Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm (Tiếp)

A.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Qua những hình thức trào phúng học sinh cần thấy được cách châm biếm cay, nhẹ nhàng những thói xấu hư tật xấu trong xã hội cũ.

2. Rèn kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh đọc đáo, sâu sắc trong bài

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tránh xa những thói xấu đó.

B.CHUẨN BỊ :

Thầy : Tham khảo thêm những câu hát có nội dung trên trong ca dao.

Trò: Soạn bài, chuẩn bị một số câu ca dao cùng đề tài.

C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.......................
Ngày giảng......................
 Tiết 14:
Những câu hát châm biếm.
A.Mục tiêu :
1. Kiến thức: Qua những hình thức trào phúng học sinh cần thấy được cách châm biếm cay, nhẹ nhàng những thói xấu hư tật xấu trong xã hội cũ.
2. Rèn kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh đọc đáo, sâu sắc trong bài
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tránh xa những thói xấu đó. 
B.Chuẩn bị :
Thầy : Tham khảo thêm những câu hát có nội dung trên trong ca dao.
Trò: Soạn bài, chuẩn bị một số câu ca dao cùng đề tài. 
c. phương pháp: Đọc, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
d. tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
? Hình ảnh Con có trong bài ca dao gợi cho em hình dung về đời sống và tâm hồn người nông dân Việt Nam xưa như thế nào? Ngoài con cò, em còn biết những hình ảnh ẩn dụ nào khác cũng tượng trưng cho tính cách và cuộc đời người nông dân VN trong xã hội phong kiến.
III. Bài mới:
 Cùng với tiếng hát than thân buồn tủi, ca dao cổ truyền VN còn vang lên tiếng cười hài hước, châm biếm, trào phúng, đả kích rất vui khoẻ, sắc nhọn, thể hiện tính cách, tâm hồn và quan niệm sống của người bình dân á Đông. Tiếng cười ấy có nhiều cung bậc và thật hấp dẫn. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
G - Đọc mẫu 
Học sinh đọc
HS nhận xét chung 
I. Đọc, tìm hiểu văn bản 
1.Đọc :
2. Chú thích :
Phân tích bài ca dao 1
? Bài ca dao giới thiệu chân dung của ai? Giới thiệu như thế nào?
? Trong những câu giới thiệu chân dung "chú tôi", từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác dụng?
? Qua những nét biếm hoạ em hiểu gì về con người "chú tôi"
- Học sinh đọc
- Chân dung của "chú tôi" "hay tửu hay tăm": nghiện nát rượu hay nước chè đặc, nghiện chè tàu hay nằm ngủ trưa, nghiện ngủ "ước những ngày mưa", lười hay đ nghệ thuật mỉa mai, cách nói giễu cợt, châm biếm. 
- Đây là một con người lắm tật xấu là hình ảnh người nông dân nghiện rượu chè, thích ăn no ngủ kĩ, lười biếng.
II. Phân tích:
1.Thể loại, bố cục:
- Bố cục: 4 phần
2. Phân tích:
a/ Bài 1:
? Hai dòng ca dao đầu có ý nghĩa như thế nào?
đ ý nghĩa mỉa mai, châm biếm càng tăng lên rõ rệt.
? Bài ca dao chế giễu hạng người nào trong xã hội?
- 2 dòng đầu vừa để bắt vần vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. 
"Cô yếm đào, là ẩn dụ tượng trưng cho cô thôn nữ trẻ đẹp. Người xứng đôi với cô gái phải là chàng trai giỏi giang chứ không thể là người chú có nhiều tật xấu .
- Hạng người này nơi nào thời củng cố có, cần phê phán.
 Bài ca chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng một cách hóm hỉnh.
? Bài ca dao nhại lời của ai? Nói với ai? 
- Học sinh đọc: 
- Lời của thầy bói đ khách quan "ghi âm, lời thầy bói, không đưa ra 1 lời bình luận, đánh giá nào đ nghệ thuật "gậy ông đập lưng ông" có tác dụng gây cười châm biếm sấu sắc.
Bài 2:
? Thầy bói đã phán những gì?
- Những chuyện hệ trọng về số phận người đi xem bói rất quan tâm: 
Giàu-nghèo; cha - mẹ; chồng - con
? Em có nhận xét gì về cách phán của thầy? 
Là kiểu nói nước đôi, thầy bói nói rõ ràng khẳng định như đinh đóng cột toàn những chuyện hiển nhiên đ vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười. 
 Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dốt nát, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền , đồng thời phê phán tệ nạn, bói toán nhảm nhí trong xã hội .
? Theo em, bài ca dao này đã sử dụng lối nói nào để phê phán?
Phóng đaị cách nói nước đôi lật tẩy chân dung thầy bói.
? Bài ca dao phê phán loại người nào trong xã hội? 
? Tìm những câu ca dao có nội dung tương tự? 
- "Tiền buộc dải yếm bo bo trao cho thầy bói đâm lo vào mình" 
? Bài ca dao vẽ lên cảnh tượng gì? 
? Mỗi con vật tượng trưng cho những loại người nào trong xã hội xưa? 
Học sinh đọc
- Cò cò: Người nông dân
- Cà cuống: Những kẻ tai to, mặt lớn 
- Chim ri, chào mào: Lính lệ, 
- Anh nhắt, chim chích: Mõ làng 
Bài 3: 
-Cảnh tượng 1 đám ma trong xã hội cũ 
? Em thấy cách gọi tên các nhân vật giống với thể loại truyện nào đã học? 
Chỉ ra sự thú vị?
- Truyện ngụ ngôn 
- Từng con vật với những đặc điểm của nó là hình ảnh rất sống động cho từng loại người đ nội dung châm biếm, phê phán kín đáo, sâu sắc hơn.
Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. 
?Đám ma này để lại trong em cảm nhận gì? 
- Đám ma như 1 đám rước đám hội đ không phù hợp với đám ma 
 -> dịp để đánh chén, vui vẻ, chia chác, om sòm. 
? Bài ca dao phê phán điều gì? 
 ? Đây là bức chân dung của nhân vật nào? 
? Nhận xét về cách gọi "cậu cai" 
? chân dung "cậu cai" hiện lên sinh động qua những chi tiết nào? 
Học sinh đọc: 
- Bức chân dung biếm hoạ "cậu cai" đ còn rất trẻ đ nói ngọt để mơn trớn, châm biếm. 
- “Nón dấu lông gà”; "Ngón tay đeo nhẫn" 
- áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê
Bài 4: : 
 -Tính cách phô trương
? Qua đó cho thấy cậu cai là người như thế nào? 
- Chỉ bằng vài nét "điểm chỉ" mà đã lột tả chính xác chân dung , cậu cai: Lố lăng, bắng nhắng trai lơ, thảm hại không chút quyền hành đ Điển hình cho lính tráng ngày xưa. 
- Bức chân dung biếm hoạ của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thảm hại, không quyền hành. 
? Bức biếm hoạ thể hiện thái độ gì của nhân dân?
? Nhận xét về nghệ thuật châm biếm của bài ca
- Hình thức phóng đại đ tiếng cười sâu cay.
HS đọc
- Thái độ mỉa mai, khinh ghét và thương hại.
* Ghi nhớ
GV Khái quát:
 Bốn bài ca dao châm biếm cho thấy tính chất trào lộng dân gian thật sắc sảo, nhiều vẻ. Những thói hư tật xấu, hủ tục mê tín dị đoan, những hiện tượng lố bịch, những hạng người trong xã hội cũ đều bị châm biếm, đả kích. Các ẩn dụ lối phóng đại, cách nói ngược... là những thủ pháp nghệ thuật châm biếm được tác giả dân gian sáng tạo 1 cách đặc sắc. Tính chiến đấu và phê phán là giá trị đích thực của những bài ca dao này và đến nay vẫn còn ý nghĩa. 
Hãy đọc yêu cầu của bài tập 1.Giải quyết theo yêu cầu.
HDHS làm bài tập 2
- Có nội dung, đối tượng châm biếm là những hạng người hiện tượng đáng chê cười 
- Sử dụng những hình thức gây cười, tạo tiếng cười. 
HS đọc và thực hiện.
III. Luyện tập
IV. Củng cố: Học sinh đọc bài đọc thêm
V. HDVN: Học bài và ghi nhớ
- Soạn bài: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
E. Rút kinh nghiệm: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct14.doc