Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân

1. Kiến thức

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện php nghệ thuật tiu biểu trong việc xy dựng hình ảnh v sử dụng ngơn từ của bi ca dao than thn.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu những câu hát than thân.

- Phn tích gi trị nội dung v nghệ thuật của những cu ht than thn trong bi.

3. Thái độ

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
Tiết : 13 
Ngày dạy : 07 / 09/ 2011.	 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngơn từ của bài ca dao than thân.
Kĩ năng
- Đọc - hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài.
Thái độ
 - Giáo dục học sinh sự cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh của người lao động ngày xưa. Từ đó khơi dậy, xây dựng tinh thần nhân ái “ Thương người như thể thương thân”
II. CHUẨN BỊ 
 Giáo viên : Bảng phụ, giáo án, một số bài ca dao về chủ đề than thân
Học sinh : Bài soạn, sách vở, sưu tầm một số bài ca dao thuộc chủ đề tương tự 
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, thảo luận .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Đọc thuộc lòng bài ca dao số 2. Phân tích nội dung nghệ thuật của bài ca dao đó. ( 7 điểm )
 Đọc thuộc lòng và phân tích nội dung nghệ thuật bài ca dao số 3. ( 7điểm )
 Soạn bài đủ ( 3 đ )
 Đọc thuộc lòng bài ca dao ( 2.5 đ )
 Phân tích: 
 - Cụm tư:ø “ Rủ nhau” ( 0.5 đ )
 - Gợi nhiều hơn tả ( 0.5 đ )
 - Câu hỏi tu từ ( 0.5 đ )
à Tình yêu niềm tự hào về quêï hương đất nước , đồng thời cũng là lời nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước (3đ )
 Đọc thuộc lòng bài ca dao ( 2.5 đ )
 Phân tích: 
 - Hình ảnh: Non xanh, nước biếc ( 0.5 đ )
 - So sánh: như tranh hoạ đồ ( 0.5 đ ) 
 - Đại từ phiếm chỉ ( 0.5 đ )
 à Tình yêu và lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương xứ Huế ( 3 đ )
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : 
 Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống, tâm hồn nhân dân. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ từng gia đình, quan hệ con người đối với quê hương, đất nước, mà còn là tiếng than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc với giọng điệu chầm chậm, nho nhỏ, buồn buồn, khi đọc cần nhấn giọng: thân cò, thương thay, thân em.
 Giáo viên đọc mẫu
Học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
Tìm hiểu chú thích
 Giải nghĩa từ: lận đận, thác ghềnh, chim cuốc, trái bần
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản
¬ Những nhân vật trữ tình trong các bài ca dao là những ai?
Ø Người phải nước non lận đận một mình
 Người mang thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc.
 Người phụ nữ tự ví mình như trái bần trơi.
 Trong ca dao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời thân phận của mình 
 Học sinh đọc bài ca dao
 ¬ Bài ca dao 1 nói lên điều gì?
 Ø Cuộc đời lận đận vất vả của con cò.
 ¬ Cuộc đời lận đận vất vả của con cò được diễn tả qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào?
 Ø Từ láy: Lận đận hết khó khăn này đến khó khăn khác
Phép đối: lên thác – xuống ghềnh
 Bể đầy – ao cạn
 à Hoàn cảnh khó khăn trắc trở. Cuộc sống gặp nhiều ngang trái trớ trêu
 - Hình ảnh ẩn dụ: con cò, gầy cò con à là giống chim rất cần mẫn chăm chỉ kiếm ăn như người nông dân chân lấm tay bùn 
 ¬ Hai câu cuối của bài ca dao được trình bày bằng hình thức câu gì?
 Ø Câu hỏi được thể hiện qua đại từ “ai” Thể hiện lời than, lời oán trách của con cò.
 ¬ Em cảm nhận được gì về bài ca dao?
 Ø Bài ca dao đã khắc hoạ những hoàn cảnh khó khăn ngang trái mà có gặp phải và sự gieo neo khó nhọc của con cò. Đó cũng chính là cuộc đời vất vả gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ .
 ¬ Ngoài nội dung than thân bài ca dao còn có nội dung nào khác?
 Liên hệ đến người nông dân ngày nay
 Học sinh đọc bài 2
 ¬ Ai là người phát ngôn cụm từ “ Thương thay”, “ Ai thương”? Đối tượng được thương là những con vật nào?
 Ø Bài 2 là lời người lao động thương cho thân của những con vật nhưng cũng chính là thương cho thân phận của những con người cùng khổ.
 ¬ Em hiểu cụm từ “ Thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra sự lập lại trong bài ca dao?
 Ø Thương thay à Tiếngkêu than biểu hiện sự xót xa ở mức độ cao
 Cụm từ: “ Thương thay” được lặp lại 4 lần à Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ, bé họng phải chịu nhiều nỗi oan ức.
 ¬ Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ?
 Ø Con tằm nhả tơ à.Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rúc sức lực 
 Lũ kiến tí ti phải đi tìm mồi à Thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
 Con hạc lánh đường mây à Cuộc đời phiêu bạc lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
 Con cuốc kêu ra máu à Nỗi đau khổ oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
 ¬ Những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện điều gì?
 Học sinh đọc bài 3
 ¬ Bài ca dao nói về ai?
 Ø Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
 ¬ Hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như thế nào?
 Ø So sánh như trái bần trôi
 Thành ngữ: Gió dập sóng dồi
 ¬ Hình ảnh so sánh đó có gì đặc biệt?
 Ø Tên gọi của hỉnh ảnh trái bần trôi gọi lên sự nghèo khó, chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ.
 ¬ Qua việc phân tích tìm hiểu nội dung bài ca, em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? 
 Ø Cuộc đời người phụ nữ chìm nổi lênh đênh trong sự mênh mơng của xã hội.
 Liện thực tế về người phụ nữ ngày nay
 Thảo luận nhóm ( 4 phút )
 ¬ Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao?
 Ø Nội dung: Diễn tả cuộc đời thân phận con người trong xã hội cũ
 Ngoài ý nghĩa than thân còn có ý nghĩa phản kháng
 Nghệ thuật: 
 - Thơ lục bát có âm điệu than thương cảm
 - Dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ mang tính truyền thống 
 - Dùng những cụm từ mang tính truyền thống, được dùng nhiều trong ca dao và đều có hình thức câu hỏi tu từ
 ¬ Nêu ý nghĩa của văn bản?
 Ø Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thơng, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, tủi cực.
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Gọi học sinh đọc bài tập .
 Tổ chức trò chơi
 Học sinh đọc câu 5SGK 
 Hoạt động cá nhân
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích: SGK 
II. Đọc hiểu văn bản :
1. Những nhân vật trữ tình trong các bài ca dao.
- Người phải nước non lận đận một mình
- Người mang thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc.
- Người phụ nữ tự ví mình như trái bần trơi.
2. Nội dung
 Bài 1
 - Khắc hoạ những hoàn cảnh khó khăn ngang trái mà có gặp phải. Đĩ cũng là tiếng kêu thảm thương cho thân phận bé mọn cơ cực của con người.
 - Bài ca dao còn là lời tố cáo xã hội phong kiến làm cho người nông dân sống không được no đủ.
 Bài 2
 - Điệp ngữ: thương thay
 Cảm thương cho tầng lớp nhân dân lao động nghèo với nhiều nỗi khổ đau, làm nhiều hưởng ít, cô độc giữa cuộc đời.
 Bài 3
 - Cuộc đời người phụ nữ chìm nổi lênh đênh trong sự mênh mơng của xã hội.
 - Nỗi khổ đau, thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ dưới xã hội cũ
 ð Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cơ đơn, chua xĩt của con người trong xã hội cũ.
 Nỗi niềm cảm thơng với những người cĩ hồn cảnh bất hạnh. 
Nghệ thuật:
 - Sử dụng cách nĩi: thân cị, thân em
 - Dùng các thành ngữ
 - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hố, tượng trung, điệp ngữ, phĩng đại
 * Ghi nhớ: SGK/49
III. Luyện tập
 2. Đọc thuộc lòng bài ca dao
 5. Đọc bài ca dao có dùng cụm từ “ Thân em” 
 - Những cau ấy thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 - Nghệ thuật giống nhau: Mở đầu bằng cụm từ “ Thân em”
4. Củng cố và luyện tập
 - Đọc thuộc lòng ba bài ca dao trên.
 - Cuộc đời lận đận vất vả của cò được diễn tả như thế nào?
 Từ láy: Lận đận 
 Phép đối: lên thác – xuống ghềnh
 Bể đầy – ao cạn
 Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh
 Đại từ:Ai
 - Ngoài nội dung than thân bài ca dao 1 còn có nội dung nào khác?
 Bài ca dao còn là lời tố cáo xã hội phong kiến làm cho người nông dân sống không được no đủ.
 - Bài ca dao 2 là lời của ai? Từ nào trong bài được lặp đi lặp lại nhiều lần? Tác dụng của nó?
 Bài ca dao là lời của người lao động 
 Cụm từ: thương thay
 Tác dụng : Nỗi xĩt thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều nỗi khổ, oan ức 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Học bài – Hoàn chỉnh phần bài tập 
 Học thuộc bài ca dao
 Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân
 Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
 Chuẩn bị : Đọc tìm hiểu “ Những câu hát châm biếm”
 Đọc bài ca dao – Tìm hiểu nội dung nghệ thuật của từng bài
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
Phương pháp :	
Tổ chức :	
ĐẠI TỪ
Tiết: 15	
Ngày dạy : 0 / 09/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Khái niệm đại từ.
- Các loại đại từ	
Kĩ năng
- Nhận biết đại từ trong văn bản nĩi, viết. 
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Thái độ
 - Giáo dục kĩ năng sống: Cĩ ý thức sử dụng đại từ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề 
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Từ láy có mấy loại? Kể ra. (3 điểm )
 Thế nào là từ láy toàn bộ? Đặt câu có từ láy toàn bộ. (7 đểm )
 Thế nào là từ láy bộ phận? Đặt câu có từ láy bộ phận. ( 5 điểm )
 Nghĩa của từ láy được tạo thành như thế nào? ( 5 điểm )
 Từ láy có 2 loại:
 - Từ láy toàn bộ 
 - Từ láy bộ phận
 Từ láy toàn bộ các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. ( 3 đ )
 Ví dụ ( 4 đ )
 Từ láy bộ phận giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm cuối hoặc phần vần. ( 2 đ)
 Ví dụ ( 3 đ )
 Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm của tiếng và sự hoà phối âm thanh giưã các tiếng. Trong trường hợp có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh. 
 ( 5 đ )
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Danh từ, động từ, tính từ là những thực từ mà các em đã được học ở lớp 6. danh từ, động từ, tính từ làm tên gọi của sự vật hoạt động tính chất. Còn những từ ngữ chỉ dùng để trỏ sự vật hoạt động tính chất mà không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất thì được gọi là đại từ.
 Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Khái niệm đại từ
Giáo viên dùng bảng phụ ghi bài tập 1
Học sinh đọc mục I SGK
Giáo viên giải thích nghĩa của từ “ trỏ”
“ Trỏ” tức là không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng một công cụ khác ( tức là đại từ) để chỉ ra một sự vật, hoạt động, tính chất nào đó được nói đến. 
 Hợp tác nhĩm 4 phút
 ¬ Từ “ nó” ở doạn văn đầu trỏ ai? Từ “ nó” ở đoạn văn thứ hai trỏ co vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này?
 Ø “Nó” ( a ) trỏ em tôi
 “ Nó “( b ) trỏ con gà trống của anh Bốn Linh
 Ta biết được vì: 
“ Nó”ù thay thế cho em tôi ở câu trước
“ Nó” thay thế cho con gà của anh Bốn Linh ở câu trước
 ¬ Từ “ Thế” ở đoạn văn c trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em em hiểu được nghĩa của từ “ thế” trong đoạn văn này?
 Ø “ Thế “ ( c ) trỏ sự việc chia đồ chơi
 Ta biết được vì từ “ Thế” thay thế cho sự việc chia đồ chơi.
 ¬ Từ “ Ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?
 Ø Dùng để hỏi
 ¬ Qua việc phân tích các ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là đại từ?
 ¬ Các từ : nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 Ø “ Nó” trong câu ( a ) và “ ai” trong câu d là chủ ngữ.
 “ Nó” trong câu ( b ) là phụ ngữ của danh từ
 “ Thế” trong câu ( c ) là bổ ngữ của động từ
 ¬ Đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK
* Hoạt động 2: Các loại đại từ
 Giáo viên giới thiệu đại từ gồm có hai loại: đại từ dùng để trỏ và đại từ dùng để hỏi. 
 Học sinh đọc câu 1, mục II
 ¬ Các đại từ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ.trỏ gì? 
 Ø Trỏ người, sự vật
 ¬ Các từ bấy, bấy nhiêu trò gì?
 Ø Trỏ số lượng
 ¬ Các từ vậy, thế trỏ gì?
Ø Trỏ người, sự việc
¬ Đại từ dùng để trỏ gồm những loại nào?
 Học sinh đọc to phần ghi nhớ 2 SGK
 Học sinh đọc mục 2 phần II
 ¬ Các từ ai, gì,.. hỏi về gì?
 Ø Hỏi về người, sự vật.
 ¬ Các đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu hỏi về gì?
 Ø Hỏi về số lượng.
 ¬ Các đại từ sao, thế nào hỏi gì?
 Ø Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
 ¬ Đại từ dùng để hỏi gồm những loại nào?
 Học sinh đọc ghi nhớ 3 SGK
 * Lưu ý: 
 - Các đại từ chì trỏ theo quan niệm trước đây, nay được xếp thành chỉ từ.
 - Một số danh từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc, chức vụ, nghề nghiệp trong tiếng Việt dùng để xưng hơ – gọi là đại từ xưng hơ lâm thời.
 - Đại từ xung hơ trong tiếng Việt rất phong phú. Do đĩ trong giao tiếp phải chọn cách xưng hơ đúng chuẩn mực, phù hợp với văn hoa 1giao tiếp của người Việt.
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập 1
 Nêu yêu cầu của bài tập 
 Học sinh hoạt động cá nhân trên bảng
 Học sinh đọc bài tập 2 
 Xác định yêu cầu của bài tập 
 Thi đua nhóm
 Thực hiện trên bảng 
 Giáo dục: Cân nhắc lựa chọn các đại từ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
 Gợi ý: 
 Bạn Lan hát hay đến nỗi ai cũng phải khen.
 Biết làm sao bây giờ?
 Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính tình. 
I. Thế nào là đại từ?
 1. – “ Nó” ( a ) trỏ em tôi
 - “ Nó” ( b ) trỏ con gà trống của anh Bốn Linh
 2. “ Thế “ ( c ) trỏ sự việc chia đồ chơi
 3. “ Ai” dùng để hỏi
 * Đại từ là từ dùng để trỏ hoặc để hỏi
 4. Vai trị ngữ pháp:
 - Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ.
 * Ghi nhớ 1: SGK/42
II. các loại đại từ 
 1. Đại từ để trỏ
 - Trỏ người, sự vật
 - Trỏ số lượng
 - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
* Ghi nhớ 2: SGK/56
 2. Đại từ để hỏi
 - Hỏi về người, sự vật.
 - Hỏi về số lượng
 - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc 
 *Ghi nhớ 3: SGK/42
III. Luyện tập
 Bài 1:
Xếp các đại từ trỏ người, sự vật
 Số
Ngôiá
Số ít
Số nhiều
1
tôi, tao, tơ
chúng tôi,...
2
mày
chúng mày,
3
Nó hắn
Chúngnó, họ
 b. Xác định ngôi của đại từ mình
Cậu giúp mình nhỉ à ngôi thứ nhất
Mình về, mình cườià ngôi thứ hai
 Bài 2: Ví dụ , khi xưng hô một số danh từ được sử dụng như đại từ.
 Trưa hôm nay mẹ về với con nhé.
 Bài 3: Đặt câu với mỗi đại từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung.
4. Củng cố và luyện tập
 - Thế nào là đại từ? Đại từ gồm có mấy loại? Kể ra.
 Đại từ dùng để trỏ hoặc để hỏi. Đại từ cĩ 2 loại: Đại từ dùng để hỏi, đại từ dùng để trỏ
 - Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự.?
 Học sinh phát biểu ý kiến về việc sử dụng đại từ xưng hơ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Nắm vững thề nào là đại từ? Các loại đại từ.
 Làm BT 3, 4, 5 SGK/ 57
 Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Tình yêu quê hương đất nước.
 So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xung hơ tiếng Việt với đại từ xưng trong ngoại ngữ mà em đã học.
 Chuẩn bị : Soạn Từ Hán Việt
 Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 13 Nhung cau hat tha than.doc