I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt
- Các loại từ ghép Hán Việt
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt
- Mở rộng vốn từ Hán Việt
TỪ HÁN VIỆT Tiết: 18 Ngày dạy : 16/ 09/ 2011 I. MỤC TIÊU Kiến thức - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt - Các loại từ ghép Hán Việt Kĩ năng - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt - Mở rộng vốn từ Hán Việt Thái độ - Giáo dục kĩ năng sống: Học sinh cĩ ý thức trong việc sử dụng từ Hán Việt II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Bảng phụ, giáo án Học sinh : Bài soạn, sách vở . III. PHƯƠNG PHÁP Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Sông núi nước Nam” và cho biết đôi nét về văn bản. ( 7 điểm ) Có làm bài tập đầy đủ (1 điểm) Soạn bài đầy đủ (2 điểm) Đọc thuộc lòng văn bản “ Sông núi nước Nam” ( 3đ ) Nghệ thuật: ( 2 đ ) Dùng từ Hán Việt Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Giọng thơ dõng dạc, đanh thép Nội dung: ( 3 đ ) - Là một bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : Ở lớp 6, chúng ta đã biết thế nào là từ Hán Việt. Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Hoạt động của thầy - trò Nội dung bài dạy * Hoạt động 1: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt Giáo viên dùng bảng phụ ghi câu hỏi SGK Học sinh đọc bài thơ: Nam quốc sơn hà ¬ Nam trong văn bản có nghĩa là gì? Ø Nam: phương Nam ¬ Quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Ø Quốc: nước; sơn: núi; hà: sông. ¬ Trong các tiếng Nam, quốc, sơn, hà tiếng nào được dùng như từ đơn? Cho Ví dụ Ø Trong các tiếng trên tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập. Ví dụ phương Nam, miền Nam ¬ Em hãy tìm một số tiếng không thể dùng độc lập? Cho ví dụ? Ø Những tiếng không dùng độc lập: quốc, sơn, hà, kỳ. Ví dụ: không thể nói Yêu quốc Yêu nước Leo sơn leo núi Treo kỳ treo cờ ¬ Thế nào là yếu tố Hán Việt? Ø Là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt ¬ Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào? Ø Dùng độc lập Không dùng độc lập ¬Yếu tố Hán Việt có thể cần dùng như thế nào? Cho ví dụ? Ø Yếu tố Hán Việt có thể dùng trong từ Hán Việt và có thể là từ Thuần Việt Ví dụ: Nam, quả, bút. ¬Nhận xét tiếng “ Thiên” trong thiên thư, thiên lí mã, thiên đô. Ø Thiên thư à thiên: trời Thiên lí mãà thiên: nghìn Thiên đô à thiên: dời Thiên là yếu tố đồng âm ¬ Khi dùng yếu tố Hán Việt cần chú ý điều gì? Ø Các yếu tố đồng âm. Học sinh đọc ghi nhớ 1: SGK/69 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ ghép Hán Việt ¬ Từ ghép Tiếng Việt có mấy loại? Ø Có hai loại: từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ ¬ Thế nào là từ ghép chính phụ? Ø Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. ¬ Thế nào là từ ghép đẳng lập? Ø Có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp Học sinh đọc câu 1 mục II ¬ Các từ sơn hà, xâm phạm.......thuộc từ loại chính phụ hay đẳng lập? Muốn xác định được từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập thì phải giải nghĩa từng yếu tố Hán Việt rồi tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt . Gọi học sinh lần lượt giải nghĩa Ø Sơn hà: núi+ sông Xâm phạm: chiếm+ lấn Giang san: sông núi à Đó là từ ghép đẳng lập Học sinh đọc câu 2 mục II ¬ Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc từ ghép gì? Ø Ái quốc: yêu nước Thủ môn: giữ của Chiến thắng: đánh+phần hơn Đó là từ ghép chính phụ ¬ Trật tự của các yếu tố trong từ này có giống trật tự của các tiếng trong từ ghép Thuần Việt cùng loại không? à Trật tự chính-phụ ¬ Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc từ loại gì? Ø Thiên thư: sách+trời Thạch mã: ngựa+ đá Tái phạm: vi phạm+trở lại à Từ ghép chính phụ ¬ Em có nhận xét gì về trật tự của các yếu tố cấu tạo nên từ ghép Hán Việt ? Ø Trật tự: phụ-chính ¬ Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Ø Có hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ ¬ Từ ghép chính phụ có mấy loại? Ø Có hai loại: - Giống với trật tự từ ghép Thuần Việt: chính-phụ - Khác với từ ghép Thuần Việt: phụ-chính Học sinh đọc ghi nhớ 2: SGK * Hoạt động 3: Luyện tập Học sinh đọc bài tập 1 Nêu yêu cầu của bài tập Học sinh hoạt động cá nhân trên bảng Học sinh đọc bài tập 2 Xác định yêu cầu của bài tập Hoạt động cá nhân Học sinh đọc bài tập Xác định yêu bài tập Thảo luận nhóm ( 3 phút ) I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt 1.Cách dùng: + Dùng độc lập: Nam + Không dùng độc lập à Yếu tố Hán Việt là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt. 2. Nhận xét Tiếng “Thiên” là yếu tố đồng âm nhưng khác nghĩa. Chú ý: - Ý nghĩa của các yếu tố đồng âm * Ghi nhớ 1: SGK/69 II. Từ ghép Hán Việt 1. Từ ghép đẳng lập 2. Từ ghép chính phụ - Trật tự: + Chính- phụ + Phụ-chính Ghi nhớ 2: SGK/56 III. Luyện tập Câu 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố hoa 1: bông hoa 2: đẹp phi 1: bay phi 2:trái phi 3: vợ lẻ của vua Câu 2: Từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt : Việt, quốc, cư, bại. Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc kì Sơn: sơn hà, giang sơn. Cư: cư trú, an cư, định cư Bại: thảm bại, thất bạ,i chiến bại Câu 4: Từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:cường quốc, tham chiến,tân binh, quốc kì, Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: ái quốc, tri thức, thủ môn. 4. Củng cố và luyện tập - Đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt là gì? Yếu tố Hán Việt - Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Kể ra. Cĩ 2 loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. - Từ ghép Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Xã tắc B. Quốc kì C. Sơn thuỷ D. Giang sơn 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Nắm vững đơn vị để cấu tạo từ ghép Hán Việt, các loại từ ghép Hán . Làm BT 4 SGK/ 71 Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học Chuẩn bị : Soạn Từ Hán Việt ( TT ) Sử dụng từ Hán Việt V. RÚT KINH NGHIỆM : Nội dung Phương pháp Tổ chức
Tài liệu đính kèm: