Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 71)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 71)

a.Về kiến thức.

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

b. Về kỹ năng.

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

c. Về thái độ. Yêu thương, kính trọng cha mẹ, say mê học tập.

 

doc 297 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 71)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	17/8/2012	 Ngày giảng: 20/8/ 7a
	21/8/ 7b
 Tiết 1: Văn bản 
 Cổng trường mở ra
 ( Lý Lan)
1.Mục tiêu:
a.Về kiến thức.
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
b. Về kỹ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
c. Về thái độ. Yêu thương, kính trọng cha mẹ, say mê học tập.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
b. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ:(2')
 * Kiểm tra vở soạn của học sinh
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1’) Để hiểu rõ tấm lòng của những người mẹ trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp một cho con . Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản: "Cổng trường mở ra" của Lý Lan
b.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Văn bản " Cổng trường mở ra" Do tác giả nào viết? Đăng trên báo nào? Vào thời gian nào?
? Nêu cách đọc văn bản?
- G/V đọc từ đầu đến đường làng dài và hẹp. 
- G/V nhận xét cách đọc của H/S.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa 1 số từ khó.
Theo em tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
 Ở lớp 6 các em đã học các văn bản nhật dụng nào?
 Có thể xếp văn bản "Cổng trường mở ra" vào loại văn bản nhật dụng được không? Vì sao? 
 Dựa vào trình tự mạch cảm xúc của người mẹ trong văn bản em hãy tìm bố cục của văn bản? Cho biết nội dung của từng phần?
 Hãy tóm tắt nội dung của văn bản bằng một câu ngắn gọn?
 Nhắc lại nội dung chính của đoạn 1?
 Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ như thế nào?
 Tìm câu văn người mẹ miêu tả giấc ngủ của con mình ?
 Qua đó ta thấy người mẹ cảm nhận được tâm trạng người con khi đi vào giấc ngủ ra sao?
 Nhìn con ngủ mẹ suy nghĩ gì về con?
 Tại sao mẹ lại nhận xét con là đứa tre nhạy cảm? Những câu văn nào cho ta thấy rõ điều đó?
 Mẹ có những hành động nào chăm sóc giấc ngủ cho con?
G/V: Giải nghĩa:
+ Mền: Chăn( Từ địa phương)
+ Mùng: màn( Từ địa phương)
+ ém góc: Dắt màn xuống các gọc chiếu( Từ địa phương).
 Mẹ còn có những suy nghĩ về việc làm của con hôm nay so với ngày trước? (Hôm nay con có hành động nào khác so với trước?)
 Theo em đằng sau câu nói: "Ngày mai đi học con là cậu học sinh lớp một rồi ". Người mẹ còn muốn nói với con điều gì?
 Tác dụng của câu nói đó với cậu bé?
 Quan sát đoạn văn: " Mẹ thường nhân lúc... trong ngày đầu năm học" Hãy tìm những chi tiết thể hiện rõ nét tâm trạng của người mẹ?
 Tại sao lên giường mà mẹ vẫn trằn trọc? Như vậy khác với tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản vô tư của con ngưòi mẹ lại mang tâm trạng như thế nào?
 Có ý kiến cho rằng mẹ không ngủ được không chỉ vì lo lắng cho con mà còn vì mẹ nhớ lại kí ức năm xưa khi vào lớp 1. ý kiến của em như thế nào?
 Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học như thế nào ta sang phần 2.
 Mẹ nhớ những kỉ niệm nào về thời thơ ấu của mình khi được đến trường?
 Tại sao mẹ lại muốn ghi vào lòng con về cái ngày " hôm nay tôi đi học " ấy?
 Chú ý câu văn: " Để rồi biết ngày nào đó trong đời... xao xuyến". Nhận xét cách dùng từ trong câu văn này?Tác dụng?
 Người mẹ mang tâm trạng như thế nào khi nhớ về ngày đầu tiên mình đi học?
 Từ nỗi nhớ về kỉ niệm xưa của mình người mẹ nghĩ đến một ngày khai trường ở đâu?
 Ở nước Nhật ngày khai
trường được coi trọng như thế nào?
 Tìm trong đoạn văn này, câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 Trong câu văn này xuất hiện thành ngữ: " Sai một li đi một dặm" Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ này?
 Thành ngữ này có ý nghĩa như thế nào khi gắn nó với sự nghiệp giáo dục?
 Như vậy tác giả đã khẳng định vai trò của nhà trường đối với mỗi con người như thế nào?
G/V: Liên hệ thực tế.
 Trong cái đêm không ngủ được, người mẹ còn nghĩ gì đến ngày mai khi đưa con đến trường?
 Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng trong văn bản của người mẹ: " Đi đi con, hãy can đảm lên..." 
 Đến bây giờ khi học lớp 7 em hiểu thế giới kì diệu là thế giới như thế nào?
 Hãy cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật?
 Văn bản nhật dụng này đã đề cao vấn đề nào của con người trong cuộc sống?
I.Đọc và tìm hiểu chung:(10')
1.Giới thiệu văn bản:
- Là bài viết của Lý Lan, đăng trên báo " Yêu trẻ" số 166 TPHCM ngày 1/9/2000.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó.
a. Đọc
- Giọng tha thiết, tình cảm.
H/S đọc tiếp.
b. Tìm hiểu từ khó.
3. Thể loại và bố cục.
a. Thể loại.
- Tác giả sử dụng phương thức biểu cảm.
- Văn bản nhật dụng đã học:
+ Cầu long Biên ... 
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
+ Động Phong Nha
- Có.Vì văn bản đã đề cập đến quyền trẻ em đó là được đi học, được gia đình quan tâm, xã hội che chở đùm bọc. Đây là vấn đề thiết thực cuộc sống, sử dụng các loại phương thức biểu đạt.
b. Bố cục:
- 3 phần:
+ P1: Từ đầu đến "trong ngày đầu năm học".
ND: Tâm trạng của người mẹ khi nhìn con ngủ vào đêm trước ngày khai trường.
+ P2: tiếp đến " Mẹ vừa bước vào"
ND: Tâm trạng của người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học.
+ P3: Còn lại.
ND: Suy nghĩ của mẹ về một ngày khai trường ở Nhật và suy nghĩ của mẹ về ngày mai.
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của người mẹ khi nhìn con ngủ vào đêm trước ngày khai trường:(8') 
- Vào đêm truớc ngày khai trường mẹ không ngủ được.
- Câu 3+ 4 đoạn văn 1.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng . Qua đó thể hiện tâm trạng : nhẹ nhàng, thanh thản, vô tư của con.
- Nhìn con mẹ thầm nghĩ con là một đứa trẻ nhạy cảm.
- Con háo hức cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.- Con thường háo hức mỗi khi được đi chơi xa đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Và mẹ biết đêm nay con cũng có những háo hức như vậy. Hơn nữa sự chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đầu tiên vào lớp 1 đã khiến con cảm nhận được sự quan trọng cuả ngày khai truờng. Và con đã ý thức được "ngày mai phải thức dậy cho kịp giờ".
- Mẹ đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận.
- Trước con thường bày đồ chơi ra khắp nhà và đến khi con đi ngủ mẹ thường phải dọn dẹp lại. Hôm nay con đã làm được việc đó giúp mẹ từ chiều. Con hăng hái tranh với mẹ, con hành động như một người đã lớn.
- Mẹ nói: Ngày mai con đã là... 
Người mẹ muốn nói với con : Con đã lớn rồi hãy tỏ ra mình là một người lớn.
- Đó là tiếng nói yêu thương, là lời khích lệ của người mẹ hiền giúp cậu bé 7 tuổi tự vươn mình lớn lên về mặt tâm hồn.
- Mẹ không tập trung vào việc gì cả.
- Mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị lại cho con.
- Mẹ lên giường và trằn trọc.
- Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ.
=> Mẹ thao thức không ngủ, hồi hộp, lo lắng nhưng tin tưởng vào con.
- Đúng.
H/S: Giải thích.
2. Tâm trạng của mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học:(6')
- Cứ nhắm mắt lại dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng...
- Nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần đến trườngvới nỗi hốt hoảng chới vơi...
- Vì đó không chỉ là dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời mỗi con người khi bước vào một thế giới diệu kì mà còn là kỉ niệm đẹp về tình mẫu tử khi được mẹ âu yếm dắt tay đến trường.
- Tác giả dùng một loạt từ láy: Rạo rực, băng khuâng, xao xuyến.
- Tác dụng: Gợi tả cảm xúc của mẹ và cả đứa con trong ngày đầu tiên đến trường. Cảm xúc thật mãnh liệt, thiết tha. Nỗi nhớ bà ngoại tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những cảm xúc ấy cứ trỗi dậy, dâng trào và đan xen trong lòng mẹ. Tâm trạng đẹp về tình mẫu tử đã được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng tinh tế mà thấm thía.
=> Mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về kỉ niệm xưa của mình.
3. Cảm nghĩ của mẹ về ngày khia trường ở nước Nhật và suy nghĩ của mẹ về ngày mai:(6')
- Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
- Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục...
- Câu thành ngữ này có ý nghĩa là : sai lầm rất nhỏ nhưng hậu quả rất lớn.
- Không được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước.
=> Nhà trường có vai trò to lớn và quan trọng trong cuộc sống của mõi con người.
- Mẹ sẽ đưa con đến trường, mẹ cầm tay con và dắt con qua cánh cổng, rồi buông tay ra ...
- Cử chỉ ấy vừa yêu thương, trìu mến vừa thể hiện sự tin tưởng của mẹ đối với con.
- Đây là câu văn hay nhất trong văn bản. Mẹ tin tưởng và khích lệ con:" Can đảm lên" đi lên phía trước cùng bạn bè trang lứa. Như con chim non ra ràng , rồi tổ chuyền cành tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ bước qua cổng trường là bước vào một thế giới kì diệu. Từ mái ấm gia đình, tuỏi thơ được cắp sách đi học đến với mái trường thân yêu. Lớp mới, trường mới, thầy cô mới được chăm sóc học hành sẽ khôn lớn được mở rộng trí thức ...
=> Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ.
- Là cả tuổi thơ của mỗi con ngưòi.
- Là thế giới tri thức của nhân loại tích lũy hàng ngàn năm.
- Là những kỉ niệm vui buồn.
III. Tổng kết:(5')
- Sử dụng nhiều từ láy, vận dụng thành ngữ , lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương sâu sắc, thiết tha và niềm tin yêu bao la của người mẹ đối với con. Đồng thời nói lên vai trò to lớn cuả nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 
c. Củng cố –luyện tập (5’)
H/S: đọc phần đọc thêm SGKT 9
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà: (2')
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị văn bản: Mẹ tôi theo câu hỏi sách giáo khoa.
4. Rút kinh nghiệm bài dạy.
Ngày soạn: 18/8/2012	Ngày giảng: 21 / 8 Dạy lớp 7a,7b
 Tiết 2 Văn bản
 Mẹ tôi	
 ( Et- môn- đô đơ A- mi-xi)
1.Mục tiêu :
a.Về kiến thức .
- Sơ giản về tác giả Ét- môn – đô đơ – A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếpqua hình thức một bức thư.
b. Về kỹ năng:
- Đọc-hiểu 1 văn bản viết dưới hình thức 1 bức thư.
- Phân tích 1 số chi tiết lien quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
c. Về thái độ: Giáo dục dục sinh lòng yêu kính cha mẹ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
b. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài theo câu hỏi SGK. 
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ:(5')
 Câu hỏi: Hãy khái quát giá trị nghệ thuật đặc sắc và nội dung chính của văn bản: "Cổng trường mở ra"?
 Đáp án: Bằng lời văn nhỏ nhẹ, sâu lắng như những dòng nhật kí tâm tình, bài văn đã thể hiện một cách xúc động tấm lòng yêu thương ...  vở?
 Nêu định nghĩa, phân loại từ theo loại?
GV nhận xét.
 Lấy ví dụ?
 Thế nào là đại từ? Đại từ gồm những loại nào?
 Lấy ví dụ cho mỗi loại?
GV nhận xét và khái quát .
 Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng?
 Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại?
 Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa?
 Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?
 Tìm một số từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
 Thế nào là từ đồng âm?
 Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
 Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ giữ chức vụ gì trong câu? 
Hướng dẫn HS làm bài.
 Nêu thành ngữ có nghĩa tương đương?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 7,8,9
* Nội dung ôn tập:(30’)
Bài 1:T183
HS nêu định nghĩa, phân loại 
- Từ ghép chính phụ : máy khâu
- Từ ghép đl : núi sông
- Từ láy toàn bộ: xanh xanh
- Từ láy bộ phận:
+ Láy vần: 
Bài 2:T183
HS trả lời 
Bài 3:T184
HS nắm được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ -> thấy được ý nghĩa và chức năng của các từ loại.
Bài 1: T193
- HS nêu khái niệm
- Có 2 loại: Đồng nghĩa không hoàn toàn và đồng nghĩa hoàn toàn.
Giải thích.
Bài 2: T193
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau(gần- xa)
Bài 3:T193
- Bé:
+ ĐN: Nhỏ
+ TN: to, lớn.
Tương tự HS làm tiếp
Bài 4:T193
HS nhắc lại 
Bài 5: T193
Nêu lại khái niệm, chức vụ của thành ngữ.
Bài 6: T193
- Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng
- HS làm tiếp
c.Củng cố (7’)
- GV nhấn mạnh 5 mảng kiến thức của mon Tiếng Việt hovj sinh cần ghi nhớ trong học kì 1
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:(2’)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt đã học trong học kì I.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng việt.
Ngày soạn: 	 Ngày giảng:
 Tiết 69 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
1.Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức
Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
b. Kĩ năng
Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
c.Thái độ 
- Học sinh thêm yêu Tiếng Việt và tiếng địa phương.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị nội dung bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:(4’)
Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới :(1’) Để giúp các em tránh mắc những lỗi chính tả thường gặp ta đi tìm hiểu bài hôm nay
b. Bài mới:.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nêu yêu cầu tiết luyện tập.
 Viết chính tả đoạn văn trong văn bản Sai Gòn tôi yêu?
 Điền vào chỗ trống theo yêu cầu của SGK?
 Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất... ? Tên các loài cá bắt đầu bằng ch và tr?
 Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái có chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã?
 Đặt câu phân biệt từ dễ lẫn?
 Phân biệt từ tắt với từ tắc?
I. Nội dung luyện tập:(5’)
- Viết, đọc đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
II. Luyện tập:(29’)
Bài 1: (T195)
- Đọc. 
- Cho HS tự kiểm tra bài nhau.
- GV chữa những lỗi điển hình.
Bài 2:
a. xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
b. Tiểu sử, tiểu thuyết
c. Chung sức, trung thành, thuỷ chung
d. Mỏnh manh, dũng mãnh, mãnh liệt
Bài 3: 
- Tên các loài cá:
+ Cá chép, cá chim, cá chuồn..
+ Cá trắm, cá trôi...
- Nghỉ ngơi, vui ve, bắt bẻ
- Suy nghĩ, ngẫm nghĩ
Bài 4:
a. Phân biệt giữa dành và giành:
- Toàn quốc kháng chiến để giành độc lập.
-> Giành: chiếm lấy bằng sức mạnh.
- Lan dành tiền để mua sách.
-> Dành: để lại về sau sẽ sử dụng.
b. Đèn đã bị gió thổi tắt
tắt; thôi cháy.
- Cống nước bị tắc
Tắc: mắc nghẽn.
c.Củng cố ,luyện tập (4’)
- Gv đưa ra một số lỗi về phát âm ở địa phương Sông Mã thường mắc và đưa ra cách khắc phục : n-l;v-b
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (2’)
- Luyện những lỗi chính tả hay mắc.
- Lập sổ tay chính tả.
- Ôn tập để kiểm tra học kì I.
4. Rút knh nghiệm bài dạy.
Ngày soạn: Ngày kiểm tra:
 Tiết 70 + 71
KIỂM TRA HỌC KỲ I
1. Mục tiêu.
a. Về kiến thức. Giúp giáo viên đánh giá hệ thống cơ bản kiến thức của học sinh ở cả ba phân môn (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn)
b. Về kĩ năng. Vận dụng kiến thức kĩ năng một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung cách thức kiểm tra đánh giá mới.
c. Về thái độ. Học sinh nghiêm túc, tự giác làm bài.
2 Nội dung đề kiểm tra.
a. Ma trận đề.
Nội dung-mức độ
Nhận biết 
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
thấp
 cao
 1.Phần văn học:
 Thơ Hồ Chí Minh(bài thơ: Rằm tháng giêng).
Ghi lại bài thơ theo trí nhớ.( phiên âm và dịch thơ)
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Số câu: 02
Số điểm: 02
Tỉ lệ: 20%
Sốcâu:01(c1)
Số điểm: 01
Sốcâu:01(c2)
Số điểm: 01
Scâu:02
Sđiểm:2đ
Tlệ:20%
 2.Tiếng việt: Thành ngữ
Nắm khái niệm thành ngữ.
Xác định thành ngữ
Số câu:02
Số điểm:02
Tỉ lệ: 20%
Sốcâu:01(c3)
Số điểm: 01
Sốcâu:01(c4)
Số điểm:01
Scâu:02
Sđiểm:2đ
Tlệ:20%
 3.Làm văn: Văn biểu cảm
Kĩ năng làm bài văn biểu cảm về một người thân.
Số câu: 01
Số điểm: 06
Tỉ lệ: 60%
Sốcâu:01(c5).
Số điểm: 06
Scâu:01
Sđiểm:6đ
Tlệ:60%
Cộng:
Số câu:05
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Số câu:02
Số điểm:02
Tỉ lệ:20%
Số câu: 02
Số điểm:02
Tỉ lệ:20%
Số câu: 01
Số điểm:06
Tỉ lệ:60%
Scâu:05
Sđiểm:10đ
Tlệ:100%
b. Đề bài.
 Câu 1: Chép lại bằng trí nhớ bài thơ “ Rằm tháng giêng”( Phiên âm và dịch thơ) của Hồ Chí Minh.
 Câu 2: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Câu 3: Thế nào là thành ngữ?
 Câu 4: Đọc các câu sau và chỉ ra được các thành ngữ được sử dụng.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
Bảy nổi ba chìm với nước non
 ( Hồ Xuân Hương)
Chốc đà mười mấy năm trời
 Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
 ( Truyện Kiều)
 Câu 5: Cảm nghĩ về một người thân trong gia đình em.
c. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM 
 Câu1: (1đ) Chép lại bằng trí nhớ bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
 Phiên âm: (0,5đ) 
 Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
 Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
 Yên ba thâm xứ đàm quân sự 
 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
 Dịch thơ ( 0,5đ)
 Rằm xuân lồng lộng trăng soi
 Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
 Giữa dòng bàn bạc việc quân
 Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
 Câu2: (1đ) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 Nội dung (0,5đ)
Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp xâm lược,qua đó thể hiện tình cảm với thiên nhiên,tâm hồn nhạy cảm,lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung ,lạc quan của Bác Hồ.
 Nghệ thuật (0,5đ)
Bài thơ là sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.
Những hình ảnh thiên nhiên đẹp có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.
 Câu3: (1đ) Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định(0,5đ)
Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh ( 0,5đ).
 Câu4: (1đ) Các thành ngữ được sử dụng:
Bảy nổi ba chìm (0,5đ)
Da mồi tóc sương (0,5đ)
 Câu5: (6đ)
 Mở bài: (1đ)
Giới thiệu về người thân(0,5đ)
Lý do em có tình cảm và chọn người thân đó để viết (0,5đ)
 Thân bài (4đ)
Những đặc điểm về hình dáng bên ngoài (1đ)
 + Tuổi tác ,dáng người,nét mặt ,cử chỉ.(0,5đ)
 + Công việc ,nghề nghiệp(0,5đ)
Những việc mà người ấy đã làm cho em (1đ)
+ Chăm sóc,nuôi dưỡng (0,5đ)
+ Khuyên bảo ,dạy dỗ (0,5đ)
Những dấu ấn sâu sắc mà người thân đó để lại trong em (0,5đ).
Những kỉ niệm tốt đẹp về người thân (0,5đ)
Những suy ngẫm của bản thân (0,5đ)
Tình cảm của em đối với người thân (0,5đ)
 Kết bài : (1đ)
Lời hứa , sự quyết tâm cố gắng của em để xứng đáng với những tình cảm mà người thân đã giành cho em.
 Yêu cầu: 
Bài viết phải kết hợp được miêu tả,tự sự để biểu đạt cảm xúc
Đủ ý, ý hay, viết có nội dung, sáng tạo ,biểu cảm, từ ngữ có hình ảnh.
Bố cục ba phần rõ ràng.
Sử dụng yếu tố tưởng tượng ,hồi tưởng,so sánh.
* Đề 2: Lớp 7B
 Phát biểu cảm nghĩ về một sản phẩm mang bản sắc của một dân tộc ở vùng Tây Bắc
b.Đáp án đề 2
a. Yêu cầu chung:
* Về nội dung:
- Học sinh viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về sản phẩm mà em yêu thích. Thể hiện tình cảm yêu thương, quí trọng ,tự hào.
* Về hình thức:
- Phương thức biểu đạt chủ yếu: Biẻu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự. Chọn ngôi kể, tả hợp lí. Văn phong sáng sủa, bố cục rõ ràng, lành mạnh.
* Về kiểu bài:
- Nắm vững kiểu bài và các thao tác khi làm một bài văn biểu cảm.
b. Yêu cầu cụ thể:
- Trình bày theo nội dung cơ bản sau:
A) Mở bài:
- Giới thiệu chung về sản phẩm mà em yêu thích( Vị trí, tên gọi)
- ấn tượng chung vềsản phẩm đó( Yêu thích, gắn bó)
B) Thân bài:
- Xuất xứ sản phẩm 
- Những ấn tượng của bản thân với sản phẩm.
- Những kỉ niệm với bản thân:
+ Kỉ niệm về thời thơ ấu với sản phẩm .
+ Kỉ niệm về thời cắp sách.
+ Kỉ niệm về một người thân gắn bó với dản phẩm .
- Cảm xúc của bản thân về cây.
C) Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của mình sản phẩm .
- Nghĩ về tương lai củasản phẩm, mong ước của bản thân.
Đề 3. Lớp 7e
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp 
cao
Thơ Đường
C2
Số câu 1
Điểm 1
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Tên tg, thể thơ, chủ đề của bài thơ
Bài ca CS
C1
Số câu 1
Điểm 3
Số câu 1
Số điểm 3
Tỉ lệ 30 %
Vẻ đep của Côn Sơn
Ca dao
C3
Số câu 1
Điểm 6
Số câu 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60 %
Giá trị nt & nội dung của bài cd
Câu 1. Qua đoạn trích “”Bài ca CS” em thấy cảnh trí CS hiện lên ntn? 
Câu 2. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là của tác giả nào? Được viết theo thể thơ nào? Viết về đề tài gì?
Câu 3. Phân tích bài ca dao sau:
	Công cha như núi ngất trời,
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
 Núi cao biển rộng menh mông,
 Cù lao chín chữ ghi long con ơi !
- Đề 3:
Câu 1.
 CS là 1 cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Ở đây có suối chẩy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh mầu, xanh của lá che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn 1 cách thú vị.
Câu 2: 
“Tĩnh Dạ tứ” của tg Lí Bạch, viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, chủ đề Vọng nguyệt hoài hương.
Câu3.
 - Hình ảnh núi và biển được nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa biểu tượng. Theo truyền thống văn hóa của ngừơi phương đông thường so sánh cha với trời, mẹ với đất. Ở bài ca dao này lấy núi, biển để ví với công cha nghĩa mẹ, lấy cái to lớn vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Nói công cha, nghĩa mẹ như vậy là cách nói đối xứng truyền thống của dân tộc ta cách so sánh cụ thể sinh động. Công lao của cha mẹ rất to lớn, không thể nào đo đếm được.
Núi cao biển rộng, mênh mông.
Cù lao chín chữghi lòng con ơi
 - Phép ẩn dụ nhắc lại, nhấn mạnh lại công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn và bao la như núi cao biển rộng mênh mông.
Nói lên công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cai vất vả, khó nhọc nhiều bề.
 - Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn. Con cái phải biết ơn, biết đền đáp công lao ấy của cha mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 moi moi 2012213.doc