Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 33)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 33)

A :Mục tiêu bài học:

-Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.

-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi một con người.

 B :Chuẫn bị:

 1)Giáo viên:

-Soạn bài.

-Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày khai trường.

 2)Học sinh:

 

doc 175 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (tiết 33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:
Tiết 1:	Cổng trường mở ra.
 (Theo Lí Lan-Báo yêu trẻ)
 A :Mục tiêu bài học:
-Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thiêng liêng,sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi một con người.
 B :Chuẫn bị:
 1)Giáo viên:
-Soạn bài.
-Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày khai trường.
 2)Học sinh:
-Soạn bài.
-Ôn lại văn bản nhật dụng đẫ học ở chương trình ngữ văn 6.
 C :Các hoạt động dạy học :
 HĐ1 :Bài cũ:
?Văn bản nhật dụng là gì? ở chương trình ngữ văn 6 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào? Đề cập đến những vấn đề gì trong cuộc sống con người chúng ta hiện nay?
 HĐ2 :Bài mới:
 Giới thiệu
 Từ lớp 1->lớp 7 em đã dự 7 lần khai trườnVậy ngày khai trường nào làm em nhớ nhất?Vì sao?Em có biết đêm trước ngày khai trường con vào lớp1các bà mẹ đã làm gì?Tâm trạng của họ ra sao không ?Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt .
HĐ3:
?Các em đã đọc và soạn bài ở nhà ,vậy em nào nêu được cách đọc văn bản này ?
I)Đọc,tìm hiểu chú thích:
1)Đọc:
-Đọc chậm rãi,dịu dàng,có khi thầm thì tình cảm,có khi xã vắng hơi buồn buồn.
Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt.
?Giáo viên gọi học sinh đọc mẫu.
-GV uốn nắn ,đọc mẫu và gọi học sinh đọc tiếp->hết.
?Trong văn bản có một số từ như”Háo hức”,”bận tâm”,”nhạy cảm”...em nào có thể giải thích nghĩa của những từ đó?
?Theo dõi nội dung văn bản,hãy cho biết bài văn này kể chuyện nhà trường,chuyện đứa con đến trường ,hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
?Nếu thế nhân vật chính trong văn bản này là ai?
?Vậy tác phẩm này thuộc kiểu văn bản gì?
?Nêu hiểu biết của em về kiểu văn bản đó?
?Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong 2phần của văn bản .Em hãy xác định nội dung cuả từng phần?
HĐ4:
?Theo dõi phần đầu của văn bản và cho biết ,người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
?Vào thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con ?
?Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của con?
?Những chi tiết nào diễn tả nổi mừng vui,hy vọng của mẹ?
?Theo em vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
-HS theo dõi.
-HS nhận xét.
2)Từ khó:
-HS dựa vào sách giáo khoa để giải nghĩa.
3)Thể loại:
-Biểu hiện tâm tư cuả người mẹ.
-Người mẹ.
-Kiểu văn bản biểu cảm.
-Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người.
4)Bố cục:
-Phần 1:Đầu->thế giới mà mẹ vừa bước vào=>Nỗi lòng thương yêu của mẹ.
-Phần2:còn lại=>Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xội và nhà trường trong giáo dụck con trẻ.
II)Tìm hiểu chi tiết văn bản:
-Đêm trước ngày con vào lớp 1.
-Hồi hộp,vui sướng,hi vọng.
-Niềm vui háo hức....như uống một li sữa.
-Hôm nay mẹ không tập trung được...mẹ tin đứa con của mẹ.
-Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
Hoạt động của GV-HS.
 Nội dung cần đạt.
?Trong đêm không ngủ đó người mẹ đã làm những gì cho con?
?Qua đó em cảm nhận được đây là một người mẹ như thế nào?
?Trong đêm không ngủ đó,tâm trí của người mẹ đã sống lại những kĩ niệm nào?
?Khi nhớ về những kĩ niệm ấy,tâm trạng của người mẹ ra sao?
?Từ ngữ nào diễn tả điều đó?Nêu nhận xét của em về cách dùng từ trong lời văn trên?Chỉ ra tác dụng của cách dùng từ đó?
?Từ cảm xúc ấy,em hiểu tình cảm sâu nặng nào nữa đang diễn ra trong lòng mẹ?
?Sau dòng hồi tưỡng về kĩ niệm xưa,người mẹ ấy đã liên tưỡng đến nền giáo dục của nước nào?Cảm nhận của em về nền giáo dục của nước bạn qua lời kể đó ra sao?
?Nghĩ về nền giáo dục của nước bạn nhưng thực chất qua đó người mẹ muối nhắn nhủ điều gì đến bản thân và xã hội ta?
GV:Tấm lòng của người mẹ ấy đẹp đẽ biết bao,cao cả biết chừng nào.ý tưỡng này của nhà văn Lí Lan thật sâu sắc và nhân đạo biết bao.Qua đoạn văn này càng chứng tỏ cái tài của nhà văn,không răn bảo bằng những lời khô cứng mà hoá thân vào nhân vật để tâm sự 
-Đắp mền,buông mùng,lượm đồ chơi,nhìn con ngủ,xem lại những thứ đã chuẫn bị cho con...
-Một lòng vì con.
-Có đức hi sinh thầm lặng.
-Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1.
-Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường khi mình vào lớp 1.
-Rạo rực,bâng khuâng ,xao xuyến.
-Dùng các từ láy liên tiếp.
-Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng người mẹ :vui,nhớ,thương...
-Nhớ thương bà ngoại.
-thương nhớ mái trường xưa.
-Sau những hồi tưỡng và mong uớc,người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ,liên tưỡng tới một nét văn hoá đẹp của nước nhật.
-Đó là một nước có nền giáo dục tiến bộ,toàn xã hội quan tâm chăm lo tới con trẻ,tới nền giáo dục của nước nhà.
-Ghi nhớ trách nhiệm của bản thân và của toàn xã hội đối với việc chăm lo,giáo dục con trẻ.
Hoạt động của GV-HS.
 Nội dung cần đạt.
với bạn đọc,rất nhẹ nhàng mà vô cùng thấm thía ,lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc.
?Trở lại với người mẹ trong bài văn,chúng ta hãy lắng nghe lời cuối cùng của mẹ(GV đọc)
?Đã qua thời lớp1,bây giờ là học sinh lớp 7em hiểu một” thế giới kì diệu”mà cổng trường sẽ đưa đến cho ta là gì?
-GV hướng dẫn học sinh thảo luận.
?Trong văn bản là lời tâm sự của người mẹ,vậy mẹ tâm sự với ai?Cách viết ấy có tác dụng gì?
HĐ5:
?Với cách viết ấy tác giả Lí Lan muốn gữi gắm đền chúng ta điều gì? 
GV:Đọc văn bản “Cổng trường mở ra”Giúp chúng ta hiểu rằng:Trong quãng đời đi học ,hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên.Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường,mẹ mình đã làm gì và nghĩ gì.Đọc văn bản chúng ta hiểu và thấm thía tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng của mẹ đối với ta và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người....
-HS lắng nghe gv đọc đoạn cuối của văn bản.
-Thế giới của ánh sáng tri thức.
-Thế giới của tình người,vì ở đó dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta bao nhiêu tư tưỡng tình cảm đẹp về đạo lí làm người,tình bạn,tình thầy trò...ý chí nghị lực,tình thật thà ,lòng dũng cảm...để không ngừng vươn lên phát triển toàn diện...
 III :Tổng kết:
-Toàn bộ văn bản là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ.Người mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con nhưng thực ra là nói với chính mình.
-Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng,ý nghĩ ,tình cảm,những điều sâu thẳm khó nói của n/vật.
-Tấm lòng yêu thương,tình cảm sâu nặng,lòng tin của mẹ dành cho con ,cho nhà trường,cho xã hội tốt đẹp...
(Cổng trường mở rộng bao nhiêu,tình mẹ dạt dào sâu nặng bấy nhiêu.Gia đình,thầy cô,bạn bè,nhà trường luôn luôn hài hoà,gắn bó với nhau,để đưa chúng ta voà một thế giới tuổi trẻ kì diệu,vô cùng đẹp đẽ,cao cả mà không ít gian truân.)
HĐ6 :Luyện tập:
a)Hãy nhập vai người con trong văn bản”Cổng trường mở ra”để viết một đoạn văn ngắn bày tỏ tình cảm biết ơn của mình đối với mẹ.
-HS làm độc lập vào vở nháp trong vòng 5 phút.
-GV gọi học sinh đọc bài viết của mình-HS trong lớp nhận xét-GV ghi điểm.
b)GV gọi học sinh đọc bài “trường học”và nêu ý nghĩa.
 HĐ7 :Dặn dò:
-Nắm vững nội dung bài học.
-Soạn bài “Mẹ tôi”.(Chú ý :nhan đề “Mẹ tôi”;Vì sao bố không nói trực tiếp mà lại viết thư cho con....
-Hoàn thành bài luyện tập 1 vào vở.
 Ngày dạy :
 Tiết 2:	Mẹ tôi.
 (ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
 A: Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu:
-Hiểu được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
-Hướng cho các em ý thức biết tôn trọng tình cảm cha mẹ,luôn nói lời hay làm việc tốt xứng đáng là con ngoan.
 B :Chuẩn bị:
 1)Giáo viên:
-Soạn bài.
-Sưu tầm một số tấm gương hiếu thảo tiêu biểu.
-ảnh chân dung tác giả.
 2)Học sinh:
-Phiếu học tập.
-Soạn bài.
 C : Các hoạt động dạy học.
 HĐ1:Bài cũ:
?Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường giống nhau và khác nhau như thế nào?Vì sao lại có sự khác nhau ấy?
?Hãy đọc thuộc câu văn cuối của văn bản”Cổng trường mở ra”,cho biết câu văn đó đề cập đến vấn đề gì?Hiểu biết của em về vấn đề đó?
 HĐ2 :Bài mới:
1)Giới thiệu:
Trong cuộc đời của mỗi một chúng tangười mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài mẹ tôi sẽ cho chúng ta một bài học đầy ý nghĩa.
Hoạt động của GV-HS.
 Nội dung cần đạt .
 HĐ3 :
GV:Hướng đẫn học sinh đọc bài với giọng chậm rãi,thiết tha,tình cảm nhưng nghiêm khắc .Chú ý các câu cảm,câu cầu khiến.
?Gọi học sinh đọc bài?và nhận xét cách đọc của bạn?
?Đọc chú thích và cho biết phần chú thích đề cập đến vấn đề gì?
?Nêu một vài hiểu biết của em về tác giả ?
I)Đọc –tìm hiểu chú thích :
1)Đọc:
-Giơí thiệu về tác giả và giải thích một số từ khó trong văn bản.
2)Tác giả:
-ét-môn-đô đơ A-mi-xi,tiểu thuyết gia,nhà văn viết truyện ngắn ,nhà thơ,tác giả của những cuốn sách truyện trẻ em nổi tiếng.
-Ông sinh năm 1846tại vương quốc Sác-đi-ni-a và mất năm 1908 tại ý.
-Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn truyện trẻ em đây cảm xúc “Những tấm lòng cao cả”được viết theo dạng nhật kí của một nam sinh, cuốn sách được dịch ra hơn 25 thứ tiếng.
Hoạt động của GV-HS.
 Nội dung cần đạt .
?Theo em phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?
?Nếu thế nhân vật chính trong văn bản này là ai?
?Vì sao em có thể xác định được như vậy?
?Vậy ta có thể chia bố cục văn bản này làm mấy phần?Nội dung của từng phần?
HĐ4:
?Theo dõi văn bản em thấy văn bản được viết dưới dạng nào?
? Vậy lí do nào khiến người cha viết thư cho En-ri-cô ?
?Thái độ của người cha như thế nào trước lỗi lầm đó của En-ri-cô?
?Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ sự bực tức, giận dữ của người cha đối với En-ri-cô?
?Theo em vì sao ông lại tức giận như vậy?
?Để bày tỏ thái độ tức giận của mình đối với con ông đã gợi nhớ lại những gì?Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
?Qua lời thư ấy của người cha,giúp chúng ta hiểu được mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
3)Từ khó:
4)Phương thức biểu đạt:
-Biểu cảm.
-Người bố.
-Vì hầu hết lời nói trong văn bản này là lời tâm tình của người cha.
5)Bố cục: Hai phần.
II)Phân tích:
-Viết dưới dạng một bức thư của người bố giữi cho con trai là En-ri-cô.Và En-ri-co đã ghi lại trong một trang nhật kí .
-Vì lúc cô giáo đến thăm,cậu đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ.
-Ông không nén nỗi sự giận dữ,bực tức trước sự thiếu lễ độ đó.
-“Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”
-“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố”.
-Ông vừa xót xa ,thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của vợ chồng ông đã dành cho,đặc biệt là của người mẹ .
-Gợi lại những điêù tốt đẹp mà người mẹ đã dành cho con trong suốt quãng đời của mình .”mẹ phải thức suốt đêm ,cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở ...”
-Là người rất mực yêu thương con .Rõ ràng mẹ của En-ri-cô cũng giống như bao người mẹ khác trên thế gian nàyđã yêu thương chăm sóc con bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh cả
Hoạt động của GV-HS.
 Nội d ... - Thất ngôn tứ tuyệt
- Lục bát
- Song thất lục bát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Kể tên và nêu tác giả của các bài văn xuôi đã học?
? Qua phần thống kê trên em hãy cho biết nội dung tư tưởng những tác phẩm thơ nào thấm đượm tình cảm với thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.
? Như vậy một trong những tình cảm quan trọng, cơ bản nhất được thể hiện trong tác phẩm trữ tình từ trung đại đến hiện đại là tình cảm gì?
? Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì?
- Cổng trường mở ra – Lý Lan
- Mẹ tôi – Etmômđôđơ AMixi
- Cuộc chia tay của những con búp bê - KHoài
- Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam
- Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
- Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
- Học sinh thực hiện
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tả cảnh ngụ tình
Hoạt động3: Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập kỹ các tác phẩm trữ tình đã học
- Trả lời tiếp câu hỏi 4,5 sách giáo khoa.
 Rút kinh nghiệm giờ dạy:.................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................ 
 Ngày soạn: 29-12- 2007 
Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình
( Tiếp theo)
I. Kết quả cần đạt:
- Giúp học sinh nhận diện tác phẩm trữ tình qua các bài tập
- Nắm trắc khái niệm thơ trữ tình
- Củng cố các kiến thức đã học về tác phẩm trữ tình
II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập
 - Bảng phụ
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Bài cũ: Đọc một tác phẩm trữ tình đã học mà em yêu thích nhất?
 Trình bày hiểu biết của em về tác giả, thể loại, nội dung tư tưởng của bài thơ?
3. Giới thiệu bài mới: ( Giáo viên diễn giảng)
4. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh và nội dung bài học
- Giáo viên treo bảng phụ có chứa bài tập sau:
1. Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác
a, Đã là thơ thì nhất thiết không dùng phương thức biểu cảm
b, Thơ trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
c, Ca dao trữ tình là một kiểu văn bản biểu cảm
d, Tuỳ bút cũng là một kiểu văn bản biểu cảm
e, Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp ...
g, Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm...
h, Ngôn ngữ thơ trữ tình thường cô đọng ...
i, Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay..
k, Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận...
- Giáo viên phát phiếu học tập
2.Điền vào chỗ trống trong những câu sau:
a, Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ, câu thơ có tính chất...
b, Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là ...
c, Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là ...
? Qua đó em hiểu tác phẩm trữ tình là gì?
? Thơ là gì? Phân biệt nó với thơ, văn xuôi và ca dao trữ tình?
? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
? Thưởng thức tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào, có những điều kiện gì và những phương pháp, biện pháp nào?
? Có thể nào chỉ căn cứ vào bản thân văn bản hoặc ngược lại không cần đọc ý văn bản mà có thể hiểu đúng và sâu sắc được hay không?
? Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại thích hát (phổ nhạc)?
1. Trình bày nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ sau
- Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên
- Bụi một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
2. Viết một bài biểu cảm ngắn về tác phẩm trữ tình?
- Giáo viên gọi học sinh đọc:
Hoạt động 3:Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập kỹ nội dung
- Hoàn thành bài tập 2 vào vở; làm bài tập 2, 3, 4 sách giáo khoa trang 192.
I. Nhận diện tác phẩm trữ tình:
- Học sinh lựa chọn
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng khoanh tròn đáp án em lựa chọn
- Đáp án: ý kiến không chính xác a, e, i, k.
Từ cần điền:
a, tập thể, truyền miệng
- Lục bát
- So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, cường điệu, nói giảm, câu hỏi tu từ, chơi chữ....
- Đại diện trình bày hoặc các nhóm đổi bài và nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
- Học sinh
- Ca dao trữ tình: tác phẩm của tập thể
- Thơ: tác phẩm của cá nhân
- Trực tiếp và gián tiếp
- Học – hiểu – suy ngẫm – cảm nhận bằng tất cả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm.
- Không thể
- Mới cảm nhận được cái hay của nó.
II. Luyện tập
- Tâm sự lo cho dân cho nước của một vị quan thương dân yêu nước luôn thường trực canh cánh bên lòng
- Thơ viết theo thể lục bát biến thể
- Học sinh làm nhận xét
- Bổ sung
 Ngày soạn: 1-12-2007
 Tiết 69 Ôn tập tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức tiếng việt đã học về từ ghép, từ láy, quan hệ từ, đại từ.
- Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa, sử dụng một số từ ngữ địa phương chuẩn trong nói và viết.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ
 - Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1:. ổn định:Học sinh vắng:..................................................................................
 Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
 Giới thiệu: ( giáo viên diễn giảng)
Hoạt động 2: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Thế nào là từ phức?
? Có mấy loại từ phức?
? Thế nào là từ ghép? Có mấyloại? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ láy? Có mấy loại? Cho ví dụ?
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sơ đồ hệ thống từ phức treo lên.
I. Từ phức:
- Là từ có hai tiếng trở lên kết hợp với nhau
- Có 2 loại: - Từ ghép 
 - Từ láy
- Là từ có các tiếng liên kết với nhau về mặt nghĩa
- Có hai loại: - Đẳng lập: ăn mặc, núi sông ..
 - Chính phụ: Cô giáo...
- Là từ có hai tiếng trở lên kết hợp lại và một tiếng láy lại tiếng gốc ...
Có 2 loại: - Láy hoàn toàn
 - Láy bộ phận
- Mơn mởm, xanh xanh
- Đẹp đẽ, êm đềm
 Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 Từ ghép CP Từ ghép ĐL Láy toàn bộ Láy bộ phận
 Láy phụ âm đầu Láy phần vần
Tìm một số từ láy ở địa phương em?
II. Đại từ:
- Giáo viên treo bảng phụ có chứa sơ đồ hệ thống kiến thức về đại từ
- Lần lượt đặt câu hỏi, học sinh trả lời?
Đại từ
Đại từ để trỏ
Đại từ để hỏi
Trỏ người, sự vật
Trỏ số lượng
H/đ, t/c sự việc
Hỏi người sự vật
Hỏi số lượng
H/đ, t/c sự việc
Tôi, chúng tôi
bấy nhiêu, bao nhiêu
Vậy, thế ...
Ví dụ
Ai, gì, nào
Bao nhiêu,
mấy
Sao, thế nào ...
Hoạt động của giáo viên
HĐ của học sinh và nội dung bài học
- Giáo viên: ngoài ra đại từ còn có thể đảm nhiệm các vai trò NP như chủ ngữ, vị ngữ, ĐN, BN ...
? Tìm một số đại từ nhân xưng của địa phương em?
? Để hỏi?
? Trình bày những hiểu biết của em về từ hán Việt
- Giải nghĩa một số từ Hán Việt trong sách giáo khoa
? Quan hệ từ là gì?
Nêu vai trò tác dụng của quan hệ từ
? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
- Mi, tau, hấn
- Chi rứa
- răng nấy?
III. Từ Hán Việt:
- Từ gốc Hán gồm hai loại:
+ Từ ghép Hán việt chính phụ
+ Từ ghép Hán việt đẳng lập
VD: Phụ tử, bạch cầu, mẫu tử ...
- Học sinh
IV. Quan hệ từ:
- Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu, đoạn văn với đoạn văn.
- Học sinh lập bảng vào phiếu học tập
- Các nhóm đổi bài nhận xét cho nhau
 Từ loại
 ý nghĩa 
 và chức năng
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có KN làm thành phần của cụm từ của câu
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu
Hoạt đông 3: Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập kỉ nội dung
 - Tìm hiểu phần II trang 193 – 196 sách giáo khoa
 ********************************
 Ngày soạn: 26-12 - 2007 
 Tiết 70 Chương trình địa phương (Phần tiếng việt)
I. Kết quả cần đạt:
- Tiếp tục hệ thống hoá và củng cố những kiến thức đã học ở kỳ I về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm liên hệ với vốn từ địa phương.
- Ôn củng cố về chuẩn mực sử dụng từ
- Rèn luyện kỹ năng sửa lỗi dùng từ
II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động1:. ổn định
Học sinh vắng:.......................................................................................................................
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 2: Bài mới: ( Giáo viên diễn giảng)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
?
 Tìm VD cho mỗi loại từ đồng nghĩa đó?
? Tìm từ địa phương Hà Tĩnh đồng nghĩa với các từ sau?
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Hãy tìm một số cặp từ địa phương Hà Tĩnh trái nghĩa?
? Thế nào là từ đồng âm?
? Em hãy cho ví dụ và đặt câu với nó.
? Giải thích nghĩa của từ đó
? Hãy so sánh 3 loại này về nghĩa và âm?
? Thế nào là điệp ngữ?
? Có mấy loại và mấy dạng điệp ngữ
? Thế nào là chơi chữ?
? Tìm một vài ví dụ về chơi chữ ở địa phương?
? Cần phải sử dụng từ ngữ như thế nào cho có hiệu quả?
- Giáo viên phát phiếu làm bài tập chính tả:
a, Điền vào chỗ trống:
- Điền X hoặc S vào chỗ trống
- Điền dấu hỏi và ngã trên những chữ được in đậm
- Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( Trung, chung)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn luyện lại toàn bộ kiến thức để chuẩn bị thi khảo sát cuối học kì I
I. Từ đồng nghĩa:
- Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
- Có hai loại: - Đồng nghĩa hoàn toàn
 - Đồng nghĩa khônghoàn toàn
- Quả: Trấy; Hạt đậu: Hạt độ; Học: Hoọc; 
- Tại sao: Răng rứa; bầu: bù.
II. Từ trái nghĩa
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- Ra – vô
- Chìm – nổi
- Sáng – túi
- trưa – triều
III. Từ đồng âm
- Là những từ khác nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan đến nhau.
- Cậu ấy chạy rất nhanh
- Chú ấy chạy việc
- Hàng bán rất chạy
Chạy 1: Hoạt động của đôi chân
Chạy 2: Xin
Chạy 3: Nhanh chóng
- Giống nghĩa khác âm - đồng nghĩa
- Trái nghĩa khác âm – trái nghĩa
- Khác nghĩa giống âm - đồng âm
IV. Điệp ngữ, chơi chữ:
- Sự lặp đi lặp lại một từ, một ngữ câu, một đoạn, một cấu trúc.
Điệp: - Từ
 - Ngữ
 - Câu
 - Khúc
- Nối tiếp
- chuyển tiếp
- Cách quãng
VD: Vừa bằng cái trống
 Tổng phỗng hai đầu
 Cấn mái, cấn mái
 Là cái gì?
V. Chuẩn mực sử dụng từ
- Đúng âm, đúng chính tả
- Đúng nghĩa
- Đúng CN ngữ pháp
- Đúng sắc thái, phong cách
- Không lạm dụng từ địa phương, hán việt
Luyện tập
- Xử lý, Sử dụng, giả ... sử, xét ... sử
- Tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiểu
- Chung sức ,
Tiết 70,71: Kiểm tra tổng hợp học kì ( Lấy đề khảo sát của phòng)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7(51).doc