Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 – Cổng trường mở ra (Tiết 13)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 – Cổng trường mở ra (Tiết 13)

Mục tiêu :

- Hs cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. Nắm được 1 số từ khó, bước đầu có ý niệm về từ ghép trong văn bản và liên kết văn bản.

- Hs có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người.

- Rèn kĩ năng đọc, giải nghĩa từ, tìm hiểu VBND.

 

doc 157 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 – Cổng trường mở ra (Tiết 13)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/8/2010.
Tiết 1 – CổNG TRƯỜNG MỞ RA 
 Lí Lan 
A - Mục tiêu :
- Hs cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ dành cho con nhân ngày khai trường. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người. Nắm được 1 số từ khó, bước đầu có ý niệm về từ ghép trong văn bản và liờn kết văn bản.
- Hs có lòng thương yêu, kính trọng mẹ, đồng thời thấy được vai trò của nhà trường đối với xã hội và đối với mỗi con người. 
- Rèn kĩ năng đọc, giải nghĩa từ, tìm hiểu VBND.
B - Phương pháp:
 - Đọc hiểu, nêu, giải quyết vấn đề.
C - Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án, tư liệu về ngày khai trường.
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
D - Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức (1 phỳt)
2. Kiểm tra: ( 2 phỳt) - Chuẩn bị sách, vở, bài soạn.
 - Kiến thức VBND.
3. Bài mới: ( 2 phỳt )
Trong cuộc đời, mỗi người sẽ được dự nhiều lễ khai giảng. Với mỗi lần khai trường lại có những kỉ niệm riêng và thường thì lần khai trường đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong mỗi chúng ta. Ta thường bồi hồi khi nhớ lại tâm trạng, dáng điệu của mình hôm đó. Song ít ai hiểu được tâm trạng của những 
người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: ( 10 phỳt)
Hướng dẫn đọc: giọng dịu dàng, tỡnh cảm, chú ý phần miêu tả tõm trạng.
Hs đọc, giải nghĩa từ khó.
 + Đoạn 1: Từ đầu... “ Ngủ sớm ”.
 + Đoạn 2: Còn lại.
? Từ vb đã đọc, em hãy nêu đại ý của bài bằng 1 câu ngắn gọn?
Hs trả lời. Tóm tắt vb.
- GV nhận xét.
? Vb có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Vb trên được viết theo phương thức nào? Vì sao em có thể k/luận như vậy?
Hoạt động 2 ( 20 phỳt)	
? Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của mẹ ntn?
? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau khụng?
? Em cảm nhận được điều gì từ người mẹ qua nội dung trên?
? Theo em, vì sao mẹ lại khụng ngủ được?
 HS:( Mừng vỡ con đã lớn,lo lắng cho con, đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa)
? Mẹ có ấn tượng, cảm xúc ntn về ngày đầu tiên mình đi học?
- Hs liên hệ ngày đầu tiên đi học.
? Nhận xét về cảm xúc của mẹ đối với ngày đầu đi học?
? Vì sao trước ngày khai trường của con, mẹ lại nhớ về ngày khai trường của mẹ?
( “ Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con ” ).
? Câu nào ở đoạn văn này cho ta thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ một cách tự nhiên?
( Câu đầu đoạn ).
? Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật ntn? Hãy tìm những từ ghép trong đoạn này nhằm miêu tả quang cảnh đó?
? Trong đoạn văn này, câu nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
( “ Ai cũng biết ..... sau này ” ).
? Em hiểu câu nói đó ntn?
G. ( G/dục rất quan trọng và vì vậy không thể có một sai lầm dù nhỏ nào ).
? Em nghĩ ntn về câu nói của mẹ “ Đi đi conra”? Theo em, thế giới kì diệu đó là gì sau 7 năm em ngồi trên ghế nhà trường?
- Hs : lời động viên khích lệ con.
- Gv: (* Trong mẹ, qỳa khứ, hiện tại, tương lai đã hoà đồng, mẹ nghĩ đến ngày khai trường, ngày lễ trọng đại của toàn XH và mong ước toàn XH quan tâm chăm sóc cho gd).
? Qua 1 loạt các từ láy gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ. Em cảm nhận đây là người mẹ ntn? 
? Trongvb, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con ko? Cách viết này có tác dụng gì?
( Thể hiện t/c của nhân vật chân thực hơn)
 Hoạt động 3. ( 7 phỳt )
? Qua đó em thấy được giá trị nghệ thuật gì từ tác phẩm?
? Qua những gì vừa phân tích, em thấy được những ý nghĩa sâu sắc nào từ vb?
- Hs đọc phần “ Ghi nhớ ”- sgk(9).
I -Tìm hiểu chung.
 1. Đọc, chú thích.
2. Đại ý:
 Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đem ko ngủ trước ngày đầu con đến trường.
3. Bố cục:(2 phần.)
+ Mẹ trước khi đi ngủ.
+ Mẹ khi đi ngủ.
 - Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
 - Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật.
 - Mẹ nghĩ về giây phút con bước qua cổng trường.
II. Phân tích.
1. Tâm trạng của mẹ trước khi đi ngủ. 
+ Mẹ: Miên man với những suy nghĩ về con, khụng làm được gì cho mình.
+ Con: Vô tư, hồn nhiên, thanh thản.
đ Một người mẹ đầy yêu thương, thấu hiểu và lo lắng cho con.
2. Tâm trạng của mẹ khi đi ngủ.
a. Mẹ nhớ về ngày đầu tiên mình đi học.
- Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến.
Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. 
đ Cảm xúc chân thật, sâu sắc, trân trọng mái trường, coi trọng việc học.
b. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khai trường ở Nhật. 
- Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
- Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ.
c. Cảm nghĩ của mẹ về ngày mai - khi con bước vào cổng trường.
- Con bước vào cổng trường là bước vào thế giới kỳ diệu.
- Thế giới đó là tri thức, sự hiểu biết, tình cảm, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò ...
-> Bao nhiêu suy nghĩ của mẹ đều hướng về con. Đó là người mẹ sâu sắc, t/c, hiểu biết, tế nhị.
III - Tổng kết.
 1. Nội dung.
+ Tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ
+ Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
 2. Nghệ thuật.
+ Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo (giọng độc thoại) như lời tâm sự.
+ Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc.
* Ghi nhớ (Sgk) 
 4: củng cố, dặn dò. ( 3 phỳt)
 - Đọc thêm: “Trường học”.
 - Tóm tắt nội dung vb.
 - Qua vb này em cảm nhận được điều gì?
 - Học kỹ bài, ghi nhớ.
 - Viết 1 đoạn văn về 1 kỉ niệm đáng nhớ của em trong ngày khai trường.
 - Soạn bài “ Mẹ tôi ”. 
Tiết 2 - Mẹ tôi.
 (Et - môn - đô đơ A - mi - xi)
A - Mục tiêu :
 - Hs cảm nhận, hiểu được những t/c thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ. Từ đó biết cách sống, cách xử sự cho đúng.
 - Rèn kĩ năng đọc, củng cố kiến thức về ngôi kể, nhân vật kể chuyện, VBND.
 - Tiếp tục chuẩn bị kiến thức về từ ghép, liờn kết văn bản.
B - Phương pháp:
- Nêu vấn đề, kết hợp phân tích, bình giảng.
C - Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án
- Hs: Soạn bài theo câu hỏi, học bài cũ.
D - Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức. ( 1 phỳt) 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phỳt)
 - Tâm trạng của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường của con? 
 - Em hiểu câu văn: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” là như thế nào?
3. Bài mới: ( 2 phỳt )
Em đã bao nhiêu lần mắc lỗi với cha mẹ mình? Thái độ tình cảm của cha mẹ lúc ấy ra sao? Ngoài sợ hãi, ân hận, em có cảm giác gì nữa?
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 ( 10 phỳt)
- Gv h/dẫn đọc: chậm, tha thiết, chú ý câu cảm , câu cầu khiến. 
- Hs đọc, tìm hiểu chú thích 8,9,10.
 + Đoạn 1: Từ đầu ..... mất mẹ.
 + Đoạn 2: Còn lại.
Hs, gv nhận xét cách đọc.
Gv giới thiệu qua về tỏc giả, tỏc phẩm, xuất xứ 
 (Cuốn “ Những tấm lòng cao cả ” nói về nhật ký của cậu bé En-ri-cô, 11 tuổi, học tiểu học, người í,
 ghi lại những bức thư của bố, mẹ, chuyện ở lớp.)
? Bài văn là lời của ai nói với ai? Bằng hình thức nào? Nội dung chính của vb?
 ( Người cha-vì hầu hết vb là lời tâm tình của người cha.)
? Xác định ngôi kể, người kể, nhân vật chính?
? Vb có bố cục gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Hs lần lượt trả lời .
? Vì sao người bố viết thư? Người bố viết thư nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: ( 20 phỳt)
? Em thấy người cha có tâm trạng, thái độ ntn? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào?
 (* Sự đau đớn, bực bội của người cha được thể hiện qua từng lời nói. Hỡnh ảnh so sánh thể hiện sự đau xót, xúc phạm sâu sắc.
 * Chiếc hôn mang ý nghĩa tượng trưng; Đó là sự tha thứ, bao dung xoá đi nỗi ân hận của đứa con)
Hs thảo luận:
 + Vì sao người cha nói tình thương yêu kính trọng cha mẹ là t/c thiêng liêng hơn cả?
 + Người bố “Thà rằng bố ko có con” là thái độ cực đoan, cứng nhắc. ý kiến của em ntn?
(* Thái độ có phần cực đoan nếu căn cứ vào khuyết điểm h/tại của cậu bé, nhưng theo đúng mạch t/cảm, t/trạng. Đó là cách gd buộc người con phải suy nghĩ đến hậu quả của khuyết điểm và ko tái phạm.)
? Đọc thư bố, En-ri-cô có tâm trạng ntn? Vì sao? (Câu 4-sgk )
( Xúc động- lời bố chân thành, sâu sắc; bố gợi kỉ niệm giữa em và mẹ)
? Tìm ca dao, tục ngữ, thơ thể hiện t/y, kính trọng cha mẹ?
* Tham khảo:
- Công cha 
- Đói lòng ăn hột chà là
? Qua lời lẽ của bố, em thấy mẹ của En-ri-cô là người ntn? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét như thế?
(* Mẹ chịu đựng nhục nhã để nuôi con, lúc con còn nhỏ. Khi con trưởng thành mẹ vẫn là người chở che, là chỗ dựa t/ thần, nguồn an ủi của con.)
- Thơ Chế Lan Viờn: 
 “ Con dự lớn vẫn là con của mẹ
 Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con.” 
? Sau khi gợi lại hình ảnh người mẹ trong lòng En-ri-cô, người bố có thái độ ntn đối với con?
(Khuyên con xin lỗi mẹ).
Hs đọc thầm lại đoạn “ Hãy nghĩ kỹ điều này ..... của con được ” tìm những lời khuyên chân thành, thấm thía nhất của người bố đối với En-ri-cô?
? Trong những lời khuyên đó, em tâm đắc nhất lời nào? Tại sao?
 Hoạt động 3. ( 5 phỳt)
? Em cảm nhận được điều sâu sắc nào của t/c con người?
? Bài học mà người bố dạy con qua bức thư đó là gì?
 ( Lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng cha mẹ mênh mông vô tận, con khụng được vô lễ, vong ân bội nghĩa.)
? Theo em, tại sao người bố khụng nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? Nhận xét nét nghệ thuật độc đáo của vb?
Hs thảo luận, trả lời.
- Gv chốt: 
Gv cho hs đọc và lần lượt làm bài tập 1,2(9) 
Hs cử đại diện trình bày.
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung.
G. gọi H đọc Ghi nhớ.
I Tìm hiểu chung
 1. Đọc, chú thích.
 2. Thể loại: 
 Thư - biểu cảm.
 ( Vb là sự kết hợp nhật kí - tự sự - viết thư - biểu cảm.)
 3. Đại ý.
 Thái độ của người bố khi con mắc lỗi với mẹ.
 4. Bố cục:
- Thái độ của En-ri-cô với mẹ.
- Thái độ của người bố. 
II - Tìm hiểu chi tiết.
 1. Tâm trạng của người cha.
- Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của En-ri-cô với mẹ “ Sự hỗn láo tim bố”.
- Tức giận: “Bố khụng nén được cơn tức giậnThà rằng bố khụng có con ..
- Nghiêm khắc trong việc giáo dục con, chỉ rõ hậu quả của sự bội bạc, phạt con về việc làm sai: “Trong một thời gian con đừng hôn bố.
-> Người bố vừa giận, vừa thương con, muốn con sửa chữa lỗi lầm.
 Ông thật nghiêm khắc nhưng cũng thật độ lượng, tế nhị.
2. Hình ảnh người mẹ.
- Hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con từ thuở thơ ấu đến lúc trưởng thành:
 + Thức suốt đêm.
 + Sẵn sàng đi ăn xin
 + Hi sinh tính mạng
-> Người mẹ hiện lên cao cả, lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con.
III - Tổng kết.
1. Nội dung:
- T/c cha mẹ dành cho con cái là điều thiêng liêng hơn cả.
- Bài học: khụng được hư đốn, chà đạp lên tỡnh cảm đó.
2. Nghệ thuật:
+ Hình thức viết thư tế nhị, kín đáo.
+ Lời lẽ giản dị, xúc động.
* Ghi nhớ: sgk (12)
 4 . Củng cố, dặn dò: ( 2 phỳt)
 - Câu 1 (tr - 12): “ Dẫu con có lớnyêu đó”.
 (Nhan đề do tỏc giả đặt cho văn bản. Người mẹ khụng xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó là tiêu điểm mà các nhõn vật, chi tiết đều hướng tới để làm rõ.)
-  ...  th/nh gắn liền với t/y quê hương đất nước?
 ( Bài 2,7,8)
? Trong thơ cổ bút pháp tả cảnh, tả tình ko tách rời gọi là bút pháp gì? (Tả cảnh ngụ tình.)
* Hoạt động 3: (7p)
- Hs sắp xếp lại tên tác phẩm cho khớp với thể thơ.
? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ...?
- Hs thảo luận nhóm bài tập 4,5. 
Giải thích, bổ sung.
- Gv chốt đáp án.
* Hoạt động 4: (7p)
H chọn những đáp án đúng.
G. Nhận xét, chốt.
* Hoạt động 5: (10p)
H chọn và điền những từ thích hợp.
G nhận xét, chốt.
? Ca dao châm biếm, trào phúng thuộc thể loại trữ tình ko? Vì sao?
? Cho ví dụ minh họa cho các BPTT trên của ca dao?
- Gv chốt lại: thơ và ca dao là những tác phẩm trữ tình tiêu biểu. Tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi mang nặng tính chất trữ tình như tuỳ bút.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt đáp án.
1. Bài 1: Tác giả , tác phẩm.
1. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lí Bạch.
2. Phò giá về kinh - Trần Quang Khải.
3. Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
4. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh.
5. Ngẫu nhiên viết ... - Hạ Tri Chương..
6. Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến.
7. Buổi chiều đứng ... - Trần Nhân Tông.
8. Bài ca nhà tranh... - Đỗ Phủ.
2. Bài 2: Nội dung tư tưởng.
1. Bài ca nhà tranh...: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
2. Qua Đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng...
3. Ngẫu nhiên viết...: T/c quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê.
4. Sông núi nước Nam: ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
5. Tiếng gà trưa: T/c quê hương, g.đ qua những kỉ niệm tuổi thơ.
6. Côn Sơn ca: Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với quê hương.
7. Cảm nghĩ trong đêm...: T/c qh sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.
8. Cảnh khuya: T/y thnh, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
3. Bài 3. Thể loại.
1.Sau phút chia li - Song thất lục bát.
2.Qua Đèo Ngang - Thất ngôn bát cú.
3.Côn Sơn ca - Lục bát (bản dịch).
4.Tiếng gà trưa - Ngũ ngôn.
5.Cảm nghĩ ... - Ngũ ngôn tứ tuyệt.
6.Sông núi nước Nam - Thất ngôn tứ tuyệt.
4. Bài 4: Trắc nghiệm.
- ý kiến ko chính xác: a, e, i, k.
5. Bài 5: Điền từ.
a, tập thể và truyền miệng.
b, lục bát.
c, so sánh, ẩn dụ,nhân hóa, điệp, (tiểu) đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi tu từ, chơi chữ, các mô típ...
Ví dụ:
a, Thân em như chẽn lúa đòng đòng....
b, Đứng bên ni đồng...
c, Ước gì sông rộng một gang...
d, Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai?
*. Một số điểm cần lưu ý.
1. So sánh ca dao - thơ:
+ Giống: T/c, cảm xúc cá nhân tiêu biểu trong thơ nâng lên thành cảm xúc chung của cộng đồng.
+ Khác: - Thơ: T/g là cá nhân.
 - Ca dao: T/g là tập thể.
2. Chủ thể trữ tình.
3. Nhân vật trữ tình.
 * Ghi nhớ (182).
IV. Củng cố.(2p)
 Gv khái quát những nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập nắm chắc kiến thức.
 - Bài tập 3 (192). Viết 1 bài văn b/c ngắn về 1 tp trữ tình mà em thích.
 - Chuẩn bị: Tiết sau học tiếp.
Tiết 68. ôn tập tác phẩm trữ tình(tt)
A. Mục tiêu.
 Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và đặc điểm nghệ thuật của ca dao, thơ trữ tình.
 Củng cố những kiến thức cơ bản về những bài thơ trữ tình đã học. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, phân tích 1 số tp trữ tình.
B. Phương pháp.
 - Hệ thống hóa kiến thức, củng cố.
C. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; Dung cụ dạy học.
 Hs: Chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
 2. Triển khai bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1(10p)
GV cho HS phân tích hai câu thơ, thấy được một phương diện khác và màu sắc khác.
G nhận xét, chốt.
* Hoạt động 2(10p)
H nhắc lại những kiến thức đã học.
G nhận xét, bổ sung, nhận xét.
* Hoạt động 3.(13p)
Tùy trình độ HS để GV dành thời gian nhiều hay ít cho bài tập này.
* Hoạt động 4.(7p)
G giúp H chọn đáp án đúng.
1. Bài tập .
- Thể hiện nỗi buồn sâu lắng.
- Hai dòng thứ nhất, câu đầu biểu cảm trực tiếp, dùng lối kể và tả. Câu thứ hai biểu cảm gián tiếp, dùng lối nói ẩn dụ tô đậm thêm tình cảm ở dòng thứ nhất.
- “Bui” là từ cổ: lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn nỗi lo duy nhất.
2. Bài tập 2.
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê >< lúc mới đặt chân về quê.
- Một bên trực tiếp >< một bên gián tiếp.
- Một bên thể hiện nhẹ nhàng sâu lắng >< một bên đượm sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi..
3. Bài tập 3*
- Cảnh vật:
+ Giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông,..
+ Khác: một bên yên tĩnh, u tối,..>< một bên sống động, trong sáng,..
- Chủ thể trữ tình: một bên là lữ khách >< một bên là chiến sĩ cách mạng mới hòan thành niệm vụ trọng đại của cách mạng.
4. Bài tập 4.
-b, c, e.
IV. Củng cố.(2p)
 Gv khái quát những nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập nắm chắc kiến thức.
 - Chuẩn bị: Tiết sau ôn tập Tiếng Việt.
Tuần 18
Ngày soạn: 13/12/2010.
Tiết 69. ôn tập tiếng việt
I. Mục tiêu.
 Củng cố hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở học kỳ 1 về: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, điệp ngữ, chơi chữ ...
 Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về nhận diện từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết ...
B. Phương pháp.
 - Hệ thống hóa kiến thức, củng cố.
C. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; Dung cụ dạy học.
 Hs: Chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1(25p)
- Hs nhắc lại khái niệm từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ.
- Hs ghi nhớ sơ đồ (sgk - 183) và lấy ví dụ theo yêu cầu của bài.
- Gv gọi một vài hs trả lời.
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung.
H nhắc lại khái niệm Đại từ.
- Hs giải thích các yếu tố Hán Việt trong bài tập 3 sgk-184.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
 - Hs so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
H nhắc lại khái niệm thành ngữ.
G. Nhận xét.
- Hs nhắc lại khái niệm: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ.
? Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa? 
? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Ví dụ?
?Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? Ví dụ?
- Học sinh nhắc lại:
+ Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
+ Thế nào là chơi chữ? Có mấy lối chơi chữ?
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2(25p)
- Hs làm bài tập 6 (193), bài 7 (194).
- Gv cho bài tập.
- Hs làm bài, chữa bài, bổ sung.
- Hs nhắc lại những kiến thức tiếng Việt đã ôn tập, ở những kiến thức đó, chúng ta phải nhớ những vấn đề gì? Luyện tập những dạng bài tập nào?
- Gv chốt bài.
I. Hệ thống kiến thức.
1. Từ phức:
a, Khái niệm: 2 tiếng trở lên.
b, Phân loại:
+ Từ ghép: 2 tiếng có nghĩa trở lên.
 - Từ ghép đẳng lập. (sgk 14)
 - Từ ghép chính phụ.
+ Từ láy: ~ 1 tiếng gốc có nghĩa, qh ngữ âm.
 - Từ láy toàn bộ. (sgk 42)
 - Từ láy bộ phận.
2. Đại từ:
a, Khái niệm: (sgk 55)
b, Phân loại: 
+ Đại từ để trỏ: - Trỏ người, sự vật.
 - Trỏ số lượng.
 - Trỏ h/đ, t/c, ...
+ Đại từ để hỏi: - Hỏi về người, sự vật.
 - Hỏi về số lượng.
 - Hỏi về h/đ, t/c ...
3. Quan hệ từ.
a, Khái niệm: (sgk 97).
b, So sánh:
+ Danh từ, động từ, tính từ:
- ý nghĩa: biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
- Chức năng: Có khả năng làm thành phần của cụm từ, câu.
+ Quan hệ từ:
- ý nghĩa: biểu thị ý nghĩa quan hệ.
- Chức năng: liên kết các từ, cụm từ, câu, đoạn ... 
4. Thành ngữ.
a, Khái niệm: (sgk 144)
b, Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ: 
 - Nghĩa đen.
 - Nghĩa bóng. (ẩn dụ, so sánh,...)
c, Tác dụng: câu văn ngắn gọn, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
5. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
a. Khái niệm.
b, Một số điều cần lưu ý:
- Hiện tượng đồng nghĩa: nhằm diễn đạt chính xác các sắc thái rất tinh tế của các sự vật, hiện tượng.
- Từ trái nghĩa mang tính chất hàng loạt.
6. Điệp ngữ, chơi chữ.
a. Khái niệm.
b, Tác dụng:
II. Luyện tập.
Bài 6 (193). 
 Thành ngữ thuần Việt tương đương.
 Trăm trận trăm thắng.
 Nửa tin nửa ngờ.
 Cành vàng lá ngọc.
 Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Bài 7 (194). Thành ngữ thay thế.
 Đồng không mông quạnh.
 Còn nước còn tát.
 Con dại cái mang.
 Nứt đố đổ vách.
Bài *: Cho cặp từ trái nghĩa: Buồn - vui.
a, Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trên.
b, Phân loại từ láy.
IV. Củng cố(2p)
G khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò. (1p) 
 - Ôn tập kiến thức đã học.
 - Soạn : Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt ). 
Tiết 70. chương trình địa phương
(Phần tiếng Việt)
I. Mục tiêu.
 Rèn một số kiến thức về chính tả (sai phụ âm) thường mắc, biết cách sửa.
B. Phương pháp.
 - Ôn tập, củng cố.
C. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; Dung cụ dạy học.
 Hs: Chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết học.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1(10p)
- Gv đọc cho hs chép 8 câu đầu trích đoạn “Mõm Lũng Cú tột Bắc” của Nguyễn Tuân, sgk (119, 120).
* Hoạt động 2(24p)
- Hs kiểm tra chéo và chấm lỗi chính tả của nhau.
- Hs nêu để cùng rút kinh nghiệm.
- Gv nhận xét, lưu ý các lỗi dễ mắc. 
- Hs làm bài tập sgk - 195. 
- Hs chia làm 4 nhóm, các nhóm trao đổi và cử đại diện lên bảng chép các từ mà nhóm mình tìm được.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt đáp án.
* Hoạt động 3(7p)
- Hs thi tìm từ.
- Kiểm tra, hoàn thiện đoạn văn tiết 68.
1. Bài 1: Nghe - viết. 
2. Bài 2.
a. Điền vào chỗ trống.
b. Tìm từ theo yêu cầu.
- Tên các loài cá: Tre, trôi, chim, chuồn, chuối, chích,...
- Hoạt động, trạng thái: Ngẫm nghĩ, lo nghĩ, ăn nghỉ.
- Không thật: giả dối, dối trá.
- Tàn ác: dã man, 
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những từ dễ lẫn.
3. Bài 3. Thi tìm từ có các phụ âm s/x, ch/tr, l/n, d/r/gi.
a, Diễn tả trạng thái, tâm trạng con người: nao núng, não nề, niềm nở, nóng nẩy, lạnh lùng...
b, Diễn tả âm thanh tiếng cười, tiếng nói: rúc rích, sằng sặc, rôm rả, rủ rỉ, lí nhí...
IV. Củng cố.(1p)
G nhận xét giờ học.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập kiến thức kì I. Chuẩn bị Kiểm tra HKI.
Tiết 71, 72. Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu
 Kiểm tra đánh giá sự nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức của hs trong học kì I.
B. Phương pháp.
 - Tự luận.
C. Chuẩn bị:
 Gv: Ôn tập kỹ cho hs.
 Hs: Ôn tập.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 Đề thống nhất với trường
 IV. Củng cố.
 Thu bài.
 V. Dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 7 dang xai hk 1 2009-2010.doc