫn cách soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7(22).doc