Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11 - Tuần 3: Từ láy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11 - Tuần 3: Từ láy

- Nhận diện được hai lọa từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ( láy phụ âm đầu, láy vần).

- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.

- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.

 - Có ý thức rèn luyện, trau rồi vốn từ láy.

 

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 11 - Tuần 3: Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TỪ LÁY
A. Mục tiêu bài học
- Nhận diện được hai lọa từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ( láy phụ âm đầu, láy vần).
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.
 - Có ý thức rèn luyện, trau rồi vốn từ láy.
B. ChuÈn bÞ:
* Gi¸o viªn: SGK, ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y, tµi liÖu tham kh¶o: Bảng phụ
* Häc sinh: SGK, ®å dïng häc tËp
C. TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. Tæ chøc: 7A:
2. KiÓm tra bµi cò:
* Đọc ghi nhớ bài từ ghép ? Chữa bài tập 2 SGK ?
3. Bµi míi:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu các loại từ láy
(?) GV cho HS đọc, quan sát mục 1I SGK trang 41 trên bảng phụ ?
(?) Nhận xét đặc điểm âm thanh của 3 từ láy: “đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu” ?
(?) Phân loại các từ láy trên ?
(?) GV cho HS đọc, quan sát mục 3I SGK trang 42 trên bảng phụ ?
(?) Tại sao không dùng “bật bật”, “thẳm thẳm” mà lại dùng “bần bật”, “thăm thẳm” ?
(?) GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 42 ?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nghĩa của các loại từ láy
(?) GV cho HS đọc, quan sát mục 1II SGK trang 42 trên bảng phụ ?
(?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trên ?
(?) GV cho HS đọc, quan sát mục 2II SGK trang 42 trên bảng phụ ?
(?) Các từ láy trong mỗi nhóm trên có đặc gì ?
(?) So sánh nghĩa của các từ láy “mềm mại, đo đỏ” với nghĩa của các tiếng gốc tạo nên nó ?
(?) GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 42 ?
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
(?) GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm:
+ Nhóm 1 – 2: Bài tập 1.
+ Nhóm 3: Bài tập 2.
+ Nhóm 4: Bài tập 3 .
+ Nhóm 5: Bài tập 4.
+Nhóm 6: Bài tập 5.
(?) GV gợi ý HSHD làm ?
I. Các loại từ láy.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Lặp lại hoàn toàn tiếng gốc: đăm đăm.
- Biến âm để tạo nên sự hài hòa về vần và thanh điệu ( đọc thuận miệng, nghe vui tai ): mếu máo, liêu xiêu.
- Phân loại:
+ Láy toàn bộ: đăm đăm.
+ Láy bộ phận: mếu máo, liêu xiêu.
- Vì đây là những từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.
3. Kết luận
- Ghi nhớ SGK trang 42.
II. Nghĩa của từ láy
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Nhóm từ được hình thành ý nghĩa trên cơ sở mô phỏng âm thanh ( từ tượng thanh).
a. Hình thành trên cơ sở mô tả những âm thanh, hình khối, độ mởcủa sự vật, có tính chất chung là nhỏ bé.
b. Hình thành trên cơ sở miêu tả ý nghĩa của sự vật theo mô hình.
- Nghĩa của từ láy giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc.
3. Kết luận
- Ghi nhớ SGK trang 42.
II. Luyện tập
Bài tập 1 SGK trang 43
- Từ láy.
- Phân loại:
+ Láy toàn bộ: thăm thẳm, chiêm chiếp.
+ Láy bộ phận: bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nặng nề.
Bài tập 2 SGK trang 43
- Lấp ló, nho nhỏ, lo ló, nhỏ nhẻ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, khang khác, thấp thoáng, thâm thấp, chênh chếch, chếch choác, anh ách
Bài tập 3 SGK trang 43
a. Nhẹ nhàng – nhẹ nhõm.
b. Xấu xa – xấu xí.
c. Tan tành – tan tác.
Bài tập 4 SGK trang 43
- Hoa có dáng người nhỏ nhắn, rất ưa nhìn.
- Bạn bè không nên để bụng những chuyện nhỏ nhặt.
- Khi ngồi vào mâm cơm, bé Lan thường ăn uống nhỏ nhẻ, từ tốn.
- Nói xấu bạn là hành vi rất nhỏ nhen.
- Phần đóng góp của mỗi người cho cuộc đời thật là nhỏ nhoi.
Bài tập 6 SGK trang 43
- Chiền ( chùa chiền ): chùa ( cửa chùa ).
- Nê ( no nê ), cây có quả như quả na nhưng vỏ nhãn, không có mắt, ăn được.
- Rớt ( rơi rớt ): rơi ra.
- Hành ( học hành ): làm.
 từ ghép.
Hoạt động 4: HDHS củng cố
Đọc ghi nhớ SGK ?
2. Đọc bài đọc thêm SGK trang 44 ?
Hoạt động 4: HDHSvề nhà
1. Học thuộc ghi chép, nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK ?
Viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu trong đó có sử dụng ít nhất 6 từ láy ?
Đọc, tìm hiểu, chuẩn bị và soạn bài: “Đại từ”.
==================================================================
Tiết 12 Tuần 3
Ngày soạn:
Ngày giảng:
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Ở NHÀ.
A. Mục tiêu bài học
- HS nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc – hiểu văn bản và thực tiễn nói.
- HS có ý thức học tập và làm bài nghiêm túc.
B. ChuÈn bÞ:
* Gi¸o viªn: SGK, ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y, tµi liÖu tham kh¶o
* Häc sinh: SGK, ®å dïng häc tËp
C. TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. Tæ chøc: 7A:
2. KiÓm tra bµi cò:
* Đọc ghi nhớ ? Chữa bài tập 2 SGK trang 34 ?
3. Bµi míi:
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu các bước tạo lập văn bản
(?) Em hãy nhớ lại các khúc hát ru và cho biết vì sao người ta lại có thể viết ra lời ru có sức lay động lòng người đến thế ?
( Người hát ru khao khát muốn truyền vào tâm hồn trẻ thơ những lời thơ thiết tha về công cha nghĩa mẹ) 
(?) Vì lẽ gì, vì sự thôi thúc nào mà con người muốn tạo lập văn bản ?
(?) Nhưng có phải mọi điều muốn nói ra đều sẽ tạo ra một văn bản tốt và hay không ?
(?) Văn bản sẽ như thế nào nếu người tạo lập chỉ biết mình phải nói cái gì, viết để làm gì mà chưa chú ý mình viết cho ai, nói cái gì ?
( Văn bản thiếu mạch lạc, bố cục không rõ ràng ).
(?) Nhìn lại các văn bản mình đã viết em thấy thế nào ? 
( GV gọi HS trả lời )
(?) Định hướng xong đã có thể bắt tay ngay vào việc tạo lập văn bản được ngay chưa ?
(?) Một văn bản có nhiều câu, nhiều ý sẽ nảy sinh vấn đề gì ?
(?) Công việc này cần đạt những yêu cầu nào ?
(?) Em có thường xuyên làm công việc bố trí sắp xếp các ý, các đoạn khi làm bài văn không ?
(?) Từ kinh nghiệm bản thân em hãy cho biết nếu không chú ý xây dựng bố cục sẽ ảnh hưởng thế nào đến kết quả bài làm ?
( Bài văn rời rạc, các ý không liên kết, bố cục không chặt chẽ )
(?) Xây dựng bố cục văn bản đã phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản chưa ?
(?) Vậy người tạo lập văn bản cần làm tiếp các công việc nào nữa ?
(?) Lời văn cần như thế nào ?
(?) GV cho HS quan sát mục 4I SGK trang 45 – HDHS thực hiện ?
(?) Trong sản xuất bao giờ cũng có công đoạn kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm không ?
(?) Việc kiểm tra sản phẩm ấy cần dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể nào ?
(?) Em đã thực sự coi trọng việc kiểm tra ấy chưa ?
(?) Điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng bài viết ? 
( Bài viết chưa sát với bố cục, diễn đạt lộn xộn)
(?) Để tạo lập văn bản phải thông qua các bước nào ?
( GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 46 ?
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
(?) GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bài tập 2, 4 SGK trang 46 – 47 ?
I. Các bước tạo lập văn bản
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Văn bản rất cần trong đời sống con người, giao tiếp, ứng xử.
- Tạo lập văn bản để giúp cho người đọc văn bản dễ hiểu, dễ nhớ.
- Xây dựng và sắp xếp bố cục rõ ràng, rành mạch, hợp lí, đúng định hướng.
- Biểu đạt thành lời văn.
- Câu văn mạch lạc, trong sáng, liền mạch.
- Văn bản Viết cho ai ?
 Viết để làm gì ?
 Viết như thế nào ?
3. Kết luận
- Ghi nhớ SGK trang 46.
II. Luyện tập
Bài tập 1: SGK trang 46
a. Bạn đã không chú ý rằng mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các banh khác học tập tốt hơn.
b. Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Báo cáo này được trình bày trước HS chứ không phải trước thầy, cô giáo.
Bài tập 2: SGK trang 46-47
a. Dàn bài cần được viết rõ ý, càng gọn càng tốt. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là các câu văn hoàn chỉnh, tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết.
b. Phân biệt các mục lớn nhỏ: kí hiệu số La Mã, *, - , +
Hoạt động 3: HDHS củng cố
Đọc ghi nhớ SGK ?
2. Nêu cảm nghĩ của em về quá trình tạo lập văn bản ?
Hoạt động 4: HDHSvề nhà
1. Học thuộc ghi chép, nghe giảng trên lớp, ghi nhớ SGK ?
Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà, đề bài: “Kể lại một ngày chủ nhật của em”.
Đọc, tìm hiểu, chuẩn bị và soạn bài: “Luyện tập tạo lập văn bản”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 Tiet 11 12.doc