Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (tiết 2)

A. Mục tiêu:

 Giúp học sinh hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân biệt được các kiểu liệt kê.

Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

Giáo dục ý thức nắm bắt kiến thức một cách nghiêm túc.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Bảng phụ.

- HS: Học và chuẩn bị bài.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 114: Liệt kê (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 114
Liệt kê
A. Mục tiêu:
	 Giúp học sinh hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân biệt được các kiểu liệt kê.
Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
Giáo dục ý thức nắm bắt kiến thức một cách nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án. Bảng phụ.
- HS: Học và chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Liệt kê là phép tu từ, cú pháp được thể hiện qua việc xắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. Vậy cụ thể phép liệt kê được hiểu như thế nào? Tác dụng của nó ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu.
* HĐ2- Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Phân tích ngữ liệu
? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận được in đậm trong đoạn văn?
? Tác dụng của cách diễn đạt trên?
? Thế nào là phép liệt kê?
* Đọc ghi nhớ.
* Đọc ngữ liệu.
? Xác đinh liệt kê được sử dụng trong 2 ví dụ trên.
? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở trên có điểm gì khác nhau.
? Dựa vào cấu tạo, có mấy kiểu liệt kê ? Đó là kiểu nào.
? Đọc ngữ liệu(bảng phụ) và xác định phép liệt kê trong các VD đó.
? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trên và cho biết ý nghĩa của các phép liệt kê ấy có gì khác nhau.
? Qua các ví dụ trên, xét về ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê.
? Từ việc giải 2 bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.
? Đọc phần ghi nhớ (sgk – tr105)
*HĐ3- Hướng dẫn luyện tập
I.Bài học
1. Thế nào là phép liệt kê?
1. Ngữ liệu: (sgk) 
2. Nhận xét:
- Về cấu tạo: mô hình cú pháp có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Cùng chỉ những đồ vật xa xỉ, đắt tiền quanh quan phụ mẫu.
-> Tác dụng: Làm nổi bật sự xa hoa, thói hưởng lạc của viên quan. 
* Ghi nhớ 1: (sgk 105)
2. Các kiểu liệt kê.
1- Xét về cấu tạo:
* Ngữ liệu (sgk – tr105)
a- Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải.
b- Tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.
- Trong NLa: giữa các bộ phận liệt kê không có từ và.
- Trong NLb: giữa các bộ phận liệt kê có từ và -> tạo thành cặp.
- Có 2 kiểu liệt kê:
 + Liệt kê không theo cặp.
 + Liệt kê theo cặp.
2- Xét về ý nghĩa:
* Ngữ liệu (sgk – tr105)
a- Tre, nứa, trúc mai, vầu.
b- Hình thành và trưởng thành.
 - Gia đình, họ hàng, làng xóm. 
- Câu a: có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà ý nghĩa của phép liệt kê vẫn không bị ảnh hưởng.
=> Kiểu liệt kê này gọi là liệt kê không tăng tiến.
- Câu b: Không thể thay đổi thứ tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa.
=> Gọi là liệt kê tăng tiến.
- Liệt kê không tăng tiến.
- Liệt kê tăng tiến.
* Sơ đồ phép liệt kê:
Phép liệt kê
Liệt kê
theo cặp
Phân loại
theo cấu tạo
Phân loại
ý nghĩa
Liệt kê
tăng tiến
Liệt kê
không tăng tiến
Liệt kê
không theo cặp
* Ghi nhớ (sgk – tr105).
III- Luyện tập
* Bài 1 (sgk – tr106)
- Phép liệt kê trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
+ Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung 
- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những Kiều bào ở nước ngoài đến 
- Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.
* Bài 2 (sgk – tr106).
- Phép liệt kê.
+ Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm, những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên đường nóng bỏng ngực đeo tấm Bắc đẩu bội tinh hình chữ thập.
*Bài 3 (sgk – tr106).
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
a- Tả một số hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi:
- Trong sân trường, các bạn chơi rất nhiều trò chơi: nào nhảy dây, đá cầu, bắn bi, chơi chuyền, Trông rất vui mắt.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
	- Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê.
2- HDVN
	- Tập nhận diện, nêu tác dụng của phép liệt kê. Hoàn thiện bài 3.
	- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docT114.doc