Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11: Từ láy (tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11: Từ láy (tiết 1)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Nhận diện được 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận( láy phụ âm dầu, láy vần)

- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy tiếng Việt.

- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy: biết cách sử dụng từ láy.

- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.

 

docx 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11: Từ láy (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4.9.11 	 
Ngày giảng:7a:9.11
 7b:.9.11 
 Tiết 11
Từ láy
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Nhận diện được 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận( láy phụ âm dầu, láy vần)
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy tiếng Việt.
- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy: biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ láy.
- Các loại từ láy.
2. Kĩ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
- GD KNS: Ra quyết định: lựa chọn cách sd từ láy; giao tiếp
3. Thái độ: Vận dụng trong văn bản nói, viết.
B. Chuẩn bị :
- GV: SGK, SGV, hd chuẩn kt chuẩn kĩ năng,tài liệu tham khảo, Thiết kế bài dạy Ngữ văn 7; hệ thống ví dụ trên bảng phụ.
- HS :Học thuộc bài cũ . Làm đủ BT .Xem lại kiến thức về từ láy, chuẩn bị bài theo hd
C.Phương pháp:
- PP: Quy nạp, vấn đáp
- KT: Động não, hđ nhóm, trao đổi, thực hành.
D.Tiến trình giờ dạy – giáo dục:
 1.ổn định
 2. Bài cũ:
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Nghĩa của từ ghép được hiểu ntn?
 ( Ghi nhớ)
- Đọc đoạn văn có s.dụng từ ghép và phân loại chúng ( BTVN)
3, Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
PP: Quy nạp, vấn đáp
KT: Động não, hđ nhóm.
? Nhắc lại KN về từ láy đã học?
HS: TL: Là kiểu từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
HS: Đọc VD SGK /41
GV: hệ thống ví dụ trên bảng phụ
? Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?
HS: 
* Giống : Giữa các tiếng có hiện tượng láy lại các âm thanh.
* Khác:
 - Đăm đăm: Các tiếng lặp lại hoàn toàn
- Mếu máo, liêu xiêu: Lặp lại phần âm đầu và lặp lại phần vần
GV: kết luận: Đăm đăm gTừ láy toàn bộ
Mếu máo, liêu xiêu gTừ láy bộ phận
? Dựa vào phân tích trên hãy phân loại từ láy và nêu đặc điểm của từng loại
HS: PBYK về 2 loại từ láy và đặc điểm từng loại.
? Lấy VD về mỗi loại từ láy?
HS: Chia 2 nhóm: Lên lấy VD về 2 loại từ láy.
GV: NX - sửa
? Hãy đọc đoạn văn trong VD I.3. Chú ý từ in đậm: bần bật- thăm thẳm
? Vì sao các từ bần bật - Thăm thẳm lại không nói được là Bật bật, thẳm thẳm? 
HS: Rất khó nói; nghe không xuôi tai
GV: Thực chất 2 từ láy trên là từ láy toàn bộ 
( Bật bật, thẳm thẳm) nhưng để cho dễ nói, dễ nghe, tạo ra sự hài hoà về âm thanh nên những từ láy toàn bộ trên đã bị biến đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.
? Hãy tìm 1 số TL toàn bộ có sự b/đổi thanh điệu và phụ âm cuối?
HS:- Đo đỏ, nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, ha hả,...
- Đọc ghi nhớ / SGK / 42 ( 2 em)
GV: đưa ra các từ sau: 
Mặt mũi, máu mủ, râu ria, rừng rú, no nê, chùa chiền, tươi tốt, ...
 g Các từ trên có phải là từ láy không? Vì sao?
HS: Trả lời. 
GV: Giải thích: đó không phải là từ láy (dù phụ âm đầu được lặp lại) vì các tiếng có vai trò ngang nhau, đều có nghĩa gđó là TGĐL g Nhắc nhở HS: phân biệt từ láy 
với TGĐL
GV: ví dụ trên bảng phụ
(1) ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu.
(2) Lí nhí, ti hí, li ti.
(3) Nhấp nhô, phạp phồng, bập bềnh
? Các từ ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu đều mô phỏng điều gì?
HS: âm thanh của tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đồng hồ kêu... gTừ tượng thanh
? Các từ láy trong nhóm thứ 2, thứ 3 có đặc điểm gì chung về âm thanh, về nghĩa?
H: 
* Nhóm 2: Lí nhí, ti hí, li ti:
- Về âm thanh: láy lại nguyên âm "i" Nguyên âm có độ mở bé nhất, âm lượng nhỏ nhất.
- Về nghĩa: Biểu thị những sự vật có tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh hoặc hình dáng.
* Nhóm 3: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
- Âm thanh: láy lại phụ âm đầu
- Nghĩa: biểu thị trạng thái vận động lên xuống, liên tiếp.
? Trong nhóm này tiếng nào là tiếng gốc có nghĩa?
H: Tiếng gốc, có nghĩa, đứng sau: nhấp nhô , bồng bềnh, phập phồng
gcác tiếng đứng trước láy lại phụ âm đầu của tiếng gốcg TLbộ phận.
? Nhóm từ này có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
HS: PBYK
GV: Chốt ghi bảng chính
? Từ phân tích các nhóm từ láy trên, hãy cho biết nghĩa của từ láy tạo thành nhờ yếu tố nào?
HS: PBYK
GV: Đưa VD: 2 từ láy, mềm mại, đo đỏ.
GV?
- 2 từ láy đó thuộc loại từ láy nào? 
-Xác định tiếng gốc có nghĩa của 2 từ láy đó.
- Giải thích nghĩa của tiếng gốc và nghĩa từ láy đó.
HS:
- Xác định loại từ láy .
- Xác định tiếng gốc .
- Giải thích nghĩa :
 *Mềm mại g chỉ 1 vật dễ biến dạng, biến đổi dưới 1 tác động nào đó.
- Mềm mại:, gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến.Mềm mại có sắc thái biểu cảm hơn so với mềm .
* Đo đỏ g màu như son ( như máu) mang sắc thái nhạt hơn , ở mức độ ít hơn đỏ.
GV: Ghi chốt
? Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì nghĩa của từ láy so với tiếng gốc sẽ có những sắc thái nào?
HS: PBYK
GV: Chốt ghi;
? Xác định sắc thái, ý nghĩa của nhóm từ láy (3) (Phập phồng , bệnh tật, nhấp nhô) So với nghĩa của tiếng gốc ? 
HS: Các từ láy có sắc thái biểu cảm hơn so với tiếng gốc .
? Khái quát đặc điểm về nghĩa của từ láy?
* Cần phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần: dẻo dai, tươi tốt, tươi cười...
HS: - khái quát - đọc ghi nhớ 2
PP: Thực hành cú hd.
KT: Động não,trình bày
- HS nêu yc bt:Tìm từ láy trong đoạn văn – phân loại.
 - Hs đọc đoạn văn – xác định yêu cầu - tìm từ láy ( dựa vào 2 ghi nhớ) 
 - 1 Hs lên bảng làm.
- 1 hs lên bảng làm ( cùng BT1)
GV: Lưu ý Hs về sắc thái ý nghĩa giữa các từ g chọn cho đúng .Tránh mắc lỗi; lẫn lộn từ gần nghĩa
- HS hiểu được nghĩa của từ , chọn từ.
- Làm phiếu ht - đặt câu.
T/luận nhóm nhỏ – trình bày
I. Lý thuyết
1, Các loại từ láy
1.1: Khảo sát và phân tích ngữ liệu: SGK/41
- Đăm đămg Các tiếng lặp lại hoàn toàng láy toàn bộ
- Mếu máo: lặp lại phụ âm đầu gláy
 - Liêu xiêu: lặp lại phần vần bộphận
* Có 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
* Trong từ láy toàn bộ: Có tiếng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối.
1.2, Ghi nhớ 1: SGK / 42
2, Nghĩa của từ láy
2.1, Khảo sát, phân tích ngữ liệu:
SGK/42
 - Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà âm phối thanh giữa các tiếng.
- Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc: Sắc thái biểu cảm, sắc thái nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ.
2.2. Ghi nhớ: SGK /42
II, Luyện tập
Bài tập 1 / 43
 -Từ láy toàn bộ: Bần bật, thăm thẳm, chiền chiện, chiêm chiếp.
 - Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, nặng nề
Bài tập 2/ 43: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy
 -Các từ láy : lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Bài tập 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Hiểu nghĩa của từ, chọn nghĩa phù hợp
* Nhẹ nhàng- Nhẹ nhõm
a, Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
b, làm công việc ...nhẹ nhõm ... gánh nặng...
Bài tập 4: Đặt câu với 2 từ : Nhỏ nhắn, nhỏ nhặt
* Nhỏ nhắn: Nhỏ, cân đối, dễ thương.
 -> Cô ấy có dáng nhỏ nhắn, trông thật dễ thương.
* Nhỏ nhặt: Nhỏ bé, vụn vặt, không đáng chú ý.
 -> Cậu đừng nghĩ những chuyện nhỏ nhặt ấy nữa.
Bài tập 6:
- chiền ( Trong chùa chiền) : chùa 
- nê ( no nê) : đủ , đầy đủ, đầy .
- rớt ( rơi rớt) : rơi
- hành ( học hành ): làm , thực hành .
Hành( Trong học hành): làm, thực hành
 các từ: chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành là từ ghép
4. Củng cố:
GV? từ láy có mấy loại? Đặc điểm mỗi loại?
GV? Nghĩa của từ láy hiểu ntn?
5.Hướng dẫn về nhà
- BTVN:
 + thuộc 2 ghi nhớ; Hoàn thành BT 3,4,5 ( Tra từ điển -> làm BT4)
 + Viết 1 đ. văn nhỏ ( Ch. đề tự chọn) có dùng từ láy -> ph. loại. 
 + Nhận diện từ láy trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Bài mới: Đọc trả lời câu hỏi bài : Quá trình tạo lập VB
E.Rút kinh nghiệm:
 - Thời gian toàn bài: .....................................................................................................
 - Thời gian từng phần: ..
 - Nội dung kiến thức:.
 - Phương pháp: ..
 ...................................&..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxtu lay.docx