Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (tiếp theo)

Mục tiêu.

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm. - Một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng: Đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua cảnh đối lập tương phản và tăng cấp.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần phê phán, lên án những thói vô trách nhiệm trong phận sự, nhất là ở cương vị như viên quan trong truyện.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 105: Sống chết mặc bay (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết105.
sống chết mặc bay.
 ( Phạm Duy Tốn) 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm. - Một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng: Đọc, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua cảnh đối lập tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần phê phán, lên án những thói vô trách nhiệm trong phận sự, nhất là ở cương vị như viên quan trong truyện.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo SGV, Tìm hiểu nội dung tranh SGK.
 HS: Đọc, tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 7B:
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
? Mục đích của bài văn giải thích là gì?
( - HS trả lời mục ghi nhớ SGK - 71)
? ở lớp 6 các em đã được học truyện trung đại, em hãy kể tên một số truyện đó?
( - Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con...)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. ( 4 ph)
- HS đọc chú thích SGK.
? Nêu những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
- HS trả lời, GV chốt:
( Phạm Duy Tốn quê....
- Phạm Duy Tốn thuộc lớp trí thức " Tây học" ông viết cho nhiều báo trí đương thời. Truyện của Phạm Duy Tốn gồm có Bực mình( 1914) Sống chết mặc bay( 1918) Con người sở khanh.( 1919). Ông được coi là cây văn xuôi truyện ngắn đầu tiên trong dòng văn chương hiện thực đầu thế kỉ XX.
- Truyện ngắn " Sống chết mặc bay" được viết bằng chữ quốc ngữ, in trên tạp trí Nam Phong( 1918). Khi đó phong trào sáng tác bằng chữ quốc ngữ mới bắt đầu. Vì vậy truyện được đánh giá cao.)
* Hoạt động 2. HD đọc, kể, từ khó, bố cục. ( 11 ph)
- GV hướng dẫn đọc, đọc to, rõ ràng, mạch lạc, thể hiện ró thái độ của nhân vậtqua những lời đối thoại.
- GV đọc một đoạn, 2 HS đọc nối tiếp.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc.
- Đọc phân vai.
- Kể tóm tắt1 lần ( ngôi kể thứ 3)
? Truyện kể về sự kiện gì? ( vỡ đê)
? Ai là nhân vật chính? ( Quan phụ mẫu)
? GV gọi HS giải thích một số từ khó SGK. 1, 2, 3, 7,8...
? Qua theo dõi đọc, em hãy cho biết văn bản được chia làm mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn? 
- HS nêu ý kiến, Nhận xét, GV chốt.
? Theo em trong tác phẩm này trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào? (đoạn 2)
* Hoạt động 3. HDHS tìm hiểu văn bản.
( 20 ph)
- HS đọc câu hỏi 2 SGK- 81, 82.
- Dựa vào định nghĩa trên em hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện: Sống chết mặc bay?
( Cảnh nhân dân hộ đê - Quan lại trong đình) 
? Hai mặt tương phản trong truyệnđược miêu tả trong thời điểm nào? (vỡ đê)
? Nhân dân hộ đê vào thời gian nào? Không gian?
? Cảnh hộ đê được miêu tả từ hai phía ra sao?
? Tình trạng trên cho ta thấy sức người so với sức thiên nhiên ntn?
? Quan phủ đi hộ đê thì ra sao?
? Cảnh ngoài đê bị vỡ thì trong đình như thế nào?
? Thái độ của tên quan hộ đê cho ta thấy tên quan với trách nhiệm hộ đê như thế nào? 
=>chi chi! Quan lớn vỗ tãyuống sập kêu to: Đây rồi ! ... Thế chứ lại ! ...miệng vừa cười vừa nói..."
- Dụng ý của tác giả dựng lên cảch tượng này làm câu truyện càng thêm hấp dẫn , mâu thuẫn đẩy tới cao trào. Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ nét.
I. Tác giả, tác phẩm ( SGK).
II. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc.
2. Từ khó.( SGK)
3. Bố cục: ( 3 đoạn)
- Đoạn 1-> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 -> Điếu mày: Cảnh quan phủ đánh bài trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 -> còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai cảnh tương phản trong truyện.
Nhân dân hộ đê
Quan lại trong đình.
- Thời gian: gần 1 giờ đêm trời mưa tầm tã..
- nhốn nháo, căng thẳng
- Tình huống: Đê sắp vỡ, dân cơ cực bất lực trước thiên nhiên.
- Dân kêu rầm rĩ, nước chảy ào ào..
- Đê vỡ rồi! 
-> dân cơ cực
- trong đình vững chãi.
- tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, nguy nga...đồ dùng sinh hoạt quý phái...
- chơi bài ung dung, cười nói vui vẻ...
- quan gắt, quát...
- xoè bài cười " ù thông tôm"
=> Vô trách nhiệm, niềm vui tàn bạo phi nhân tínhcủa quan phủ.
4. Củng cố( 3 ph)
- Tư tưởng, nội dung của truyện?
- Quan sát 2 bức tranh trong SGK. Em có nhận xét gì?
( Hai mặt tương phản của truyện...)
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Kể tóm tắt truyện.
- Đọc, soạn tiếp bài theo câu hỏi 3,4 ( 82). Chuẩn bị giờ sau học tiếp.
Tiết 106.
sống chết mặc bay
 Phạm Duy Tốn.( Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được: Tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh viên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, ham cờ bạc, bỏ mặc đê vỡ, cốt thắng được ván bài chơi dở.
2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật trong truyện ngắn.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần phê phán, lên án những thói vô trách nhiệm trong phận sự, nhất là ở cương vị như viên quan trong truyện.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7.
 HS: Tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 7B:
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
? Em hãy kể tóm tắt truyện: " Sống chết mặc bay" ?
( HS kể tóm tắt những ý chính của truyện)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu tính chất tăng tiến của sự việc trong truyện.(20 ph)
? Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân là thế nào?
? Âm thanh được miêu tả tăng cấp như thế nào?
? Miêu tả sự tăng cấp của nguy cơ vỡ đê?
? Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ ntn?
- HS quan sát hình ảnh quan phụ mẫu cùng sai nha trong đình đánh tổ tôm.
* Hoạt động nhóm( 2-4 em.)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Hãy nhận xét tác dụng của sự kết hợp 2 nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất " Lòng lang dạ thú" của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân? 
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
- Nhân xét, GV chốt:
( Làm rõ thêm tính cách xấu xa của tên quan phụ mẫu...)
* Hoạt động 2. HD tìm hiểu giá trị của tác phẩm " Sống chết mặc bay"( 15 ph)
- Phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo, nghệ thuật của truyện: Sống chết mặc bay?
? Nghệ thuật tiêu biểu của truyện là gì?
? Những kiến thức cần nhớ trong bài?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
III. Tìm hiểu văn bản ( Tiếp)
2. Tính chất tăng tiến của sự việc.
a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa.
- Mưa tầm tã như trút xuống.
- Nước sông Nhị Hà mỗi lúc một dâng cao.
- Âm thanh: Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đê mỗi lúc một ầm ĩ.
- Sức người mỗi lúc đuối.
- Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến.
b. Thái độ đam mê tổ tôm gắn liền với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.
3. Giá trị của tác phẩm: Sống chết mặc bay.
a. Giá trị hiện thực.
- Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại.
b. Giá trị nhân đạo.
- Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đem lại.
c. Giá trị nghệ thuật.
- Nghệ thuật tương phản tăng cấp, ngôn ngữ sinh động, câu văn sáng gọn.
* Ghi nhớ ( SGK - 83)
4. Củng cố( 3 ph)
- Nội dung, nghệ thuật trong bài?
- Giá trị của tác phẩm?
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc ghi nhớ. 
- Thực hiện phần luyện tập bài 1,2. Đánh dấu cộng vào cột có: Ngôn ngữ tự sự, miêu tả, biểu cảm, người dẫn chuyện, nhân vật, đối thoại.
- Soan tiết 107. Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(7).doc