Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra - Từ Hán Việt ( tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra - Từ Hán Việt ( tiếp)

. Kiến thức:

- Bức tranh thôn dã trong sáng tác của Trần Nhân Tông

- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức

- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được một số chi tiét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ

- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra - Từ Hán Việt ( tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 22
 Hướng dẫn đọc thêm: 
 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường
 trông ra
 từ hán việt( Tiếp)
A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Bức tranh thôn dã trong sáng tác của Trần Nhân Tông
- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được một số chi tiét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ
- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương
3. Tư tưởng: 
- Giáo dục tình cảm yêu mến gắn bó máu thịt với quê hương, trân trọng và học tập suy nghĩ và tình cảm của vị vua yêu nước anh hùng.
* Từ Hán Việt( tiếp)
1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của từ Hán Viẹt trong văn bản; tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt
2. Kĩ năng: Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh; mở rộng vốn từ Hán Việt
3. Tư tưởng: Giúp HS có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán việt .
B.Chuẩn bị
- SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, bảng phụ, phấn màu 
- HS đọc trước bài học
C. Phương pháp
- P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức
- KT: Động não, các mảnh ghép
D. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc thuộc diễn cảm: “ Bài ca Côn Sơn”? Nêu cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của đoạn trích?
- HS : đọc thuộc diễn cảm bài thơ
- Nội dung: Ca ngợi cảnh đẹp Côn Sơn nên thơ thanh tĩnh, khoág đạt ; sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên của một nhân cách thanh cao, một tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi
? Cho biết các loại từ ghép Hán Việt? VD ?
- TGĐL: sơn hà, giang sơn, xâm phạm
- TGCP: ái quốc, đại diện, thủ môn
 Thiên thư, thiên lí, thiên đô chiếu, bạch mã
3- Bài mới
* Vị vua yêu nước, anh hùng Trần Nhân Tông còn là một thi nhân với những trang thơ thấm đẫm tình yêu thiên nhên, gắn bó với quê hương tha thiết
Hoạt động 1 P.P: Vấn đáp, thuyết trình
 KT: Động não
? Những hiểu biết của em về Trần Nhân Tông?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt: Vị vua thứ ba của nhà Trần: vừa là minh quân vừa có tâm hồn thi sĩ gắn bó với quê hương
 + Cùng T.T.Tông ( vua cha) lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV chốt
Hoạt động 2: P.P: Ván đáp, phân tích giảng bình, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức
 KT: động não
* GV hướng dẫn đọc: Nhịp 2/2/3, giọng chậm rãi, ung dung thanh thản.
- GV cùng 2 HS đọc ( nguyên tác, dịch nghĩa, dịch thơ)
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Em đã được học bài thơ nào tương tự? Đặc điểm ?
- cả bài: 4 câu – 7 chữ/ câu
- Nhịp: 2/2/3; 4/3
- Vần chân: câu 1,2,4.
? Giải thích một số từ khó?
? Nội dung của hai câu thơ đầu? 
- Gợi tả cảnh quê hương trong bóng chiều tà
? Em hiểu : “ Bán vô bán hữu” nghĩa là gì? Qua hai câu thơ gợi cho cảm giác tâm trạng gì của người ngắm cảnh?
- Nửa có nửa không => bóng chiều phủ mờ khói nhạt càng trở nên mơ màng mênh mông yên ả => Cảnh thoáng nhẹ => Tâm hồn con người càng lâng lâng mơ mộng => Ngoại cảnh và tâm cảnh hoà hợp tự nhiên
? Hai câu cuối tả cảnh đồng quê như thế nào? Hãy phân tích?
- Âm thanh: tiếng sáo mục đồng réo rắt hồn nhiên
- Màu sắc: Cò trắng hạ cánh xuống đồng lúa
=> cảnh sắc đồng quê dân dã bình dị đáng yêu
Hoạt động 2: P.P:Vấn đáp, thuyết trình
 KT: động não 
? Nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
- Thể thơ:
- Ngôn ngữ
- Giọng thơ, hình ảnh thơ
? Qua đó em có cảm nhận gì về bức tranh thôn quê nơi phủ Thiên Trường xưa?
* GV Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống. Cảnh quê và hồn quê chan hoà thanh vắng mà thật có hồn
? Tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? Có gì đặc biệt?
- Tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của vị vua anh minh
? Qua cảnh vật hiện lên trong bài thơ và tâm trạng của tác giả em đánh giá như thế nào về thời nhà Trần?
- Đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn làm ăn, cuộc sống bình yên hạnh phúc
* Chính vì thế mà bài thơ đã vượt qua chặng đường trên 700 năm và hình ảnh cánh cò trắng bay trong ráng chiều vẫn chấp chới trong hồn ta
Từ Hán Việt ( Tiếp):
 Hoạt động 1: P.P: Vấn đáp, qui nạp, tích hợp; 
 KT: động não
- GV treo bảng phụ VD (a)
?) Tại sao các câu văn lại dùng từ Hán Việt mà lại ko dùng từ thuần việt có nghĩa tượng trưng ?
- Phụ nữ (sắc thái trang trọng ) - đàn bà (dân dã)
-Từ trần, mai táng, tử thi (sắc thái tao nhã ko thô tục, gây các ghê sợ )
*GV treo bảng phụ đọan văn (b)
?)Các từ Hán Việt gạch chân tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
- Là những từ cổ chỉ dùng trong xã hội phong kiến ->tạo sắc thái cổ 
?)Thử tìm VD trong cuộc sống, trong giao tiếp ta cũng hay sử dụng từ để tạo sắc thái lịch sự 
- Bác tên là gì ? => Xin Bác cho biết quý danh ?
? Đọc ghi nhớ SGKT 82
Hoạt động 2( 5’) P.P: Vấn đáp, qui nạp, tích hợp; KT: động não
?) Câu nào trong mỗi cặp câu có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
- a1: dùng từ “đề nghị” trang trọng quá không phù hợp
- a2: Tạo cảm giác thân mật, tự nhiên
- b1: Không phù hợp với hoàn cảnh
- b2: Dùng từ thuần Việt -> Tạo sắc thái bình thường dân dã -> phù hợp, tự nhiên
? Trong giao tiếp cần sử dụng từ HV như thế nào cho phù hợp?
- HS trả lời, nhận xét
- GV chốt
? Đọc ghi nhớ SGKT 83?
Hoạt động 3 P.P: Vấn đáp, thực hành
 KT: động não, các mảnh ghép
? Bài 1?: Em háy chọn từ nào trong ( ) để điền vào chỗ trống?
- Yêu cầu HS trả lời miệng, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
? Bài tập 2: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
- Yêu cầu HS nêu tên người, tên địa lý và giải thích ý nghĩa -> sắc thái
- GV bổ sung
? Bài 3: Tìm từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa trong truyền thuyết “ Mị Châu Trọng Thuỷ”
- TL nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá
? Bài 4: Nhận xét về cách dùng từ Hán Viẹt in đậm trong những câu sau?
? Hãy dùng các từ thuần việt thay thế cho các từ Hán Việt cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường?
- Gọi HS Trình bày theo nhóm, nhận xét,
- GV đánh giá, cho điểm 
A. Hướng dẫn đọc thêm: “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra””
I. Tìm hiểu chung ( 3’)
1. Tác giả: ( 1258- 1308)
- Vị vua yêu nước anh hùng
2. Tác phẩm:
- Sáng tác trong dịp về thăm quê cũ
II. Đọc hiểu văn bản ( 13’)
1. Đọc hiểu chú thích
2. Kết cấu bố cục:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
3. Phân tích:
1. câu 1 – 2: Gợi cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang yên ả
2. Câu 3 – 4: Là bức tranh về cảnh sắc đồng quê dân dã bình dị đáng yêu
4. Tổng kết
4.1. Nghệ thuật:
- Thể thơ thất tứ tuyệt đường luật
- Ngôn ngữ hàm súc cô đọng
- Giọng thơ nhẹ nhàng, ung dung
4.2. Nội dung:
- Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường yên tĩnh nhưng không đìu hiu- một vẻ đẹp đậm sắc quê, hồn quê ánh lên sự sống của con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên
4.3. Ghi nhớ( SGKT77)
B. Từ Hán Việt( tiếp): 
I. Lí thuyết: Sử dụng từ Hán Việt( 10’)
I. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm( 5’)
1.Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Dùng từ hán Việt tạo sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tton kính
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ghê sợ
- Tạo sắc thái cổ phù hợp với nội dung văn bản giao tiếp
2. Ghi nhớ: SGKT82
II. Không nên lạm dụng từ hán Việt( 5’)
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Lạm dụng từ hán Việt làm lời văn thiếu tự nhiên, không trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
2. Ghi nhớ: SGKT83
II. Luyện tập: (10’)
1. Bài 1 (83)
- Mẹ, thân mẫu
- Phu nhân, vợ
- Sắp chết, lâm chung
- Giáo huấn, dạy bảo
2. Bài 2 (83)
- Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng
3. Bài 3 (84)
- Những từ tạo sắc thái cổ xưa: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc, tuyệt trần
4. Bài 4 (84)
- Dùng từ Hán Việt 
+ Bảo vệ: không thân mật
+ Mĩ lệ: chỉ phong cảnh đẹp, dùng để chỉ vật đẹp
- Thay: giữ gìn, đẹp đẽ.
4. Củng cố:(1’) 
- Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì?
- Cần lưu ý điều gì khi dùng từ Hán Việt?
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt
- Soạn : Đặc điểm của văn biểu cảm
E.Rút kinh nghiệm
 ******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan7tiet22.doc