Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Phò giá về kinh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Phò giá về kinh

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sơ giảng về tác giả Trần Quang Khải.

- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Đọc - Hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2012
Tiết 21: PHÒ GIÁ VỀ KINH
 (TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ)
 Trần Quang Khải
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Sơ giảng về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Đọc - Hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ: 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Sông núi nước nam bản dịch thơ và cho biết ý nghĩa của bài thơ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GVgt: Dưới đời Trần nhân dân ta viết nên những trang sử vẻ vang. Trần quang Khải là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Sau chiến thắng Chương Dương, HT giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá 2 vua Trần về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này.
+ Nêu vài nét về tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
+ Bài thơ được viết bằng thể thơ nào? Nêu PTBĐ chính?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
- GV hướng dẫn đọc - đọc mẫu, HS đọc lại.
- Gọi HS đọc lại 2 câu đầu.
+ Hào khí chiến thắng và khát vọng của dân tộc được thể hiện trong bài thơ ntn?
 - Chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta đối với giặc Mông – Nguyên xâm lược.
+ Những chiến công nào được nhắc tới trong lời thơ? (Chương Dương, Hàm Tử).
+ Các chiến công đó gợi lại những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của dân tộc ta trong quá khứ. 
- Hai trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Em có nhận xét gì về cách dùng từ, sắp xếp ý, giọng điệu ở hai câu thơ. 
- Đảo vị trí 2 cuộc chiến thắng; động từ mạnh đặt ở đầu câu; Ý đối nhau, 2 địa danh liền mạch nhau; Giọng khỏe, hùng tráng.
+ Qua cách dùng biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì trong việc diễn tả?
- Hiện thực kháng chiến chống ngoại xâm. Tái hiện được không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta. Phản ánh sự thất bại của kẻ thù.
+ Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả? 
- Bộc lộ cảm xúc, vui sướng, tự hào.
- Gọi HS đọc lại 2 câu thơ cuối.
+ So với 2 câu đầu, 2 câu thơ sau giọng điệu ntn? 
- Trầm lắng → tác giả đang suy nghĩ.
+ Tác giả đang suy nghĩ điều gì? Về ai? 
 - Việc xây dựng đất nước thời bình, mong ước đất nước bền vững mãi mãi.
+ Lời thơ nào diễn tả lời động viên xây dựng đất nước? Thái bình nên gắng sức.
+ Qua lời động viên, mong ước của tác giả cho thấy tác giả là người ntn? (chuộng hoà bình).
+ Hy vọng của tác giả cũng là của chung tất cả mọi người dân Việt Nam. Vậy theo em, tác giả đã phản ánh khát vọng gì của dân tộc ta thời Trần?
- Xây dựng đất nước bền vững muôn đời. Đây là 1 thời kỳ thái bình thịnh trị khá dài trong lịch sử dân tộc ta.
HS thảo luận: Hãy so sánh 2 bài thơ: “Phò giá về kinh” và “Sông núi nước Nam” để thấy điểm giống nhau về hình thức biểu cảm và biểu ý ở 2 bài thơ.
- HS trình bày → bổ sung.
- Giống biểu ý và biểu cảm: Cả 2 bài đều thể hiện ý chí của dân tộc Việt Nam, đó là tinh thần độc lập, ý thức tự chủ, yêu nước, tự hào về dân tộc mình. Đều là thơ đường luật, đều có cách diễn tả cô đúc, lời thơ chắc nịch, ý tưởng và cảm xúc được hòa làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
Hoạt động 3
- Cho biết nghệ thuật và nội dung của bài thơ ? 
- Bài thơ có ý nghĩ gì? 
Hoạt động 4
+ Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ “Phò giá về kinh” có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
a. Tác giả: Trần Quang Kải( 1241- 1294), con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. 
b. Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời sau chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử, giải phóng kinh đô 1285.
2. THỂ LOẠI: Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
3. PTBĐ: Biểu cảm
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu thơ đầu
 Chương Dương cướp giáo giặc,
 Hàm tử bắt quân thù.
→ Động từ mạnh, đối xứng, khỏe, dồn dập, hùng tráng.
 ð Chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở Chương Dương và Hàm Tử
2. Hai câu thơ cuối
Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu.
Khát vọng về một đất nước thái bình, thịnh trị.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung
Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta và khát vọng xây dựng đất nước phát triển.
2. Nghệ thuật
- Ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc, nhịp thơ phù hợp.
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào . 
3. Ý nghĩa
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần .
IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
- Hs đọc diễn cảm lại bài thơ? Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của 2 câu thơ cuối trong cuộc sống hôm nay.
5. Dặn dò:
- Học thuộc phần dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản.
- Xem trước bài “Từ Hán Việt”/69.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 pho gia ve kinh.doc