Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Đọc hiểu văn bản - Bài 29: Quan âm Thị Kính

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Đọc hiểu văn bản - Bài 29: Quan âm Thị Kính

 Giỳp học sinh:

 - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.

 - Tóm tắt được nội dung vở chèo quan âm thị Kính, nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật .) của trích đoạn: nỗi oan hại chồng.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Đọc hiểu văn bản - Bài 29: Quan âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/4/2007
 Ngày giảng: 9/4/2007 
Bài 29
Quan âm thị Kính
 Tiết 117 + 118: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống.
 - Tóm tắt được nội dung vở chèo quan âm thị Kính, nội dung, ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật ...) của trích đoạn: nỗi oan hại chồng.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 ? Nêu nội dung chính của bài “ca Huế trên sông Hương”
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian , được phổ biến rất rộng rãi ở Bắc Bộ. Sân khấu chèo cũng được người dân các vùng khác trên Tổ quốc yêu thích. Bạn bè các nước trên thế giới cũng đã nhiều lần khẳng định và ca ngợi độc đáo của sân khấu chèo Việt Nam.
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 45 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
- Gọi h.s đọc chú thích *sgk – tr118.
? Em hiểu thế nào là “chèo”.
? Qua khái niệm đó, em thấy chèo có những đặc trưng cơ bản nào.
-GV: phân tích cho h.s thấy các đặc trưng cơ bản của chèo.
- Gọi h.s đọc phần tóm tắt nội dung vở chèo “Quan âm thị Kính”
? Dựa vào phần tóm tắt trong sgk em hãy tóm tắt bằng lời thật ngắn gọn.
-GV: cho h.s đọc trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”.
- GV: phân vai cho h.s chú ý:
+ Vai Sùng bà: giọng chua ngoa, độc ác.
+ Vai Thị Kính: hiền, nhẫn nhục.
+ Vai Sùng ông: nhu nhược.
+ Vai Thiện sĩ: giọng nhỏ, hốt hoảng.
+ Vai Mãng ông: thật thà.
?Em hiểu thế nào là “soi kinh bóng quế”.
? Giải nghĩa các cụm từ:
- Mèo mả gà đồng.
- Trên dân dưới bộc
- Tam tòng tứ đức.
? Trích đoạn “nỗi oan hại chồng” thuộc phần mấy của vở chèo: Quan âm thị Kính.
? Tại sao đoạn trích này có tên là “nỗi oan hại chồng”
? Trích đoạn này có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính.
? Sùng bà và thị Kính có quan hệ như thế nào? Hai nhân vật này xung đột nhau theo mâu thuẫn nào.
? Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” được chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn.
? Đọc lại phần đầu trích đoạn.
? Theo em khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì.
? Trong khung cảnh ấy nổi bật lên là hình ảnh nào.
? Em hãy chỉ ra những cử chỉ, ngôn ngữ của thị Kính đối với chồng.
? Qua những cử chỉ và ngôn ngữ đó, em có nhận xét gì về nhân vật này.
? Theo em tại sao thị Kính lại cắt râu chồng.
? Như vậy trước khi bị oan thị Kính là người phụ nữ có đức tính như thế nào.
 (Tiết 2)
 Giảng ngày 12/4/2007
- GV: cho h.s đọc lại đoạn 2
? Cho biết sự việc cắt râu chồng của thị Kính đã bị Sùng Bà khép vào tội gì.
? Trong bản luận tội thị Kính, Sùng Bà đã đưa ra những lời lẽ buộc tội cụ thể như thế nào.
? Qua các chi tiết trên, em thấy để luận tội thị Kính, Sùng Bà đã dựa vào những điểm gì.
? Em có nhận xét gì về bản luận tội của Sùng Bà.
-GV: Sùng Bà đã gán cho Thị Kính đủ thứ tội, không cần biết phải trái, lời lẽ rặt sự phân biệt đối xử ngôn ngữ dùng để phân biệt “thấp cao” thật phong phú, quan hệ giữa mụ và thị Kính đã vượt ra khỏi quan hệ mẹ chồng nàng dâu, đó là quan hệ giai cấp.
? Cùng với lời nói, Sùng bà còn dùng những hành động đối với thị Kính.
? Tất cả những lời nói và cử chỉ đó cho thấy Sùng Bà là một người đàn bà có tính cách như thế nào.
? Sùng Bà thuộc loại nhân vật nào trong chèo cổ.
? Nhân vật này gây cảm giác gì cho người xem.
? Khi bị ghép vào tội giết chồng, thị Kính đã có những lời nói và cử chỉ như thế nào.
? Em có nhận xét gì về tính chất của những lời nói và cử chỉ đó. 
? Những cử chỉ và lời nói của Thị Kính được nhà chồng đáp lại ra sao.
? Chỉ khi nào lời kêu oan của thị Kính mới được cảm thông ? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó.
? Qua đây giúp ta hiểu gì về thân phận thị Kính trong cảnh ngộ này.
?Theo em Thị Kính thuộc loại nhân vật nào trong chèo cổ.
? Nhân vật thị Kính gợi cho người xem cảm xúc gì.
? Trước khi đuổi thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn có âm mưu gì.
? Xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Vì sao.
- GV: Đây chính là xung đột giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị.
? Kết cục nỗi oan của thị Kính là gì.
? Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà thị Kính đã có cử chỉ và lời nói như thế nào.
? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của thị Kính.
? Trong tâm trạng đó thị Kính đã nghĩ đến cách nào để giải oan.
? Con đường thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì.
?Theo em có cách nào tốt hơn để giải thoát cho những nguời như thị Kính.
?Qua tìm hiểu đoạn trích em hãy cho biết nội dung của vở chèo này mang đặc điểm nào của tích chèo cổ.
? Nhân vật chính của vở chèo này mang những tính chất chung nào của các nhân vật trong chèo cổ.
? Khi xem vở chèo này em thấy Sùng bà và thị Kính ăn mặc, đi đứng theo quy ước nào của chèo cổ.
? Từ đó em hiểu gì về giá trị của vở chèo “Quan âm thị Kính”.
- GV: giới thiệu bức tượng Quan âm thị Kính ở chùa Tây Phương.
? Qua trích đoạn “nỗi oan hại chồng” em có nhận xét gì về nghệ thuật của chèo cổ.
? Qua đoạn trích, nổi bật nội dung gì.
- Gọi h.s đọc ghi nhớ (sgk-tr121)
? Tóm tắt trích đoạn nỗi oan hại chồng.
- H.s đọc
- Phát biểu
- Đọc
- 1 h.s tóm 
tắt.
- H.s đọc
phân vai.
- Nhận xét
giọng từng
nhân vật.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- H.s đọc
- Phát hiện
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát hiện
- Nhận xét
- Phát biểu
- Phát biểu
- Nhận xét
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát hiện
- Nhận xét
- Phát hiện
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm 2’.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Nhận xét
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
- H.s tóm
tắt.
I- Đọc – tiếp xúc văn bản:
* Khái niệm chèo (sgk –tr118).
- Các đặc trưng cơ bản:
+ Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyên giáo đạo đức.
+ Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
+ Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu cao.
+ Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hái.
* Đọc - tóm tắt:
* Từ khó:
- Soi kinh bóng quế: chăm chỉ đọc sách để thi đỗ.
*Vị trí đoạn trích:
- Vì người con dâu không định hại chồng, nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng, đành chịu nỗi oan này.
- Về hình thức: xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu.
- Về nội dung, bản chất: xung đột giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị trong xã hội phong kiến.
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: từ đầu -> tay một mực.
=> Trước khi bị oan.
- Phần 2: Tiếp -> về cùng cha con ơi.
=> Trong khi bị oan.
- Phần 3: còn lại.
=> Sau khi bị oan.
II- Đọc - tìm hiểu văn bản:
1- Trích đoạn:
“Nỗi oan hại chồng”.
a- Trước khi mắc oan:
* Thị Kính:
+ Khi chồng ngủ, dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng.
+ Thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng thì băn khoăn, lo lắng về sự chẳng lành.
=> Thương yêu chồng bằng tình cảm chân thật, đằm thắm.
- Vì muốn làm đẹp cho chồng.
- Yêu thương chồng chân thật.
- Mong muốn có hạnh phúc lứa đôi tốt đẹp.
b- Trong khi bị oan:
*Sùng Bà:
- Lời nói:
+ Cái con mặt sứa gan lim này ! 
Mày định giết con bà à !
+ Tuồng bay mèo mả gà đồng 
+Mày có trót say hoa đắm nguyệt..
+ Trứng rồng lại nở ra rồng liu điu lại nở ra dòng liu điu.
+ Mày là con nhà cua ốc 
+ Con gái nỏ mồm thì về với cha.
+ Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh.
- Sùng Bà cho rằng thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa.
- Thị Kính là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mình.
- Cho rằng thị Kính phải đuổi đi.
- Tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.
- Lời lẽ lăng nhục, hống hách.
- Hành động:
+ Dúi đầu thị Kính ngã xuống.
+ Khi thị Kính van xin, Sùng Bà dúi tay ngã khuỵu xuống.
=> Sùng Bà là con người độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.
- Nhân vật mụ ác, bản chất tàn nhẫn độc địa.
* Thị Kính:
- Lời nói ít, rất hiền.
- Cử chỉ: yếu đuối, nhẫn nhục.
- Chồng Thiện Sĩ đớn hèn, nhu nhược, bỏ mặc vợ.
- Mẹ chồng: tàn nhẫn, độc ác.
- Bố chồng: a dua vợi mẹ chồng.
- Lần cuối cùng kêu oan với cha nhưng đó là sự cảm thông đau khổ, bất lực.
=> Đơn độc, đau khổ, bất lực.
- Xót thương, cảm phục thị Kính.
- Căm ghét sự bất nghĩa của gia đình Sùng Bà.
- Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu.
- Dúi Mãng ông ngã, chửi 
- Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi oan: Nỗi oan hại chồng, giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già bị chính cha chồng khinh khi hành hạ.
- Tình vợ chồng tan vỡ, thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
c- Sau khi bị oan:
- Nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi.
- Đi tu cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.
- Phản ánh sự bế tắc về số phận của người phụ trong XH cũ.
- Lên án thực trạng XH vô nhân đạo đối với những người lương thiện.
- Loại bỏ những kẻ như Sùng bà, loại bỏ XH phong kiến.
2- Gía trị của vở chèo:
- Tích truyện xoay quanh trục bĩ cực thái lai. Nhân vật thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành phật.
- Thị Kính: là người phụ nữ mẫu mực về đạo đức được đề cao trong chèo cổ – vai nữ chính.
- Sùng bà: bản chất tàn nhẫn, độc địa – vai mụ ác.
- Vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho nghệ thuật chèo cổ ở nước ta.
III- Tổng kết:
*Nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát.
- Nhân vật mang tính quy ước.
* Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ trong XH phong kiến.
- Phê phán chế độ phong kiến.
Ghi nhớ (sgk –tr121)
IV- Luyện tập:
1- Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn “nỗi oan hại chồng”.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về nhà học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 + Đọc các bài tập (sgk).
 + Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117 + 118 Quan am thi kinh.doc