Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Văn bản: Phò giá về kinh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Văn bản: Phò giá về kinh

A.Mục tiêu cần đạt :

 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.

 - Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.

- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

 

docx 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Văn bản: Phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :17.9.2011 
 Ngày giảng :9.2011 
 Tiết 18 
 Văn bản:
Phò giá về kinh
 ( Tụng giá hoàn kinh sư -Trần Quang Khải )
A.Mục tiêu cần đạt : 
 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
 - Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- GDKNS: Tự nhận thức, ra quyết định.
3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng
B. Chuẩn bị:
 - Thầy :SGK, SGV, tài liệu tham khảo, hd chuẩn kt, kn.
 - Trò :học thuộc bài cũ , soạn bài mới theo hd.
C . Phương pháp :
 - Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, pt, giảng bình
 - KT: động não, thảo luận nhóm, trình bày
D.Tiến trình giờ dạy – giáo dục:
 1.ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng và trình bày cảm nhận kq về bài thơ Sông núi nước Nam?
Yêu cầu: 
- Đọc thuộc lòng dc bài thơ: Sông núi nước Nam (Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ).
	- Cảm nhận kq: Bằng thể thơ TNTT, giọng thơ dõng dạc đanh thép, SNNN là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khảng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
 3. Bài mới:
* Giới thiệu : - ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu bài SNNN, tiết học hôm nay, tiếp tục học thơ trữ tình trung đại với tp Phò giá về kinh của TQK.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp.
 - KT: động não, trình bày
? Nhắc lại đặc điểm của thơ trung đại?
HS: + Viết bằng chữ Hán.
 + Có nhiều thể 
GV: giới thiệu: đây là bài thơ thứ 2 trong số 8 tp thơ trung đại sẽ học.
- bài thơ ra đời trong g.đoạn lịch sử dt đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của PK phương bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, XD 1 q.gia tự chủ rất mức hào hùng. Bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung của thời đại được viết = chữ Hán. 
? Nêu những nét cơ bản về tg Trần Quang Khải và bài thơ PGVK .
HS: Trình bày theo chú thích dấu */66
GV: Đánh giá trình bày: TG; hc ra đời của bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( Số câu, chữ, hiệp vần,)
GV: So với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt , thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đúc hơn.
PP: Đọc sáng tạo
KT: Động não
GV: Nêu Y/c đọc: Giọng điệu phấn chấn, hào hùng, chắc, khoẻ. Ngắt nhịp 2/3
HS: 2-3 em đọc( cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
? Em biết gì trong 2 địa danh được nói đến trong bài
HS: Giải thích theo SGK /67
PP: Đàm thoại
KT: động não, trình bày
? Bài thơ có những ý cơ bản nào?
HS:
* 2 câu đầu: Ch. thắng hào hùng của DT
* 2 câu cuối: Khát vọng thái bình thống trị của DT ta.
PP: Đọc sáng tạo,đàm thoại, pt, giảng bình
KT: Động não, thảo luận nhóm, trình bày
HS: Đọc 2 câu đầu
? 2 câu đầu tg nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử? Em có nhận xét gì về các địa danh được nhắc lại? Dụng ý của Tg ở đây là gì?
HS: Tự bộc lộ
GV: Định hướng
- Trong thực tế, trận Hàm tử xảy ra trước ,Chương Dương xảy ra sau nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận CD. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó g Câu thơ hàm chứa niềm phấn trấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.
? NX cách SD từ ngữ; giọng điệu; mqh giữa 2 câu đầu.
HS: PBYK
GV: Chốt ghi
 Chỉ 2 câu thơ 10 chữ ngắn gọn, tg đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của DT trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông XL. ở CD ta " Cướp giáo giặc" thu được rất nhiều vũ khí. HT ta bắt quân thù, chính ở đây- Toa Đô 1 tướng giặc đã bị bắt sống: Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô , lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy. Cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc bhiện mục đích chính nghĩa của cuộc k/c. Đồng thời 2 câu thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù g Khúc khải hoàn ca.
HS: Đọc 2 câu cuối
? NX âm điệu 2 câu cuối so với 2 câu đầu?
 ND thể hiện trong 2 câu cuối khác 2 câu đầu ntn?
Hs: tự bộc lộ
Gv: Khao khát mong ước của tg sau khi đã dẹp yên quân giặc ,đất nước thái bình.
+ Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng XD và phát triển cs hoà bình.
- Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh Dt, vào thái bình lâu dài của đ.nc,
? NX gì về suy nghĩ khát vọng của tg? Đó là ý tưởng ntn xuất phát từ con người có t/cảm với đất nước dt ra sao?
HS: Tự bộc lộ
GV bình: Suy nghĩ, ý tưởng thật trong sáng, giản dị, minh bạch, xuất phát tư đáy lòng, từ trái tim, 1 vị tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao, 1 nhà c/trị của đời Trần. Đó cũng là phương châm chiến lược lâu dài, kế sách giữ nước và dựng nước của ông cha ta. Đó cũng là suy nghĩ t/cảm của dt ta trong những năm k/chiến chống giặc Nguyên Mông. Khát vọng đó đã trở thành hiện thực sau 3 cuộc kháng chiến chống quân Ng - Mông gĐất nước ta thời Trần đã thái bình, thịnh trị trong 1 khoảng thời gian khá dài.
PP: vấn đáp
KT: động não, trình bày
? Cảm nhận sau khi học xong VB " Phò giá..."
HS: Tự bộc lộ
? NX về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
HS: D. đạt ý tưởng qua cách nói chắc nịch, sáng rõ, không h/ả, không hoa văn, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng.
? Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ này so với bài " Sông núi..." có ý giống nhau?
HS: Tự bộc lộ
GV: Khq - Ghi bảng
- Đọc ghi nhớ / 68
PP: Luyện tập thực hành
KT: động não, trình bày
- HS làm bài luyện tập SGK ( 68)
GV Định hướng:
- Cách nói giản dị, cô đúc trong bài " Phò giá về kinh" có td: Th hiện rõ qđ, trạng thái CX tự hào dâng cao trước những chiến thắng lẫy lừng của quân dân ta. Không kể dài dòng gngười đọc sẽ tập chung hơn vào kết quả thắng lợi. Đồng thời khát vọng thái bình được bộc lộ rõ; lời động viên khích lệ có hiệu quả cao, t/c của tg th hiện sâu đậm hơn. 
- Đọc thuộc lòng ( diễn cảm) bài thơ
I. Giới thiệu chung:
1, Tác giả: SGK /66
2,Tác phẩm
- H/c ra đời: SGK/67
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu mỗi câu 5 chữ: Hiệp vần ở chữ cuối câu 2-4
- Nguyên tác chữ Hán .
II. Đọc – hiểu văn bản
1, Đọc - Tìm hiểu chú thích
a, Đọc
b. Chú thích
2, Bố cục : 2 ý cơ bản
3, Phân tích
* 2 câu đầu.
- Trật tự địa danh đảo vị trí gtâm trạng hân hoan. tự hào vì ch. thắng
- ĐT gợi tả: " Đoạt, cầm" 
- Giọng điệu khoẻ khoắn, phấn chấn, tự hào.
 => Chiến thắng oanh liệt, hào hùng của dt trong cuộc k/c chống quân Nguyên - Mông.
* 2 câu cuối
- Âm điệu sâu lắng , cảm xúc 
- Khát vọng: thái bình thịnh trị
=>Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình.
- Niềm tin vào nền đl bền vững và tương lai tươi sáng của đất nước .
3, Tổng kết
a,ND:
- Thể hiện bản lĩnh khí phách dt: ý thức ĐLCQ; ý chí hào hùng; khát vọng XD và pt đất nước.
b,NT
- Thể thơ tứ tuyệt Đ.luật 
- Cách nói chắc nịch, cô đúc; cảm xúc nằm trong ý tưởng. 
- Giọng điệu sảng khoái hân hoan tự hào. nhịp thơ phù hợp.
c Ghi nhớ: SGK
III, Luyện tập:
1.Bài luyện tập SGK ( 68)
2. Đọc thuộc lòng ( diễn cảm) bài thơ
4 . Củng cố : 
 ? Cảm nhận về nd bài thơ?
 ? Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ ngũ ngôn tứ tuyệt?
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Thuộc lòng - phân tích bài thơ ; thuộc ghi nhớ
 - Tiết sau: từ Hán Việt
E.Rút kinh nghiệm:
- Thời gian toàn bài:
- Thời gian từng phần:
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp:.

Tài liệu đính kèm:

  • docxVan 7 Tiet 18.docx