Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài: Cổng trường mở ra

Mục tiêu: Qua bài này học sinh có được:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con cái nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.

- Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.

2. Kỹ năng: Đọc tác phẩm, bước đầu nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

3. Thái độ : Trân trọng tình cảm sâu nặng của tình mẹ

 

doc 289 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Bài: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: 	
	Bài:	Cổng trường mở ra
Theo Lý Lan
A. Mục tiêu: Qua bài này học sinh có được:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con cái nhân ngày khai trường.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.
- Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
2. Kỹ năng: Đọc tác phẩm, bước đầu nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
3. Thái độ : Trân trọng tình cảm sâu nặng của tình mẹ
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, đồ dùng
2. Học sinh : Đọc văn bản, Soạn bài
3. Đồ dùng: Bảng phụ, chuẩn bị giấy và bút dạ để thảo luận nhóm
C. Tiến trình các hoạt động giảng dạy:
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1p) 
	Trong ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1, ai là người đưa em đến trường? Em nhớ lại đêm trước ngày khai trường mẹ em đã làm gì?
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (7p) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
I. Đọc - tìm hiểu chung
- Giới thiệu về t. giả Lý Lan ?
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc văn bản
- Cho HS xác định bố cục của bài ?
- Bài văn viết về việc gì?
Đọc
Trả lời miệng
Trả lời miệng
1. Tác giả: Lý Lan là 1 nhà văn nữ có tiếng ở Sài Gòn
2. Tác phẩm : 
*Xuất xứ: SGK 
*Đọc, chú thích 
*Bố cục: 2 phần 
*Đại ý : Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con
- Gọi HS đọc văn bản.
- Hỏi chú thích 1, 2, 7, 10 
(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- Tóm tắt văn bản 5 – 7 câu
Tóm tắt văn bản.
Hoạt động 2: (20p) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II. Đoc - hiểu văn bản
- Văn bản viết về việc gì?
(VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con).
Trả lời miệng
1. Tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường:
- Tìm những chi tiết cho thấy tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường?
- Vì sao tâm trạng của mẹ và con có sự khác nhau đó?
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
(“Hằng năm ... dài và hẹp.”)
- Đó có phải là lý do chính khiến mẹ không ngủ không?
(- Đó là 1 lý do xong cảm xúc cơ bản khiến mẹ không ngủ là tình cảm về đứa con yêu dấu trước ngày khai trường đầu tiên. Mẹ muốn con có ấn tượng sâu đậm – như ngày xưa khi bà ngoại đưa mẹ tới trường.)
- Qua đó em thấy mẹ là người như thế nào?
(nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm, khó nói bằng lời trực tiếp.)
- Em hãy đọc 1 câu ca dao, câu thơ, câu danh ngôn nói về tấm lòng của mẹ?
- Có phải mẹ đang trực tiếp nói với con không? Cách viết này có tác dụng gì?
* HS quan sát tranh. Bức tranh miêu tả điều gì?
GV mở rộng nói về sự quan tâm của tất cả mọi người trong nước và trên thế giới đối với việc học tập của trẻ vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Phát hiện chi tiết.
Nhận xét
Phát hiện
Nhận xét
Tìm và đọc
Trả lời miệng
Quan sát
Trả lời miệng
- Mẹ:
 + Không ngủ được
 + Thao thức suy nghĩ triền miên
- Con:
 + Giấc ngủ đến dễ dàng
 + Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư
Tâm trạng của mẹ và con có sự khác nhau. Trong mẹ đan xen tình cảm về đứa con yêu dấu và những kỉ niệm của mẹ thời thơ ấu. Con hồn nhiên ngây thơ sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
* Mẹ yêu thương con, quan tâm tới việc học của con.
* Em hãy đọc câu văn “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm...”
- Câu văn này nói về điều gì?( Câu văn nói về vai trò, vị trí của nhà trường.)
Đọc
Trả lời miệng
2. Vai trò và vị trí của nhà trường.
- Câu nói của mẹ “Đi đi con... thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì?
Thảo luận nhóm
Trường học đem đến cho con người tri thức khoa học, những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, chắp cánh cho em những ước mơ tươi sáng, đẹp đẽ. 
GV gọi một số em trình bày sau đó chốt lại.
Hoạt động 3: (5p)Tổng kết
III. Tổng kết
- Văn bản này các em cần ghi nhớ điều gì?
 HS đọc ghi nhớ.
Ghi nhớ: SGK/9
Hoạt động 4: (5p)Luyện tập
- GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận.
- GV gợi ý:
+ Đó là kỉ niệm gì? Vì sao đáng nhớ (gắn liền với ai)?
*Củng cố và dặn dò (3p)
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
HS thảo luận
IV. Luyện tập:
Bài 1: 
- Hồi hộp nhất vì là lần đầu.
- Dấu ấn sâu đậm vì kỉ niệm tuổi thơ
Bài 2: 
Tiết 2 	Văn bản	Mẹ tôi
ét-môn-đô đơ A-mi-xi
A. Mục tiêu: Qua bài này học sinh có được:
1. Kiến thức:
- Hiểu biết và thấm thía tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
- Giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ.
- Thấy được tác dụng của cách diễn đạt tình cảm và phương thức viết thư.
2. Kỹ năng: Đọc tác phẩm, phân tích tác phẩm
3. Thái độ: Trân trọng tình cảm của cha mẹ, biết ơn cha mẹ
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, đồ dùng
2. Học sinh : Đọc văn bản, Soạn bài
3. Đồ dùng: Bảng phụ, chuẩn bị giấy và bút dạ để thảo luận nhóm
C. Tiến trình các hoạt động giảng dạy:
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
	Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng, cao cả. Nhưng chẳng phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ đem đến cho các em một bài học như thế.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (7p) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung
I. Đọc - tìm hiểu chung:
- Giới thiệu về tác giả?
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
- Gọi h/s đọc
- Kiểm tra việc đọc chú thích của HS(Tích hợp giải nghĩa từ với phần từ ghép).
- Xác định nhân vật chính trong VB? Vì sao?
(Người cha là nhân vật chính vì hầu hết những lời nói trong VB là lời tâm tình của người cha)
- Nêu nd chính của BV?
(BV miêu tả thái độ, tình cảm và những suy nghĩ của người bố khi En-ri-cô phạm lỗi)
- Nêu bố cục của bài ?
- Theo em, cần đọc văn bản với giọng như thế nào?
Trả lời miệng
Quan sát trả lời câu hỏi
Đọc
Giải nghĩa các từ
Trả lời miệng
Trả lời miệng
Trả lời miệng
Trả lời miệng
Trả lời miệng
1. Tác giả:
- Tác giả: ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.
2. Tác phẩm:
Trích “Những tấm lòng cao cả”.
Hoạt động 2: (20 phút) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản
- Ai viết thư? Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Tâm trạng của Enricô khi đọc thư?
Phát hiện
Trả lời miệng
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh viết thư :
Bố En-ri-cô viết cho con, phê phán nghiêm khắc khi En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm mẹ em.
Em rất xúc động. 
- Tìm những chi tiết biểu hiện thái độ của bố đối với Enricô?
- Qua những chi tiết đó em thấy thái độ của bố đối với Enricô là thái độ như thế nào?
- Những chi tiết, hình ảnh nào nói về mẹ Enricô?
- Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ Enricô là người như thế nào?
- Tình cảm của mẹ Enricô cho em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
(VB “Cổng trường mở ra”)
Phát hiện chi tiết
Trao đổi lớp
Phát hiện
Trả lời miệng
Trả lời miệng
2. Nội dung bức thư :
a) Thái độ của bố trước lỗi lầm của con:
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tìm bố vậy.
- Bố...không nén được cơn giận dữ
- Thật đáng xấu hổ
- Không bao giờ con được thốt ra
- Con phải xin lỗi mẹ.
- Con hãy cầu xin mẹ... không có con còn hơn con bội bạc với mẹ.
* Ông hết sức buồn bã, đau đớn và tức giận vì Enricô có lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ.
b. Tình cảm của mẹ Enricô
- Mẹ thức suốt đêm ... mất con
- Người mẹ ... cứu sống con.
* Mẹ thương yêu con sâu nặng.
- Điều gì khiến Enricô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Đọc thư bố Enricô đã nhận ra điều gì?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bố Enricô?
(Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao (điều đó có tác dụng với cảm xúc).
- Em hãy suy nghĩ xem tại sao bố Enricô không nói trực tiếp mà phải viết thư?
GV: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp. Viết thư là chỉ viết riêng cho người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, giữ được lòng tự trọng cho người mắc lỗi. Đây là cách ứng xử trong đời sốnggia đình và xã hội. 
Trả lời miệng
Trả lời miệng
Nhận xét
Thảo luận nhóm
 Đại diện trình bày
- Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và Enricô.
- Những lời nói chân tình, sâu sắc xong thái độ kiên quyết, nghiêm khắc.
*Enricô nhận ra: T.yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Mất mẹ là nỗi bất hạnh lớn lao nhất trong đời người.
- Qua đó em hiểu gì về bố Enricô?
- Đọc xong bức thư của bố, Enricô sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
- Đây là bức thư người bố gửi cho con, tại sao lại lấy tên văn bản là “Mẹ tôi”?
Trả lời miệng
Trả lời miệng
Trao đổi lớp
- Bố Enricô thương yêu con, mong và luôn giáo dục con trở thành người con hiếu thảo, trân trọng vợ.
Ông là người chồng, người cha tốt.
Hoạt động 3(1 phút) Hướng dẫn HS tổng kết
- Văn bản “Mẹ tôi’’ gợi cho em suy nghĩ gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
Đọc
III. Tổng kết:
- Lập luận chặt chẽ, lời lẽ chân thành, giản dị, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
- Tâm tư tình cảm buồn khổ và thái độ nghiêm khắc cua người cha trước lỗi lầm của con.
- Tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
*Ghi nhớ
Hoạt động 4: (3p)Luyện tập
- Đã có lần nào em nói năng thiếu lễ độ với cha mẹ chưa? Nếu có thì văn bản này gợi cho em suy nghĩ gì?
*Củng cố và dặn dò (3p)
- Học thuộc ghi nhớ và bài thơ “Thư gửi mẹ”.
- Viết 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ khi đọc “Mẹ tôi” và “Cổng trường mở ra”.
- Soạn: Từ ghép.
Trả lời miệng
IV. Luyện tập:
Tiết 3	: 	
 Bài: Từ ghép
A. Mục tiêu: Qua bài này học sinh có được:
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
2. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
3. Thái độ:
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn giáo án, đồ dùng
2. Học sinh : Đọc văn bản, Soạn bài trả lời các câu hỏi mục 1,2
3. Đồ dùng: Bảng phụ, chuẩn bị giấy và bút dạ để thảo luận nhóm
C. Tiến trình các hoạt động giảng dạy:
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Nhắc lại khái niệm từ ghép?
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: ...  Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
5. Dấu gạch ngang:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong 1 liên danh.
Tiết 125: Văn bản báo cáo
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
-Năm đựơc đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
-Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
-Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B Chuẩn bị:
1 Giáo viên : -Soạn giáo án.
 -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
2 Học sinh : -Soạn bài .
 -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
1 ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3 Bài mới 
Giới thiệu bài (1 phút
Nội dung hoạt động của giáo viên
hình thức hoạt động của hs
nội dung cần đạt
Hoạt động 1:(10 phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của VB báo cáo.
-Cho HS đọc 2 VB SGK tr 133, 134
-Cho HS thảo luận lớp trả lời câu hỏi SGK tr 134.
-Cho HS làm bài tập 3 tr 134
-Đặc điểm của VB báo cáo?
 Hoạt động 2:( 12 phút) Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm VB báo cáo
-Cho HS trả lời câu hỏi a mục 2 tr 135
-Nêu cách làm 1 VB báo cáo? 
-Gọi HS đọc lưu ý và ghi nhớ SGK tr 135, 136
Hoạt động 3: ( 15 phút ):Hướng dẫn HS luyện tập để củng cố kiến thức . HS làm việc theo nhóm
-HS đọc 
-HS thảo luận lớp
-HS thảo luận lớp
-HS trả lời
-HS trả lời miệng
-HS trả lời
-HS đọc
-HS thảo luận nhóm
I Đặc điểm của văn bản báo cáo
Văn bản 1:
Văn bản 2:
-Mục đích của báo cáo là trình bày nội dung và kết quả công việc của 1 cá nhân hay 1 tập thể.
-Nội dung : Kết quả công việc cần báo cáo cụ thể, có số liệu rõ ràng.
-Hình thức: Tuân theo 1 số mục nhất định
Cách trình bày cân đối, sáng sủa. 
-1 số trường hợp cần viết báo cáo: Báo cáo kinh nghiệm học tốt; Báo cáo kết quả thi đua của tổ, lớp.
Bài 3:
-Tình huống b cần viết báo cáo. Đó là VB báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm của ban cán sự lớp gửi GV CN.
+Trường hợp a viết VB đề nghị
+Trường hợp c viết đơn xin nhập học.
*Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của 1 cá nhân hay 1 tập thể.
II Cách làm văn bản báo cáo
Bài tập :2 VB giống về cách trình bày các mục, khác ở nội dung cụ thể.
*1 VB báo cáo cần có các mục sau:
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng
-Tên văn bản
-Nơi nhận báo cáo
-Người (tổ chức) báo cáo
-Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm đwocj
-Kí tên
*Lưu ý: SGK tr 135
*Ghi nhớ: SGK tr 136
III Luyện tập
Bài 1, 2: HS tự làm
Củng cố –dặn dò :(2 phút )
-Hoàn chỉnh bài tập .
-Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 
-Soạn bài :Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
Tiết 126: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
-Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.
-Thông qua và các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
B Chuẩn bị:
1 Giáo viên : -Soạn giáo án.
 -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
2 Học sinh : -Soạn bài .
 -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
1 ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ(5 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3 Bài mới 
Giới thiệu bài (1 phút): 
Nội dung hoạt động của giáo viên
hoạt động của hs
nội dung cần đạt
Tiết 1:
Hoạt động 1:(15 phút): Hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về VB đề nghị và báo cáo.
-Cho HS trả lời miệng các câu hỏi SGK tr 138
Hoạt động 2:( 22 phút): Tổ chức cho HS luyện tập viết VB đề nghị và báo cáo.
-Cho HS làm miệng bài tập 1 tr 138
-Cho HS thảo luận nhóm bài tập 2 tr 138
Tiết 2:
*ổn định tổ chức
*Bài mới:
Hoạt động 3: ( 40 phút ):Hướng dẫn HS các nhóm trình bày bài tập 2 
-Gọi HS các nhóm khác nhận xét
-GV chốt lại
-Cho HS làm bài tập 3 tr 138 
-HS trả lời miệng
-HS làm miệng
-HS thảo luận nhóm
-HS các nhóm trình bày
-HS nhận xét
-HS làm việc độc lập
I Ôn lại lí thuyết về VB đề nghị và báo cáo. 
II Luyện tập 
Bài 1: Đề nghị nhà trường cho đi thăm lăng Bác.
-Báo cáo kết quả học tập của lớp HK I
Bài 2: HS viết 
Bài 3: Những chỗ sai trong VB:
Trường hợp a: HS viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huốg này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình.
Trường hợp b: HS viết VB đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ VN anh hùng.
-Trường hợp c: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết VB đề nghị BGH nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H
Củng cố –dặn dò :(2 phút )
-Hoàn chỉnh bài tập .
-Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 
-Soạn bài :Ôn tập tập làm văn
Tiết 128 + 129: ôn tập tập làm văn
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
-Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về VB biểu cảm và VB nghị luận.
B Chuẩn bị:
1 Giáo viên : -Soạn giáo án.
 -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
2 Học sinh : -Soạn bài .
 -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
1 ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ(1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3 Bài mới 
Giới thiệu bài (1 phút):
Nội dung hoạt động của giáo viên
hình thức hoạt động của hs
nội dung cần đạt
Hoạt động 1:(8 phút): Hướng dẫn HS làm bài tập 1, phần I
-Cho HS làm miệng
-GV bổ sung và chốt ý.
-Cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi SGK tr 139
Tiết 2:
*ổn định tổ chức
*Bài mới
Hoạt động 2:( 40 phút) Hướng dẫn HS ôn tập về văn nghị luận
-Cho HS thảo luận lớp các câu hỏi SGK tr 139
-GV chốt ý đúng
-HS làm miệng
-HS trả lời
-HS thảo luận lớp
 IVăn biểu cảm
 1 Các bài văn biểu cảm đã học:
-Mẹ tôi- A-mi-xi
-Cổng trường mở ra- Lí Lan
-Tấm gương- Băng Sơn
-Quả thơm- Băng Sơn
-HCM –tinh hoa của giống nòi- Xuân Diệu
-Hoa học trò- Xuân Diệu
-Cỏ dại- Hạ Diễn
-Cây sấu Hà Nội- Tạ Việt Anh
-Quà bánh tuổi thơ- Đặng Anh Đào
-Kẹo mầm- Băng Sơn
-Một thứ quà của lúa non “Cốm”-Thạch Lam
-Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương
-Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng
-Ca Huế trên sông Hương-Hà ánh Minh
2 Đặc điểm:
-Mục đích là biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời.
-Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình.
-Người viết khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người để nói lên tình cảm, suy nghĩ thái độ của mình.
-Bố cục bài văn được tổ chức theo mạch tình cảm, suy nghĩ.
3 Yếu tố miêu tả có tác dụng khêu gợi sức cảm thụ và tưởng tượng.
4 Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
5 Tình cảm có thể bộc lộ trực tiếp bằng ý nghĩ, mong muốn, có thể bộc lộ gián tiếp qua miêu tả.
6 Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ: miêu tả, liên tưởng, so sánh, kể chuyện, nghị luận nữa. 7, 8: HS tự làm
II Văn nghị luận
1 Các VB nghị luận :
-Chống nạn thất học- HCM
-Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội –Băng Sơn
-Hai biển hồ
-Học thầy, học bạn
-ích lợi của việc đọc sách
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- HCM
-Lòng nhân đạo –Lâm Ngũ Đường
-Sự khiêm tốn- Lâm Ngũ Đường
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt - ĐặngThai Mai
-Tiếng Việt giàu và đẹp- PVĐ
-Sự dã man của chế độ thực dân Pháp -HCM
-Đức tính giản dị của BH- PVĐ
-HCM – Hình ảnh của DT- PVĐ
-ý nghĩa văn chương- Hoài Thanh
-Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí.
2 Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài PB CN trên báo chí.
3 Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng
-Yếu tố chủ yếu là lí lẽ và dẫn chứng.
4 Luận điểm: là sự cụ thể hoá của luận đề, là bộ phận của luận đề
Luận điểm : a, d
+Câu b là câu cảm thán
+Câu c chỉ là 1 cụm DT, nêu 1vấn đề., nó tương ứng với 1 luận đề.
(Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ là hoặc từ có)
5 Văn CM có luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng, cá cách lập luận để nối các luận điểm nhỏ cùng luận cứ nhằm giải quyết 1 vấn đề nào đó.
-Dẫn chứng phải toàn diện, có tác dụng làm rõ ý cần CM.
Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng nói lên điều mình muốn chứng minh. Điều cần lưu ý nữa là dẫn chứng phải tiêu biểu. Câu ca dao trên làm theo thể lục bát, tiêu biểu cho tiếng Việt đẹp về thanh điệu, vần lưng, nhịp chẵn, nhưng phải diễn giải thì câu ca dao mới có sức chứng minh.
6 Nhiệm vụ của CM: Dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực đã biết, đã được công nhận để chứng thực cho 1 nhân định mới.(cần được CM)
Củng cố –dặn dò :(2 phút )
-Hoàn chỉnh bài tập .
-Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 
-Soạn bài :Ôn tập tiếng Việt. Hướng dẫn làm bài KT tổng hợp 
Tiết 130: ôn tập tiếng việt ( tiếp ). Hướng dẫn làm bài KT tổng hợp.
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
-Giúp HS hệ thống hóa kiến thức về phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
-Hướng dẫn HS biết vận dụng những kiến thức đã học để đáp ứng bài kiểm tra tổng hợp cuối năm học.
B Chuẩn bị:
1 Giáo viên : -Soạn giáo án.
 -Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu 
2 Học sinh : -Soạn bài .
 -Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm .
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 
1 ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ(1 phút) : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3 Bài mới 
Giới thiệu bài (1 phút): Hôm nay chúng ta dành 2 tiết ôn tập tiếp phần tiếng Việt và hướng dẫn các em cách làm bài thi học kì 2.
Tiết 1:
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
-Cho HS các nhóm trình bày bảng 3, 4. Có bổ sung ví dụ cụ thể.
-Cho các nhóm bổ sung
-GV chốt ý 
Hoạt động 2: GV cho HS làm 1 số bài tập liên quan đến nội dung ôn tập. (Phiếu học tập )
Hoạt động 3: GV căn dặn HS 1 số vấn đề cần ôn tập để thi học kì.
Tiết 2:
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS cách ôn tập theo SGK tr 145, 146.
Hoạt động 2: Cho HS tổ chức trao đổi, nghiên cứu và xây dựng đề kiểm tra cuối năm theo tinh thần đổi mới.
-GV cung cấp cho HS 1 vài đề kiểm tra học kì II
Củng cố –dặn dò :(2 phút )
-Hoàn chỉnh bài tập .
-Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 
-Soạn bài :Chương trình địa phương phần văn và TLV.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 7(1).doc