Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

I. Kiến thức:

 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

II.Về kĩ năng:

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trưòng đối với cuộc đời mỗi người.

III. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu cha mẹ, quý trọnh tình cảm gia đình

 

docx 208 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/8/12
Ngày dạy: 23/8/12
Tiết 1: Bài 1:
Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
II.Về kĩ năng:
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trưòng đối với cuộc đời mỗi người.
III. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu cha mẹ, quý trọnh tình cảm gia đình. 
B. CHUẨN BỊ:
I.Của GV : Nghiên cứu SGK,SGV, bài tập ngữ văn, bình giảng ngữ văn,soạn giáo án.
II.Của HS: Đọc SGK, vở ghi.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra đầu giờ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
III. Bài mới:
- Trong quãng đời đi học ai cũng trải qua ngày khai giảng. Hẳn mỗi em có một sự lựa chọn khác nhau. Nhưng với mỗi cha mẹ chúng ta thì có lẽ ngày đầu tiên khi ta vào lớp một sẽ làm cho cha mẹ chúng ta nhớ mãi. Vậy trước giờ phút trọng đại ấy cha mẹ ta đã nghĩ gì? có tâm trạng ra sao? Mời các em cùng tìm hiểu văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan để phần nào hiểu được điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Hoạt động 1:
Nêu xuất xứ của văn bản ? 
Hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng ?
Hướng dẫn cách đọc : đoạn văn hầu như không có đối thoại, chỉ là dòng cảm xúc, tâm trạng của người mẹ đươc thể hiện qua cung bậc tình cảm khác nhau. Khi đọc cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp.
 - Đoạn từ đầu đến năm học giọng nhẹ nhàng:
 (phương thức tự sự là chủ yếu).
 - Tiếp đến “ bước vào”: đọc chậm thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.
 - Đoạn cuối : giọng đọc cần rõ ràng ( không cần diễn cảm như đoại trên).
 Đọc mẫu đoạn đầu - gọi 2 hs đọc tiếp - gv nhận xét, uống nắn cho hs những chỗ sai.
Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn ? (tác giả viết về ai, về việc gì)?
- Học sinh xác định bố cục của văn bản .
Hoạt động 2:
Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường ?
 - Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một kẹo.
 - Gương mặt thanh thoát [] đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
 - Không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai dậy cho kịp giờ.
Em hình dung người con có tâm trạng ntn qua những biểu hiện trên ? 
- Tâm trạng của người con trong đêm trước ngày khai trường thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. Mặc dù người con đã cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, tự thấy mình đã lớn, tự nguyện giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng. Tuy vậy người con vẫn chỉ là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên nên ngay sau những phút giây “háo hức” đó giấc ngủ đã đến với cậu bé đễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Sự vô tư của người con thể hiện ở “gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm [] thức dậy làm sao cho kịp giờ.
Tâm trạng của người mẹ được thể hiện qua những chi tiết nào ? 
- Mẹ không ngủ được, mẹ đắp mền cho con,buông mền, ém góc cẩn thận, rồi không biết làm gì nữa.
- Mẹ không tập trung được việc gì cả. 
- Mẹ lên giường và trằn trọc. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được [] 
 Em có cảm nhận như thế nào về giọng điệu và biện pháp nghệ thuật được tác giả sự dụng để miêu tả tâm trạng của người mẹ và đứa con, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?.
 - Giọng điệu nhẹ nhàng như một cuộc trò truyện tâm tình, đoạn kí đã giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng của người mẹ hồi hộp bồn chồn, trằn trọc suy nghĩ về con. Động từ “ trằn trọc” kết hợp với sự hồi tưởng về ấn tượng lần đầu tiên đến trường của người mẹ. Tác giả đã cho ta thấy rõ tình cảm yêu thương đằm thắm của người mẹ dành cho con. Đồng thời tác giả còn sd nghệ thuật mtả cùng với n/t so sánh rất thành công để làm hiện lên trước mắt người đọc h/a một cậu hs hết sức ngây thơ và đáng yêu 
 Nghệ thuật so sánh còn làm cho ta thấy được sự đối lập tâm trạng của hai mẹ con 
Theo em tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ?
 - Tâm trạng người mẹ thao thức không ngủ triền miên suy nghĩ 
Tại sao người mẹ lại không ngủ được ? ( có phải vì lo lắng cho con hay vì mẹ đang nôn nao suy nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình, hay vì lí do nào khác nữa? )
 - Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con bởi mọi thứ mẹ đã chuẩn bị đầy đủ, kĩ lưỡng kể cả về tâm lí (đứa con đã từng được đi học mẫu giáo, tuần lễ trước ngày khai giảng mẹ đã đưa đến trường để làm quen với bạn bè và thầy cô giáo mới). Chỉ người mẹ mới hiểu được điều gì đã khiến mình phải thao thức đến vậy. 
Em cảm nhận được gì về tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con ? 
Ngày khai trường đàu tiên của con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ khi cũng như đứa con bây giờ lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé) đưa đến trường.
Hãy tìm các chi tiết sâu đậm nhất trong buổi khai trường đầu tiên của mẹ ?
- Hàng năm cứ vào cuối thu [] mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường dài và hẹp.
- Mẹ nhớ nôn nao, hồi hộp [] và nỗi nhớ chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào 
Vì sao chi tiết về nỗi nhớ ấy lại sống dậy trong lòng mẹ lúc này ? 
- Bao nhiêu năm tháng trôi qua với những lo toan bươn chải kiếm sống mà những kỉ niệm vẫn còn nguyên vẹn đế nỗi “cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Bằng việc để cho người mẹ hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại là một trong những cách lập ý của văn biể cảm.Cách lập ý đó của tác giả đã làm cho chất trữ tình của bài văn được thể hiện rõ ràng.Bồi hồi, xao xuyến với kí ức ngày đầu tiên đến trường người mẹ như muốn nói với con rằng : Đựoc đến trường là một niềm hạnh phúc tuyệt vời của cuộc đời mỗi con người. Hãy biết trân trọng điều đó và cố gắng hết mình học tập xứng đáng với niềm hạnh phúc đó.
Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không ? Theo em người mẹ đang trực tiếp nói với ai ? Cách viết này có tác dụng gì ?
- Rõ ràng bà không trực tiếp nói với con hoặc với ai. Người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với connhưng thực ra đang độc thoại với chính mình. Mẹ đang ôn lại kỉ niệm của mình.Bài văn như những dòng nhật kí của người mẹ.
- Cách viết này giúp tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm, 
miêu tả một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, xao xuyến, bâng khuâng trăn trở của người mẹ  Đó là điều nhiều khi không nói trực tiếp được.
Em thấy người mẹ trong bài văn là ngưòi như thế nào ? Vì sao em biết được điều đó ?
 - Qua những lời tâm sự ta thấy đây là người mẹ hiền rất mực thương con và có tâm hồn nhạy cảm tinh tế. Các chi tiết trong bài càng làm ta thấy rõ tấm lòng người mẹ. Mẹ muốn “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học”ấy,mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận, tự nhiên ghi vào lòng con để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
Bài văn không chỉ cho ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với đứa con mà còn cho ta thấy vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người. Chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2
Câu văn nào trong bài văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ? 
- Đó là câu “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, vầ sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả ngàn dặm sau này” 
- không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ, cho tương lai và nhà trường đảm nhận sự giáo dục quan trọng ấy. 
Liên hệ với câu nói của Bác :
 Vì lợi ích mưòi năm phải trồng cây
 Vì lợi ích mười năm phải trồng người. 
Kết thúc bài văn người mẹ nói “Đi đi con hãy cam đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì ? (nhà trường đã đem lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, tình bạn, tình thầy trò.?)
- Nhà trường là một thế giới kì diệu vì đó là nơi khai sáng trí tuệ cho mọi người. Trường học là thế giới của ánh sáng tri thức khoa học, những hiểu biết lí thú và kì diệu mà loài người đã tích luỹ qua hàng triệu năm nay, thông qua các thầy cô và nhà trường để đến với mọi người, bắt đầu từ trẻ thơ 
- Nhà trường là nơi khơi nguồn nhữnh tình cảm cao quý, thiênh liêng của con người : tình thầy trò, tình bè bạn, lòng nhân ái, đạo lí làm người. Trường học là nơi hình thành những nhân cách trong sáng, cao cả.Là nơi chắp cánh cho những ước mơ cho niềm vui và hi vọng nâng bước chân mỗi người đi đến tương lai.
- Tuổi thơ luôn gắn với học đường. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi được tới trường và bất hạnh biết bao nếu như tuổi thơ thất học phải đứng ngoài cổng trường không hề biết đến thế giới kì diệu sau cánh cổng trường.
Hoạt động 3:
Trình bày những hiểu biết của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
* Như những dòng nhật ký tâm tình (không có sự việc, không có cốt truyện, chủ yếu là diễn biến tậm trạng), lời lẽ nhỏ nhẹ sâu lắng. Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, sâu sắc.
* Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người 
Hoạt động 4:
Em hãy đọc vài câu ca dao nói về công lao của cha mẹ đối với con cái hoặc của thầy cô giáo đối với học sinh?
 Ngày nào em bé cỏn con Công cha như núi thái sơn
 Bây giờ em đã lớn khôn thế này Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
 Nghĩ xao cho bõ những ngày ước ao.
Đọc , tìm hiểu chung văn bản:
Tác giả, tác phẩm:
Đọc, tìm hiểu chú thích:
Bố cục:
Đọc, hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của người mẹ và người con trong đêm trước ngày khai trường.
 * Tâm trạng của người con. 
* Tâm trạng của người mẹ 
- Tâm trạng của hai mẹ con rất khác nhau : Con thanh thản, nhẹ nhàng,vô tư. Mẹ thao thức không ngủ triền miên suy nghĩ.
- Mẹ nhớ lại những cảm xúc bâng khuâng, rạo rực của ngày nào mình đi học.
2. Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
- Nhà trường là thế giới của ánh sáng tri thức,đạo đức làm người với những tình cảm mới,quan hệ mới cao đẹp nhất dành cho mỗi con người.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật: ghi nhớ ( SGK)
Nội dung: ghi nhớ( SGK)
Luyện tập:
IV. Củng cố, dặn dò:
Củng cố:
Dặn dò:
- Học thuộc bài .
- Làm bài tập 1 ,3 phần luyện tập 
- Soạn bài : Mẹ tôi 
Ngày soạn:21/8/12
Ngày dạy: 24/8/12
Tiết 2: Bài 1:
Văn bản: MẸ TÔI
MỤC TIÊU:
I. Kiến thức:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của ch ...  dị ,phóng khoáng đem sinh khí mới cho thơ trong khoảng từ Sơ Đường sang Thịnh Đường .Ông cũng là nhà thư pháp ,ông để lại khoảng 20 bài thơ & đáng tiếc thơ ông thất lạc gần hết.
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Nêu y/c đọc .
 Hai câu đầu đọc giọng khách quan pha chút ngậm ngùi,câu 3 giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi,cao hơn và nhấn mạnh một chút ở tiếng nào,chơi,ngắt nhịp 2/5.
Chú ý ngắt nhịp ở các câu ở 2 bài dịch khác nhau.
VD:Câu3-bài1- /1/2 (Trẻ con nhìn/lạ/không chào)
 Câu3-bài 2: 2/4 Gặp nhau /mà chẳng biết nhau)
Gv đọc mẫu ,hs đọc,nhận xét.
Giải nghĩa từ khó sgk.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?(so sánh nguyên tác và 2 bản dịch )
 Nguyên tác :thất ngôn tứ tuyệt đường luật ,thể trắc (tiếng thứ 2 của câu1 là thanh trắc)
 -2 bản dịch đều thành thơ lục bát của dân tộc ,tuy khác nhau về câu,vần ,luật nhưng các dịch giả đều cố chuyển được cái tâm trạng cảm xúc vui, buồn ,ngỡ ngàng của nhà thơ khi về thăm quê cũ mà con trẻ tưởng ông là khách lạ.
Em hiểu như thế nào về từ "ngẫu"Tại sao lại "ngẫu nhiên viết"Vậy ý nghĩa nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý?
 Ngẫu thư (ngẫu nhiên viết )chứ không phải là tình cảm ,cảm xúc bộc lộ 1 cách ngẫu nhiên.
* Hoạt động 2
 Ngẫu nhiên viết vì tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà .
 -Thế mà nhà thơ vẫn viết ,mà thơ lại hay lại xúc động vì sao vậy ?có thể nói trước là chính vì tình huống xảy ra đột ngột thể hiện ở cuối câu mà nhà thơ phải viết ,không thể không viết .Đó chính là nguyên cớ ngẫu nhiên thôi thúc tác giả viết bài thơ này. 
Việc sáng tác bài thơ ,quả thật có tính ngẫu nhiên ,tình cờ hoàn toàn không chủ định trước ,nhưng đằng sau cái duyên cớ cứ tưởng trừng như vớ vẩn không đâu ấy là một điều kiện tất yếu .Đó là tình cảm quê hương sâu nặng thường trực và bất cứ lúc nào cũng có thể thổ lộ. Nó như một sợi dây đàn căng chỉ cần chạm khẽ cũng đủ ngân nga ,vang hưởng.
 -Từ "ngẫu''nâng ý nghĩ bài thơ lên cao hơn.
Gọi học sinh đọc 2 câu thơ đầu:
''Thiếu tiểu li gia/, lão đại hồi 
Hương âm vô cải/, mấn mao tồi .''
 (Rời nhà lúc còn trẻ, già mới quay về
 Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã dụng )
 Hai câu thơ đầu tác giả dụng bp nghệ thuật gì?
 -nghệ thuật đối: Đối có đại đối (đối giữa câu trên và câu dưới), tiểu đối ( đối giữa các phần trong một câu thơ ) ở đây là tiểu đối .
 đặc điểm của phép đối trong câu thơ ngũ ngôn và thất ngôn:Số chữ của 2 đối vế nhau không bằng nhau( ở thể thất ngôn : 4 chữ trước đối với 3 chữ sau (ở thể ngũ ngôn 2 chữ trước đối với 3 chữ sau nhưng xét về từ loại và cú pháp ,vẫn có thể đối rất chỉnh.
 -Trong bài hai vế câu đầu đối rất chỉnh về cả ý lẫn lời .
Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi .(rời nhà khi còn trẻ/quay về khi đã già )
(giọng quê không đổi /tóc mai đã dụng )cụ thể ''hương âm/ mấn mao, vô cải/ tồi''.
Phép đối của câu thứ nhất cho em biết những thay đổi gì của tác giả khi trở lại quê hương ?
 -Một câu kể ngắn gọn khái quát quãng đời xa quê ,làm quan khi trở lại quê hương thấy có 2 thay đổi lớn của bản thân ,khi đi tác giả còn trẻ khi trở về đã là 1 người già .Nghệ thuật đối lập cho thấy rõ sự thay đổi về vóc người và tuổi tác .Song đồng thời cũng hé lộ tình cảm đối với quê hương của nhà thơ. Dằng dặc 50 năm làm quan nay trở về nơi chôn rau cắt rốn tình cảm ấy cảm động làm sao.
Hãy đọc câu thơ thứ 2 và cho biết nội dung của câu thứ 2 có gì giống và khác câu thơ thứ nhất?
Giống nhau:cùng nói về sự thay đổi của bản thân .
Khác nhau: không còn sự đối chiếu so sánh ''thiếu/ lão'' tiểu/ đại'',nhưng tóc mai rụng là một sự thay đổi,bởi đó là dấu hiệu của tuổi già .câu thơ thú 2 dùng hình ảnh mái tóc để làm nơi bật yếu tố không thay đổi ( tiếng nói quê hương )Tác giả đã khéo dùng chi tiết vừa có tính chân thực vừa có tính trượng trưng.
Một con người thay đổi rất nhiều từ trẻ đến già ,từ nhỏ đến lớn, từ tóc xanh đến tóc rụng ,nhưng giọng quê không đổi.
Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương?
Hơn nủa thế kỉ làm quan đứng trên đinh cao của danh vọng sống trong cảnh vàng son thế mà tình cố hương của ông vãn đầy trong trái tim "giọng quê'' vẫn đậm đà như xưa . Yếu tố thay dổi :vóc dáng, tuổi tác, tóc mai phụ thuộc vào quy luật tự nhiên. Riêng giọng quê không đổi không phụ thuộc vào tự nhiên, mà phụ thuộc vào ý thức của con người, do côn ngưòi quyết định, đó là tấm lòng của tác giả đối với quê hương.
Em hãy xây dựng công thức bỉểu đạt của câu 1 và câu2 
Nếu xét biểu câu: Câu 1 là câu kể, Câu 2 là câu tả, Nhưng không nên xét phương thức bỉểu đạt cho từng câu mà xét toàn bài là biểu cảm song là biểu cảm gián tiếp vì trong bài có nhiều yếu tố tự sự. Về quê sau bao nhiêu năm xa cách, tâm hồn người xa quê hẳn bâng khuâng lắm 
HS đọc 2 câu thơ cuối 
 '' Nhi đồng tương kiến, bất tương thức 
 Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai ''
( Trẻ con gặp mặt, không quen biết Cười hỏi khách ở nơi nào đến? )
 Em có nhận xét gì về giọng điệu và biện pháp nghệ thuật của 2 câu cuối?
-Hai câu cuối chuyển sang tâm sự kể chuyện .
Nghệ thuật tiểu đối ở câu thứ 3: Nhi đồng tương kiến ><bất tương thức. Nhưng câu thứ 4 câu kết lại đối lại với 3 câu trước.
ở 3 câu trước, mỗi câu đều tách thành 2 vế đối nhau thể hiện rõ tâm trạng :Vừa vui vừa buồn.
Nửa mừng nửa tủi
Mừng mừng tủi tủi.
Đây là tâm trạng rất thực của con ngườn sau bau nhiêu năm xa cách que hương, giờ mới trở lại.Buồn vui lẫn lộn, những đợt sóng lòng không kìm nén được, thoắt vui thoắt buồn, mừng tủi, ...Đọc lên ta thấy bước chân hấp tấp, lập cập, rối rít, tay bắt mặt mừng, nước mắt rơi xuống cả nụ cười trên môi.
 Không tự chủ không, kìm nén được, cụ già 86 tuổi bỗng hoá thành trẻ thơ, không làm chủ được tình cảm của mình.
Hai câu thơ sau cho biét tác giả gặp gỡ ai ở quê ?Điều gì trớ trêu xảy ra?
Nhà thơ gặp gỡ các em nhỏ ở làng quê, cảnh thật tró trêu xảy ra là lũ trẻ'' cười hỏi: khách ở nơi nào đến ''(lũ trẻ coi ông là người xa lạ, một người khách.
Vì sao em cho rằng đó là cảnh trớ trêu?
 Vì nó không nằm trong sự mong đợi của nhà thơ. Xa quê đằng đẵng bao nhiêu năm, những bước chân đầu tiên khi trở lại quê lẽ ra gặp người quen thì thật vui mừng. Đột ngột biết bao, hụt hẵng biết bao, tủi lòng biết bao, khi những đứa trẻ đó lại ''cười hỏi : khách ở nơi nào đến''Mạch thơ đang đi nhanh bỗng chững lại. Suốt 3 câu là lời mừng tủi của người trở về,đột ngột câu thứ 4 lại đổi CN( trẻ con)
Hoàn cảnh trớ trêu ở chỗ: ông lão buồn vui lẫn lộn,náo núc, bồi hồi đầy vồ vập, trẻ con đầy xa lại.Câu kết đối lập hoàn toàn với tâm trạng của tác giả, không trách lũ trẻ được bởi chúng là những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn. Khi nhà thơ rời quê ra đi, có lẽ bố mẹ chúng cũng chưa ra đời . Vậy làm sao chúng có thể nhận ra người lão đồng hương đang đứng ngơ ngác, ngỡ ngàng trước mặt . Chúng vốn là những đứa trẻ con tốt bụng và hiểu khách nên vui mừng chào đón & hỏi han khách lạ, đó cũng là lẽ tự nhiên. 
Em hình dung tâm trạng của tác giả ra sao khi đứng trong hoàn cảnh trớ trêu ấy? 
Trước hết là sự ngạc nhiên, sau đó là buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa. Ta là người làng này mà khi trở về không có ai nhận ra, lũ trẻ con đón mình như một người khách lạ. Khách lạ ngay giữa q/h mình. Dù biết đó là quy luật của tụ nhiên, của thời gian trôi chảy, nhưng trong đáy lòng ông, vẫn nhói lên nỗi buồn tủi về thời gian, nỗi nhớ quê tích tụ, rồn nén trong trái tim nhà thơ đã hơn nửa thế kỉ mà đâu ngờ được đền đáp như thế này ư?
 Cho nên nhi đồng càng hớn hở vui mừng bao nhiêu thì nỗi lòng nhà thơ càng sầu muộn bấy nhiêu. Tình huống đặc biệt ấy đã tạo lên màu sắc và giọng điệu bi hài, thấp thoáng đằng sau những lời kể tưởng trừng khái quát tâm tình.
Qua tiêu đề của bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình yêu quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
Tình huống độc đáo
 +thứ nhất:Người ta thường viết về quê hương khi xa quê, càng xa quê thì nỗi sầu xa xứ càng đậm đà như bài''Xa ngắm ..''của Lí Bạch. Nhưng trong bài này tác giải viết ngay sau khi tác giả mới đạt chân trở lại quê hương.
+Thứ 2: Không phải ngay từ đầu t/g chủ động viết về quê mà ngẫu nhiên viết về nỗi niềm mừng mừng, tủi tủi khi gặp lại quê nhà. Tác giả không chủ định viết và vì sao viết, đến lúc đọc song bài thơ người đọc mới rõ.Tình huống đầy kịch tính cuối bài ( tác giả bị gọi là khách )là một cú sốc thực sự đối với tác giả, nhưng đó chíng là duyên cớ khiến tác giả viết bài thơ này
* Hoạt động 3
Nêu những nét đặc sắc về ND & NT của bài thơ? 
* Hoạt động 4
So sánh 2 bản dịch thơ của Phạm sĩ Vĩ &Trần trọng San, căn cứ vào bản dịch nghĩa& những điều cảm nhận qua đọc bài thơ ?
Tóc mai đã rụng .
+Phạm sĩ Vĩ: tóc đã khác bao.
+T.T.San: Sương pha mái đầu. (dịch không sát)
-Trẻ con gặp mà không quen biết. 
+Trẻ con nhìn lạ không chào.
+Gặp nhau mà chẳng biết nhau( sát hơn)
- Cười hỏi:khách ở nơI nào đến.
P.S.ĩ : Đánh mất chữ cười.
T.T.San : Trẻ cười hỏi( dịch sát hơn).
Mỗi bản dịch có 1 ưu điểm riêng.
I. Đọc , tìm hiểu chung văn bản :
 1. Tác giả , tác phẩm :
a. Tác giả :
- Hạ Tri Chương(659-744) quê ở tỉnh Triết Giang TQ là một trong những thi sĩ lớn đời Đường .
 - Thơ ông nhẹ nhàng gợi cảm ,biểu lộ một trái tim nhân hậu. 
b. Tác phẩm :
 - Được viết khi vừa mới đặt chân tại quê hương sau bao năm xa cách .
2.Đọc , tìm hiểu chú thích :
3. Bố cục :
II.Đọc , hiểu văn bản :
1. Hai câu thơ đầu.
-> Câu thơ đã khái quát quãng đời xa quê và sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác,nhưng cũng thể hiện sự trân trọng và nâng niu tiếng nói của quê hương, đó là biểu hiện của tình yêu quê hương sâu sắc.
2. Hai câu thơ cuối 
Tâm trạng buồn ngậm ngùi,xót xa, trước những thay đổi của quê nhà.
III.Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Tác giả sử dụng nghê thuật đối, từ tráI nghĩa,hình ảnh tương phản tạo nên những vần thơ hàm xúc, tình huống độc đáo.
2. Nội dung:
- Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu q/h của nhà thơ. 
 IV. Luyện tập :
4. Củng cố , dặn dò :
a. Củng cố : - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học theo ghi nhớ SGK .
b. Dặn dò : - Học thuộc bài,nắm nội dung.
- Tập phân tích bài thơ .
- Chuẩn bị bài từ trái nghĩa .
5. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan7.docx