Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Cc bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài Tập làm văn

2. Kĩ năng

Tạo lập văn bản có bố cục.

3. Thái độ

 Giáo dục học sinh tính chịu khó, cẩn thận chu đáo khi làm bài viết

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Bảng phụ, giáo án

Học sinh : Bài soạn, sách vở

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
Tiết:12 
Ngày dạy : 05 / 09/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài Tập làm văn
Kĩ năng
Tạo lập văn bản cĩ bố cục.
Thái độ
 Giáo dục học sinh tính chịu khó, cẩn thận chu đáo khi làm bài viết
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở
III. PHƯƠNG PHÁP 
Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Mạch lạc trong văn bản là gì? (5đ)
 Để một văn bản có tính mạch lạc cần phải có những điều kiện nào? (5đ)
 Là sự tiếp nối các câu, các đoạn theo một trình tự hợp lí ( 5 đ )
 Điều kiện:
 - Các phần các đoạn các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt ( 2,5 đ )
 - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được nối với nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc. ( 2,5 đ )
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì? Chỉ để hiểu thêm về văn bản thôi hay còn gì một lí do nào khác nữa? Từ đó GV sẽ đưa học sinh vào tiết học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1:Các bước tạo lập văn bản
 ¬ Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản? 
 Ø Khi có nhu cầu phát biểu ý kiến hay viết thư cho bạn, viết bài báo tường của lớp hoặc phải viết bài tập làm văn. 
 Ví dụ: Khi muốn cho ông bà biết tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khoẻ thì em mới viết thư cho ông bà.
 ¬ Để tạo văn bản ví dụ như viết thư trước tiên ta phải làm gì?
 Ø Xác định rõ viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? 
 Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo lập ra được văn bản.
 ¬ Để tạo lập văn bản người tạo lập văn bản cần phải làm gì trước tiên?
 Ø Định hướng văn bản viết cho ai, để lám gì, về cái gì và như thế nào?
 ¬ Sau khi đã xác định được vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
 Ø Tìm hiểu đềbài, xác định chủ đề, tìm ý ,lập dàn ý, chuyển ý
 ¬ Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa?
 Ø Chưa
 Giáo viên dùng bảng phụ ghi câu hỏi 4 SGK
 Thảo luận ( 3 phút)
 ¬ Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây:
 - Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục,
 Ø Kết quả: Viết thành văn cần phải đạt được tất cả những yêu cầu đã nêu trừ yêu cầu kể chuyện hấp dẫn là không bắt buộc đối với văn bản không phải là tự sự
 Giáo viên nêu ra tính hình viết văn thực tế của lớp. Nhận xét ưu khuyết điểm
 ¬ Có bố cục cho văn bản muốn tạo lập thì phải làm gì? 
 ¬ Trong sản xuất bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm có thể coi văn bản cũng làmột loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy dựa theo tiêu chuẩn nào?
 Ø Cần được kiểm tra sau khi hoàn thành
 Kiểm tra theo tiêu chuẩn xem có đúng định hướng không. Bố cục có sai sót không.
 ¬ Để tạo lập một văn bản thì người tạo lập cần phải làm gì?
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ 
*Hoạt động 2: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập
 Nêu yêu của bài tập 
 Học sinh làm bài cá nhân
 Bài tập: Đọc văn bản: Mẹ tơi – trả lời câu hỏi
 Xác định chủ đề
 Trình tự nối tiếp
 Nhận xét về tính mạch lạc
 Học sinh đọc bài tập 
 Thảo luận nhóm ( 3 phút )
 Thảo luận nhóm ( 4 phút )
 Nhóm 1,2 câu b
 Nhóm 3,4 câu a
 Đại diện nhóm trình bày 
 Lớp nhận xét 
 Giáo viên nhận xét ghi điểm
I.Các bước tạo lập văn bản
 - Định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích
 - Tìm ý, sắp xếp ý
 - Diễn đạt các ý đã nêu thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có tính liên kết chặt chẽ
 - Kiểm tra sửa chữa sai sót
 * Ghi nhớ:SGK/46
II.Luyện tập
 1. a. Khi tạo nên các văn bản ấy, bao giờ em cũng muốn nói một điều gì thật sự cần thiết
 b. Em phải quan tâm đến việc viết cho ai. Vì việc quan tâm ấy sẽ giúp em dùng từ xưng hô một cách thích hợp 
 c. Trước khi viết bài em phải lập dàn bài. Việc xây dựng bố cục giúp bài làm theo sát yêu cầu của đầu đề
 d. Sau khi hoàn thành bài văn em luôn đọc lại bài. Việc kiểm tra sửa chữa bài viết đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức 
 2. - Văn bản “Mẹ tôi” (Et-mô-đô-đơ A-mi-xi) 
 - Chủ đề của văn bản là ca ngợi lòng yêu thương và và sự hy sinh của mẹ đối với con
 + Hồn cảnh bố viết thư
 + Phần nội dung của bức thư gồm các phần:
 . Bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ
 . Bố nói về mẹ
 . Mẹ lo lắng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc và cả tính mạng mình vì con
 . Ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ 
 . Ngay khi đã lớn khôn, con vẫn cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ và sẽ ân hận vì đã làm mẹ buồn
 . Bố khuyên con phải xin lỗi mẹ
 -Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện ý tứ chủ đạo một cách liên tục 
 3. a. Dàn bài là một cái sườn để người làm bài dựa vào đó mà lập nên văn bản chứ không phải là bản thân văn bản. Vì thế dàn bài chỉ cần đủ ý, càng ngắn càng tốt. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết phải là những câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp và luôn luôn liên kết chặt chẽ với nhau
 b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được qui định chặt chẽ. Việc trình bày các phần, mục, mỗi ý lớn nhỏ đều phải xuống dòng, các phần mục, các ý ngang nhau phải viết thẳng hàng với nhau, ý nhỏ hơn thì nên lùi vào so với ý lớn. 
4. Củng cố và luyện tập
 Nêu các bước thực hiện trong quá trình tạo lập văn bản.
 - Định hướng văn bản về nội dung, đối tượng, mục đích
 - Tìm ý, sắp xếp ý
 - Diễn đạt các ý đã nêu thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có tính liên kết chặt chẽ
 - Kiểm tra sửa chữa sai sót
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản
 Làm BT 4/SGK 47
 Tập viết một đoạn văn cĩ tính mạch lạc
 Chuẩn bị: 
 Làm bài Tập làm văn số 1 ( làm ở nhà )
 Luyện tập tạo lập văn bản: Viết một bức thư với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
( Văn tự sự và miêu tả )
Làm ở nhà
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Ôn tập về cách làm bài văn tự sự và bài văn miêu tả, về cách dùng từ, đặt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản
 2. Kĩ năng:
 - Vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm bài văn cụ thể và hoàn chỉnh
 3. Thái độ:
 - Biết trân trọng những kỉ niệm đẹp trong quãng đời học sinh 
II. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Giáo án, đề bài
 Học sinh: Giấy, bút thước 
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Rèn luyện theo mẫu
IV. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
 Đề bài: 
 Em hãy viết bài văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường
Hướng dẫn chấm
 a. Mở bài : Giới thiệu chung: ngày khai trường năm nào? Kỉ niệm đáng nhớ nhất là kỉ niệm gì?
 b. Thân bài: 
 - Kể lại kỉ niệm theo trình tự hợp lí
 - Kết hợp kể, tả
 c. Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Biểu điểm
 - Nội dung: (8 điểm)
 + Mở bài: ( 1 điểm )
 + Thân bài: ( 6 điểm ) 
 + Kết bài: ( 1 điểm )
 - Hình thức: ( 2 điểm )
 Bài làm có bố rõ ràng 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng ngữ pháp, đúng chính tả,

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 12 qua trinh tao lap van ban.doc