Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 2)

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết

2. Kĩ năng:

- Nhận biết công dụng dấu chấm lửng; dấu chấm phẩy

- Đặt câu, viết đoạn văn sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

3. Tư tưởng:

- Có ý thức trong việc sử dụng dấu chấm lửng và chấm phẩy trong khi viết văn.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/3/2011
Ngày giảng: 04; 05; 07/4/2011
Tiết 119
	Tiếng việt
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết
2. Kĩ năng:
- Nhận biết công dụng dấu chấm lửng; dấu chấm phẩy
- Đặt câu, viết đoạn văn sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
3. Tư tưởng:
- Có ý thức trong việc sử dụng dấu chấm lửng và chấm phẩy trong khi viết văn.
B. Chuẩn bị: 
1. Thầy: SGK, TLHDTH chuẩn KTKN, bảng phụ, phiếu học tập
2. Trò: đọc trước bài
C. Phương pháp:
- P.P: qui nạp, vấn đáp, phân tích tình huống
- KT: Động não
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II.- Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Ví dụ minh hoạ?
- Khái niệm phép liệt kê
- Các kiểu liệt kê
- Lấy ví dụ
III. Bài mới
* Khi viết văn, ngoài các dấu câu thường gặp như dáu chấm, chấm hổi , chấm than, còn có một số dấu câu khác như chấm lửng, chấm phảy. Vậy công dụng của chúng như thế nào
Hoạt động 1
P.P: Qui nạp, vấn đáp
KT: Động não
 * HS đọc VD a, b, c trên bảng phụ
?) Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- a: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê
- b: biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá hoảng sợ
- c: làm giàu nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện bất ngờ của tù “bưu thiếp”
?) Qua 3 VD, hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng?
- 2 HS trình bày
- GV chốt ghi nhớ 1 -> HS đọc
*GV: Dấu chấm lửng chỉ rõ những chỗ nguyên bị lược bớt thường nằm trong () hoặc []. trường hợp biểu thị liệt kê không đầy đủ có thể dùng 
- Có thể dùng phân cách các bộ phận của 1 âm tiết khi bị kéo dài không bình thường
A. Lý thuyết (18’)
I. Dấu chấm lửng
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
- Báo hiệu sự liệt kê chưa hết
- Sự ngắt quãng của lời nói
- Giãn nhịp điệu câu, báo hiệu sự bất ngờ
2. Ghi nhớ: SGK (122)
Hoạt động 2 
P.P: Qui nạp, vấn đáp
KT: Động não
* HS đọc VD
?) Trong các câu trên, dấu chấm phảy được dùng để làm gì?Có thể thay bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a - đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép phức tạp (trong mỗi vế đã dùng dấu, để ngăn cách các bộ phận đồng chức)
b - Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp -> hiểu đúng tầng bậc ý trong liệt kê
=> không nên thay bằng dấu phẩy vì có thể hiểu sai ý
?) Từ 2 VD trên, hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy
- 2 HS –trình bày
- GV chốt ghi nhớ 2 ->HS đọc
II. Dấu chấm phẩy
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
a – Tách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
b – Tách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
2. Ghi nhớ: SGK(122)
Hoạt động 3 
P.P: Vấn đáp, thực hành
KT: Động não
? Bài 1: Hãy chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau?
- HS làm miệng, nhận xét
- GV chốt
? Bài 2: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các trường hợp sau?
- Hảytình bày theo nhóm, nhận xét chéo
- GV chốt
? Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về vẻ đẹp của dân ca Huế có sử dụng dấu chấm lửng?
- HS viết ra phiếu học tập
- GV thu chấm chữa, cho điểm bài viết khá, tốt.
B. Luyện tập (19’)
 1. BT 1 (123)
a) Dấu.biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng
b) biểu thị câu nói bị bỏ dở
c) biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
2. BT 2 (123)
a, b: dấu ; ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp
3. BT 3 (123)
VD: Huế không chỉ đẹp bởi các danh lam thắng cảnh, Huế còn đẹp bởi văn hoá và tâm hồn con người. Huế là thành phố của những điệu hò, điệu lí của tiếng đàn tranh, đàn bầuDân ca Huế là sự đan xen hoà quyện nhạc dân gian sôi nổi, trẻ trung, gần gũi, nhạc cung đình uy nghi, trang trọng
* Mẫu: "Đi ..." là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người cần đi học để biết. Ngày nay, xã hội phát triển rất mạnh mẽ nên con người càng cần phải đi nhiều "ngày đàng" để học nhiều "sàng khôn" hơn góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh....
IV. Củng cố (2’)
- Dấu chấm lửng có tác dụng gì?
- Dấu chấm phẩy có tác dụng gì?
V. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Đọc trước bài: “ Dấu gạch ngang”
- Làm đáp án ôn tập kì II
E. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7t119.doc