Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)

a. Kiến thức: HS nắm lại các nhan đề các tác phẩm văn đã học, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng về thể lọai các văn bản.

b. Kĩ năng: Hệ thống kiến thức.

c. Thái độ:

II. CHUẨN BỊ.

a. Của giáo viên: soạn bài

b. Của học sinh: Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10 tháng 4 năm 2011.
Tiết: 121
Tên bài dạy: ÔN TẬP VĂN HỌC. 
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức: HS nắm lại các nhan đề các tác phẩm văn đã học, nội dung cơ bản của từng cụm bài, đặc trưng về thể lọai các văn bản.
b. Kĩ năng: Hệ thống kiến thức.
c. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ.
a. Của giáo viên: soạn bài
b. Của học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
a. Ổn định tổ chức 1 phút.
b. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
5
Kể tên 5 tác phẩm và tác giả mà em đã được học?
miệng
TB, khá
c. Giảng bài mới,củng cố kiến thức, rèn kĩ năng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
10
15
15
* Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1.
Hãy nhớ và ghi lại những tác phẩm đã học trong cả năm học, đối chiếu với sách giáo khoa để bổ sung.
Về nhà lập thành một bảng hệ thống theo mẫu:
TT
Tên bài
N.dung
N.thuật
*Hoạt động 2.
Ôn lại các định nghĩa liên quan:
Thế nào là ca dao-dân ca?
Tục ngữ?
Thơ trữ tình?
Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật?
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật?
Thơ thất ngôn bát cú?
Thơ lục bát?
Thơ song thất lục bát?
Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật?
*Hoạt động 3.
Ôn tập khác.
Thái độ tình cảm thể hiện trong các bài ca dao dân ca là gì?
Nội dung chủ yếu cả các câu tục ngữ là gì?
Những giá trị tình cảm thể hiện trong các bài thơ trữ tình?
*Hoạt động 4.
Hướng dẫn trả lời các câu 7, 8 ,9 ,10
Ca dao:Là loại hình VHD
Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ: Là loại hình VHD
Là câu nói dângian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt
Thơ:
Hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh , có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện ý tưởng và cảm xúc nào đó của tác giả.
Thất ngôn tứ tuyệt...
Mỗi câu 7 chữ, mỗi bài 4 câu làm theo luật đường. Thường phân tích theo đề , thực, luận, kết.
Ngũ ngôn: mỗi câu có 5 chữ...
Thất ngôn bát cú;
Mỗi câu có 7 chữ. mỗi bài có 8 câu.
Lục bát:
Một câu 6, câu 8 có gieo vần và được làm theo luật bát cú.
Song thất lục bát:
Hai câu đầu 7 chữ, hai câu tiếp theo là lục bát , tiếp tục như vậy.
*Thái độ tình cảm thể hiện trong các bài ca dao dân ca: Là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người, thanthân, châm biếm.
*Nội dung chủ yếu cả các câu tục ngữ là những kinh nghiệm của ông cha ngày xưa.
*Những giá trị tình cảm thể hiện trong các bài thơ trữ tình là tình cảm đất nước sâu sắc, tình yêu quê hương, nỗi nhớ, tình cảm con người những kỉ niệm...
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: Học thuộc lòng các bài ca dao tục ngữ các bài thơ nội dung các văn bản giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi thể loại.
V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày 10 tháng4 năm 2011.
Tiết: 122
Tên bài dạy: DẤU GẠCH NGANG.
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức: Nắm được công dụng của dấu gạch ngang.
b. Kĩ năng: .Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
c. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ.
a. Của giáo viên: Bảng phụ.
b. Của học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
a. Ổn định tổ chức 1 phút.
b. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
5
Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
miệng
Khá
c. Giảng bài mới,củng cố kiến thức, rèn kĩ năng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
10
10
20
* Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1.
Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
Cho HS đọc ví dụ.
Trong mỗi câu trên dấu gạch ngang dùng để làm gì?
Qua đó rút ra công dụng của dấu gạch ngang?
*Hoạt động 2.
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
Dấu gạch nối trong ví dụ d ở mục 1 được dùng để làm gì?
Khác như thế nào so với các dấu gạch ngang?
*Hoạt động 3.
Hướng dẫn luyện tập.
Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong bài tập1?
Công dụng của dấu gạch nối trong bài tập 2?
Đặt câu có dấu gạch ngang theo yêu cầu trong SGK.
Đọc ví dụ.
Đặt ở giữu câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải tích Mùa xuân HN
Đặt ở đâu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của Người dân
Liệt kê.
Nối các từ nằm trong một liên danh Huế SG HN
Gạch nối không phải là dấu câu
Dùng để nối các tiếng trong từ mượn.
Ngắn hơn dấu gạch ngang
Thực hiện luyện tập.
I. Công dụng của dấu gạch ngang.
 - Đặt ở giữu câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải tích 
- Đặt ở đâu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh 
II.Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Gạch nối không phải là dấu câu
- Dùng để nối các tiếng trong từ mượn.
- Ngắn hơn dấu gạch ngang
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:Nắm công dụng của dấu gạch ngang. Làm các bài tập còn lại, chuẩn bị ôn tập tiếng Việt.
V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày10 tháng4 năm 2011.
Tiết: 123
Tên bài dạy: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiểu câu và các dấu câu đã học.
b. Kĩ năng: .Hệ thống kiến thức.
c. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ.
a. Của giáo viên:bảng phụ.
b. Của học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
a. Ổn định tổ chức 1 phút.
b. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
5
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
vở
5TB
c. Giảng bài mới,củng cố kiến thức, rèn kĩ năng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
20
20
* Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1.
Ôn tập các kiểu câu đơn đã học.
Có mấy loại kiểu câu đơn đã học?
- Hai loại: Phân loại theo mục đích nói và cáu tạo.
Cho ví dụ mỗi loại kiểu câu?
- Câu phân loại theo mục đích nói có mấy loại?
Tác dụng của mỗi loại?
Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu bình thường, câu đặc biệt.
Nêu tác dụng và cho ví dụ.
Cho ví dụ?
Câu phân loại theo cấu tạo có mấy loại?
- Cấu tạo theo mô hình chủ vị.
- Không cấu tạo theo mô hình chủ vị.
Như thế nào là câu bình thường?
Cho ví dụ/
Như thế nào là câu đặc biệt?
Cho ví dụ?
*Hoạt động 2.
Các dấu câu đã học.
Có các dấu câu đã học nào?
Công dụng của mỗi dấu câu?
Cho ví dụ câu có chứa các loại dấu câu tương ứng?
Dấu chấm, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
Nêu công dụng và cho ví dụ.
I Các kiểu câu đơn đã học.
1. Phân laọi theo mục đích nói.
Câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán
2. Phân loại theo cấu tạo.
Câu bình thường, câu đặc biệt
II. Các dấu câu
Dấu chấm, dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:Chuẩn bị văn bản báo cáo, hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn ở lớp
V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
Ngày10 tháng 4 năm 2011.
Tiết: 124
Tên bài dạy: VĂN BẢN BÁO CÁO. 
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY.
a. Kiến thức: Nâm được đặc điểm của văn bản báo cáo, mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
b. Kĩ năng: .Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
c. Thái độ:nhận ra những sai sót thường gặp.
II. CHUẨN BỊ.
a. Của giáo viên:văn bản mẫu.
b. Của học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
a. Ổn định tổ chức 1 phút.
b. Kiểm tra bài cũ:
Thời gian
Nội dung kiểm tra
Hình thức kiểm tra
Đối tượng kiểm tra
5
Đặc điểm và cách làm văn bản đề nghị.
miệng
Khá, giỏi
c. Giảng bài mới,củng cố kiến thức, rèn kĩ năng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
10
20
10
* Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1.
Tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo.
Cho HS đọc hai văn bản SGK.
Viết báo cáo để làm gì?
Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
- Tổng hợp trình bày tình hình, sự việc và kết quả đạt được của cá nhân, tập thể
- Trình bày trang trọng rõ ràng.
Chú ý đối tượng baod cáo và nội dung công việc baó cáo.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Trong trường hợp nào thì viết báo cáo?
Hướng dẫn chọn tình huống ở mục 3 sgk.
Qua đó cho biết văn bản báo cáo có những đặc điểm nào?
*Hoạt động 2.
Cách làm văn bản báo cáo.
Các văn bản trên được trình bày theo thứ tự nào?
Phần nào là quan trọng?
Hãy rút ra cách làm văn bản báo cáo?
Dàn mục văn bản báo cáo như thế nào?
*Hoạt động 3.
Luyện tập
Sưu tầm giới thiệu trước lớp văn bản báo cáo nào đó mà em biết?
Nê và phân tích các lỗi cần tránh.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo.
Tổng hợp trình bày tình hình, sự việc và kết quả đạt được của cá nhân, tập thể
Trình bày trang trọng rõ ràng.
Chú ý đối tượng baod cáo và nội dung công việc baó cáo.
II. Cách làm.
Quốc hiệu, tiêu ngữ
Địa điểm và ngày tháng làm báo cáo
Tên văn bản báo cáo
Nơi nhận báo cáo
Người- tổ chức baó cáo
Lí do, sự việc và kết quả làm được
Kí tên
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:Nắm các bước làm bài, đặc điểm chuẩn bị luyện tập văn bản báo cáo và văn bản đề nghị.
V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA7 moi(2).doc