Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Côn Sơn ca, buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Côn Sơn ca, buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

1. Kiến thức: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông và sự hòa nhập tâm hồn Nguyễn Trải với cảnh Côn Sơn. Nắm được đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt, lục bát.

2. Kĩ năng: Cảm nhận thơ trữ tình tứ tuyệt và lục bát.

3. Thái độ: Tình yêu quê hương, đất nước.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh họa, chân dung nguyễn Trải, Trần Nhân Tông.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Côn Sơn ca, buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 21
	Ngày soạn:...../...../.......
côn sơn ca, buổi chiều đứng
ở phủ Thiên trường trông ra
	(Nguyễn Trải, Trần Nhân Tông)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông và sự hòa nhập tâm hồn Nguyễn Trải với cảnh Côn Sơn. Nắm được đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt, lục bát.
2. Kĩ năng: Cảm nhận thơ trữ tình tứ tuyệt và lục bát.
3. Thái độ: Tình yêu quê hương, đất nước.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa, chân dung nguyễn Trải, Trần Nhân Tông.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam”. Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu chân dung tác giả và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Tác giả giới thiệu cảnh Côn Sơn bằng những chi tiết nào?
* Những nét tiêu biểu nào của côn Sơn được nhắc tới trong lời thơ ấy?
* Có gì độc đáo trong cách tả suối đá?
* cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào?
* Hình ảnh thông, trúc gợi lên cảm giác thiên nhiên như thế nào?
* Hòa vào cảnh thiên nhiên là hình anh con người, đại từ ta được lặp lại có ý nghĩa gì?
* Mổi sở thích của ta được biểu hiện bằng những động từ nào?
* Cái sở thích ấy cho thấy nhu cầu nào của con người?
* Nhu cầu ấy thuộc một phẩm chất tâm hồn như thế nào?
Hoạt động 3:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 4:
* Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
* Tác giả thấy quê hương như thế nào?
* Tả cái thật mà như thấy cái ảo, qua đó thể hiện cảm xúc thế nào của nhà thơ đối với quê hương?
* Cảnh chiều ở ngoài cánh đồng được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nào?
* Vì sao tác giả chỉ dùng hai chi tiết đó?
* Từ đó sẽ là một sự sống như thế nào ở đồng quê?
Hoạt động 5:
Hs: Khái quát lại giả trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhạn xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
A. Bài Côn Sơn ca
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Trải (1380-1442) hiệu là ức Trai , quê ở Hải Dương. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, là một nhà văn lịch sử lổi lạc. Là người Việt Nam đầu tiên được công nhận danh nhân văn hóa thế giới (1980)
2. Đọc bài:
II. Phân tích:
1. Cảnh vật Côn Sơn:
* Nước chảy rì rầm, đá rêu phơi...
à Thiên nhiên lâu đời, nguyên thũy.
* Hình ảnh thông, trúc à Thanh cao, mát mẻ à ca ngợi cảnh đẹp Côn Sơn.
2. Con người giữa cảnh đẹp Côn Sơn:
* Điệp từ ta à Nhấn mạnh sự có mặt của con người ở mọi nơi trong cuộc sống.à Khẵng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
- Đt: Nghe, ngồi, nằm, ngâm à sử thích tinh thần
- Nhu cầu được sống hòa hợp với thiên nhiên và tìm kiếm sự thanh thản, tươi mát.
à Tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc.
B.Bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Trần Nhân Tông (1258-1308) con của vuảTần Thánh Tông. Ông là một nhà thơ lớn, tiêu biểu.
- Bài thơ được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường ( Nam Định).
2. Đọc bài:
II. Phân tích:
1. Cảnh chiều trong thôn xóm:
* Tả cảnh buổi chiều: cảnh quê hương mờ ảo, như khói phủ, như nữa có, nữa không.
à Cảm xúc về cái đẹp của buổi chiều tà ở quê hương, cái đẹp pha chút buồn: Sương chiều lẫn khói tỏa trong bữa cơm chiều, mặt trời sắp tàn, sắc chiều man mác.
2. Cảnh chiều ngoài cánh đồng:
- Mục đồng, tiếng sáo lùa trâu về làng, đôi cánh cò trắng.
à Những dấu hiệu rỏ rệt, đặc trưng nhất của đồng quê. à Bình yên, hạnh phúc con người hòa hợp với thiên nhiên
C. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài Sau phút chia li.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:...../...../.......
Tiết thứ 22
từ hán việt
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được cách sử dụng từ Hán Việt cho đúng với sắc thái biểu cảm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ Hán Việt trong nói, viết nhằm tăng hiệu quả biểu cảm, thêm sức thuyết phục.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, từ điển Hán Việt.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Giải thích nghĩa của cụm từ Nam Quốc sơn hà.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Cho hs quan sát ví dụ, chú ý các từ in đậm.
* Tại sao trong những câu văn đó không dùng từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương?
* Tại sao tác giả sử dụng từ Hán Việt?
Gv: Giải nghĩa các từ in đậm.
* Việc sử dụng từ Hán Việt nhằm mục đích gì?
* Theo em mổi cặp câu ở ví dụ a, b, câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
* Lạm dụng từ Hán Việt làm cho câu văn như thế nào?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc yêu cầu của bài tập 1
gv: Hướng dẫn.
Hs: Thảo luận, thực hiện vào vở bài tập.
Hs: Thực hiện yêu cầu của bài tập 3.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Sử dụng từ Hán Việt :
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
a, Phụ nữ - đàn bà.
 Từ trần - chết.
 Mai táng - chôn.
 Tử thi - xác chết.
àĐể tạo sắc thái biểu cảm trang trọng, tránh thô thiển.
b, Kinh đo: nơi nhà vua ở.
- Yết kiến: gặp gở bề trên.
- Thần, bệ hạ, trẩm: Cách xưng hô trong xã hội phong kiến.
ằ Mục đích: Tạo sắc thái biểu cảm trang trọng tôn kính, tao nhã, tranh gây cảm giác thô tục, ghê sợ, cổ kính phù hợp với xã hội xưa.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
Hai trường hợp dùng từ Hán Việt không đúng, không cần thiết, nó làm cho câu văn kém trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Mẹ - Thân mẫu.
Phu nhân - vợ.
Bài tập 3:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức bài học về mục đích của việc sử dụng từ Hán Việt.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài Quan hệ từ.
Quyết chí thành danh
	 Ngày soạn:...../...../.......
Tiết thứ 23
đặc điểm của văn biểu cảm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được các đặc điểm cụ thể của văn bản biểu cảm. Đánh giá và cách làm kiểu bài văn này. Phân biệt với các kiểu văn bản khác.
2. Kĩ năng: Kĩ năng nhận diện các văn bản, lập bố cục trong văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bài văn mẫu, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Bài trước chúng ta đã làm quen với kiểu văn biểu cảm, vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc bài văn.
* Bài văn biểu đạt tình cảm gì?
* Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào?
* Bài văn gồm mấy phần? phần mở bài, kết bài có quan hệ như thế nào?
* Phần thân bài nêu lên vấn đề gì?
Hs: Đọc ví dụ 2.
* Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì?
* Tình cảm được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
* Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xet của mình?
Gv: Cho hs đọc phần ghi nhớ.
* Một bài văn biểu cảm thì biểu đạt mấy tình cảm?
* Để biểu đạt tình cảm, người viết phải làm gì?
* Tình cảm trong bài văn phải như thế nào?
Hoạt động 2:
Hs: Đọc yêu cầu của bài tập 1, thực hiện theo yêu cầu của bài tập.
I.Đặc điểm của v/b biểu cảm:
1. Ví dụ:
Ví dụ1:
- Văn bản đã ca ngợi tính trung thực, phê phán, căm ghét thói xu nịnh, giả dối của con người.
- Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả mượn hình ảnh tấm gương để gián tiếp ca ngợi người trung thực.
- Văn bản gồm 3 phần:
* Mở bài: đoạn đầu giới thiệu bộc lộ tình cảm về tấm lòng ngay thẵng, trung thực.
* Kết bài: Đoạn cuối nhấn mạnh điều đã nói ở phần mở bài.
* Thân bài: Nói về đức tính trung thực của hai tấm gương MĐC - TC 
à khẵng định đức tính của tấm gương.
Ví dụ 2:
- Biểu hiện tình cảm cô đơn, cầu mong.
- Biểu hiện trực tiếp.
- Lời hô gọi: Mẹ tí.
- Lời than: con khổ quá.
* Nhận xét: Biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Người viết chọn hình ảnh để gữi gắm tình cảm, tư tưởng... thổ lộ trực tiếp hay gián tiếp.
- Tình cảm phải rỏ ràng, trong sáng, chân thực.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Hoa học trò
- Bày tỏ nổi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn.
- Tác giả không tả hoa phượng ànói đến những cuộc chia ly.
- Tình cảm hụt hẩng khi phải xa trường, xa bạn.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của văn bản biểu cảm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài đề văn và cách làm bài văn biểu cảm.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:...../...../.......
Tiết thứ 24
đề văn biểu cảm và các bước 
 làm bài văn biểu cảm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết và nắm được các dạng đề văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng tạo lập một văn bản biểu cảm theo các bước nhất định.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu đặc điểm của văn bản biểu cảm?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv Nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kĩ 5 đề văn.
* Gạch dưới những từ ngữ có tính chất gợi ý.
Hs Xác định các đề còn lại ở sách giáo khoa
Hs: Xác định được 4 bước khi làm bài.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc yêu cầu của bài tập 1
* Đoạn văn biểu đạt tình cảm gì? Đối với đối tượng nào?
* Hãy đặt nhan đề cho bài văn?
* Nêu dàn ý của bài văn?
* Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?
I. Đề văn b/c và các bước làm bài văn biểu cảm:
1. Đề văn biểu cảm:
- Các từ: Quê hương, cảm nghĩ biết ơn, vui buồn, nụ cười.
Đề a: Vườn cây quê hương.
- Xác định đối tượng miêu tả dùng làm phương tiện biểu cảm, vườn cây quê hương em.
- Xđ đối tượng miêu tả: bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm về vườn cây của quê hương mình. Qua đó nói lên niềm tự hào về quê hương
à Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm, định hướng tình cảm cho bài văn biểu cảm.
2. Xác định các bước làm bài văn biểu cảm:
Đề văn: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
B1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
B2: Lập dàn ý.
B3: Dự kiến cách viết các phần.
B4: Sữa chữa bài viết.
II. Luyện tập:
Bt1:
-Bài văn bộc lộ tình cảm yêu mến gắn bó sâu nặng với quê hương An Giang.
- An Giang quê tôi, Kí ức một miền quê.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần năm về đề bài và cách làm bài văn biểu cảm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho bài luyện tập.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct21-t24.doc