Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105, 106: Đọc hiểu văn bản - Bài 26: Sống chết mặc bay

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105, 106: Đọc hiểu văn bản - Bài 26: Sống chết mặc bay

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo sgv.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (không)

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105, 106: Đọc hiểu văn bản - Bài 26: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15/3/2007 
 Ngày giảng: 19/3/2007
 Bài 26: sống chết mặc bay
 ( Phạm Duy Tốn)
 Tiết 105 + 106: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo sgv.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (không)
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Phạm Duy Tốn là 1 trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. “Sống chết mặc bay” được coi là tác phẩm thành công nhất của ông.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 43 phút). 
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
? Dựa vào chú thích *sgk hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
- GV: nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý giọng của từng nhân vật.
+ Giọng quan phụ mẫu hách dịch.
+ Giọng dân phu: lo sợ, khẩn thiết.
? Kể tóm tắt theo trình tự của truyện.
? Đọc các chú thích từ 1 -> 10.
? Văn bản trên thuộc thể loại gì.
? Văn bản kể về sự kiện gì. Ai là nhân vật chính.
? Truyện chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng đoạn.
? Theo em nội dung nào là chính ? Vì sao.
? Quan sát 2 bức tranh (sgk) em thấy nó minh hoạ cho nội dung nào của truyện.
? Truyện được kể theo ngôi kể nào ? Trình tự kể ? Tác dụng.
? Theo dõi phần đầu văn bản, cho biết cảnh hộ đê được giới thiệu qua những chi tiết nào.
(Thời gian, hoàn cảnh, địa điểm)
? Em hiểu thẩm lậu có nghĩa là gì
? Các chi tiết trên gợi cảnh tượng như thế nào.
? Việc ký hiệu tên làng x phủ x nhằm mục đích gì.
- GV: đoạn văn này có vai trò “thắt nút” tức là tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kể tiếp xảy ra.
? Trước cảnh đê như vậy sự chống đỡ của người dân được miêu tả ra sao.
? Khi miêu tả cảnh giữ đê của người dân, tác giả sử dụng loại từ nào.
? Ngoài ra tác giả còn sử dụng nghệ thuật nào khác.
? Tác dụng của cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên.
? Mặc dù việc giữ đê của người dân diễn ra căng thẳng, khẩn trương nhưng sức nước, sức trời như thế nào.
? ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.
? Cách sử dụng phép tương phản đó có ý nghĩa gì.
- GV: khái quát tiết 1.
(Tiết 2)
? Đọc lại đoạn 2 của truyện.
? Theo dõi đoạn văn kể chuyện trong đình, hãy cho biết những chuyện gì đang xảy ra ở đây.
? Chuyện quan phủ được hầu hạ ở đâu ? Nơi đó được miêu tả ra sao.
? Tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung và đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ.
? Các chi tiết trên tạo hình ảnh một viên quan phụ mẫu như thế nào.
? Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình trái ngược với hình ảnh nào ngoài đê.
? Theo em trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Tác dụng của phép tương phản đó.
? Hình ảnh quan phủ chơi tổ tôm được phản ảnh qua những chi tiết nào.
? Qua việc miêu tả, cho thấy quan phủ là người như thế nào.
? Trong lúc quan phủ đang mải mê cờ bạc thì cảnh ngoài đê diễn ra như thế nào.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Nghệ thuật tương phản còn thể hiện ở chi tiết nào.
? Qua những chi tiết tương phản trên đã khắc hoạ thêm tính cách gì của quan phụ mẫu.
? Ngoài việc khắc hoạ tính cách của quan phụ mẫu, việc sử dụng phép tương phản còn có tác dụng gì khác.
?Ngoài phép tương phản, tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác.
? Phép tăng cấp thể hiện cụ thể qua những câu văn nào.
? Phép tăng cấp trong đoạn văn này có ý nghĩa gì.
- GV: hướng dẫn thảo luận
? Đọc đoạn cuối văn bản.
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong đoạn văn.
? Qua việc miêu tả, gợi cho ta thấy cảnh tượng gì
? Đặt trong toàn bộ truyện, đoạn truyện này có vai trò và ý nghĩa gì.
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng biện pháp nghệ thuật của Phạm Duy Tốn trong truyện “Sống chết mặc bay”
? Truyện làm nổi bật giá trị nội dung nào.
? Từ truyện “sống chết mặc bay” em hiểu gì về nhà văn Phạm Duy Tốn.
- GV: gọi h.s đọc ghi nhớ.
? Những hình thức ngôn ngữ nào đã được vận dụng trong truyện “ sống chết mặc bay”
? Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện.
? Nghệ thuật chính của truyện.
- H.s dựa
 chú thích 
trả lời.
- H.s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- H.s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận
nhóm, trình 
bày, nhận 
xét
- H.s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu.
- H.s đọc
- Phát biểu
I- Đọc – tiếp xúc văn bản:
*Tác giả - tác phẩm:
* Đọc:
* Từ khó:
* Thể loại: Truyện ngắn
* Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: từ đầu -> hỏng mất.
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Phần 2: tiếp -> điếu, mày.
Cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
+Phần 3: Còn lại.
Cảnh đê vỡ.
- Truyện kể theo ngôi kể thứ 3.
- Trình tự thời gian.
=> Truyện kể tự nhiên, khách quan, dễ theo dõi.
II- Đọc – tìm hiểu văn bản:
1- Nguy cơ vỡ đề và sự chống đỡ của người dân.
- Thời gian: gần 1 giờ đêm.
- Hoàn cảnh: trời mưa tầm tã, nước sông dâng cao.
- Địa điểm: Khúc đê làng x phủ x hai ba đoạn đã thẩm lậu 
=> đêm tối, mưa to, khúc đê có nguy cơ bị vỡ.
- Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà xảy ra ở nhiều nơi lúc bấy giờ trên đất nước ta.
- Hàng trăm con người đói khát, mệt lử 
- Kẻ thuổng, người cuốc 
- Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau..
- Từ láy: lướt thướt, xao xác.
- Phép tăng cấp.
=> Việc hộ đê căng thẳng, khẩn trương.
- Trời mưa tầm tã.
- Nước sông dâng cao
- Phép tương phản:
 sức người >< sức trời
 thế đê >< sức nước
=>Việc hộ đê không có hy vọng.
2- Cảnh trong đình trước khi vỡ đê
- Chuyện quan phủ được hầu hạ.
- Chuyện quan phủ chơi tổ tôm.
- Chuyện quan phủ nghe tin đê vỡ.
*Cảnh quan phủ được hầu hạ:
=> Quan phụ mẫu: béo tốt, nhàn nhã, hưởng lạc, hách dịch 
- Nghệ thuật tương phản.
- Làm nổi rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân.
- Góp phần phê phán bọn quan lại đương thời.
* Cảnh quan phủ chơi tổ tôm:
- Cử chỉ: Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc.
- Lời nói: Tiếng thầy đề hỏi: “bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “ừ”
- Có người kẽ nói: Bẩm dễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt gắt rằng: Mặc kệ.
=> Ham mê cờ bạc vô độ.
* Quan phủ khi nghe tin đê vỡ:
- Ngoài đê tiếng kêu vang trời, dậy đất, tiếng ào ào như thác chảy xiết 
=> Tương phản
- Tương phản giữa lời nói kẽ của người hầu: Bẩm dễ có khi đê vỡ với lời gắt của quan: Mặc kệ.
- Khi có tin báo “đê vỡ rồi !” Quan lớn đã đỏ mặt quát: “Đê vỡ rồi thời ông cắt cổ chúng mày”
=> Tính cách: tàn nhẫn, vô lương tâm.
- Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người.
- Phép tăng cấp.
- Quan phụ mẫu:
 Mê bài bạc đến mức mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì. Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lên giọng quát nạt bọn tay chân và lại quay lại đánh tổ tôm cho đến lúc “ù ! thông tôm chi chi này” trong niềm vui sướng cực độ.
=> Khắc hoạ thêm tính cách xấu xa, phi nhân tính của tên quan phụ mẫu.
3- Cảnh vỡ đê:
- Ngôn ngữ miêu tả: Khắp mọi miền đê, nước tràn lênh láng xoáy thành vực sâu 
- Ngôn ngữ biểu cảm: Kẻ sống không có chỗ ở 
=> Sầu thảm, tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả.
- Vai trò: mở nút (kết thúc truyện)
- ý nghĩa: Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật: xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ đối thoại.
- Biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ nhân vật.
* Nội dung:
+ Gía trị hiện thực: phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.
+ Gía trị nhân đạo: lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tình mệnh dân thường.
- Cảm thương thân phận của người dân trong xã hội cũ.
- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước CM tháng 8 thành công.
- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh.
- Dùng ngòi bút sắc bén để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
* Ghi nhớ (sgk – tr83)
IV- Luyện tập:
- ngôn ngữ tự sự.
- Ngôn ngữ miêu tả.
- Ngôn ngữ người kể chuyện.
- Ngôn ngữ nhân vật.
- Ngôn ngữ đối thoại.
- Ngôn ngữ biểu cảm
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về nhà học bài, đọc lại văn bản
 - Chuẩn bị bài: Cách làm văn nghị luận giải thích.
 + Lập dàn ý cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105 + 106 ....doc