Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiết 3)

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

o Thế nào là văn biểu cảm?

 Trong văn biểu cảm thường biểu hiện những tình cảm gì?

 Có mấy kiểu biểu cảm? kể tên.

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp hs :

• Thấy được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt.

• Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 09/ 2009
Ngày dạy: 23/ 10/2009
TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo)
Tiết: 22
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Thế nào là văn biểu cảm?
Trong văn biểu cảm thường biểu hiện những tình cảm gì?
Có mấy kiểu biểu cảm? kể tên.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs :
Thấy được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt.
Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giới thiệu bài: 
 Qua tiết học trước các em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố Hán Việt, từ ghép Hán Việt với trật tự các yếu tố trong từ ghép Hán Việt. Tuy nhiên biết chỉ bấy nhiêu vẫn chưa đủ, các em còn cần phải biết thêm về sắc thái ý nghĩa, cách sử dụng sao cho phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ những vấn đề đó.
Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu các sắc thái ý nghĩa của từ HV.
Gv cho hs quan sát các bài tập1/a ở sgk trên máy chiếu ( ) 
Gọi hs đọc – xác định yêu cầu.
Gv hỏi – hs trả lời :
+ Tại sao các câu văn trên, dùng từ Hán Việt mà không dùng từ Thuần Việt có ý nghĩa tương đương?
+ Em có nhận xét gì về sắc thái ý nghĩa của từ HV và từ Thuần Việt?
Gọi hs tìm thêm các ví dụ.
-> Từ bài tập a, ta rút ra kết luận gì khi sử dụng từ HV? 
 ( gv trình chiếu 2 sắc thái ý nghĩa vừa tòm hiểu)
Gv cho hs quan sát các bài tập 1/b ở sgk trên máy chiếu ( ) 
Em hãy đọc bài tậpb
Em hãy cho biết nghĩa của những từ: kinh đô, yết kiến, trẫm, thần, bệ hạ.
Các từ trên, đã tạo sắc thái gì cho đoạn văn?
Trong trường hợp nào thường dùng những ngôn ngữ cổ này?
vậy, ngoài những sắc thái trên, từ HV còn có sắc thái gì nữa?
( gv trình chiếu sắc thái ý nghĩa vừa tìm hiểu)
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cách sử dụng từ HV..
Gv cho hs quan sát bài tập 2/ ab sgk(trên máy chiếu).
Em hãy cho biết, câu nào trong mỗi cặp câu đó có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
Qua các ví dụ vừa phân tích, các em hãy cho biết khi nói hay viết ta cần chú ý đến điều gì trong việc sử dụng từ HV? 
( gv trình chiếu nội dung vừa tìm hiểu)
Gv liên hệ thực tế.
Gv chuyển ý:
Hoạt động 3: củng cố.
Gv hướng dẫn hs hệ thống lại những kiến thức vừa học.
+ Em hãy cho biết, việc sử dụng từ HV để tạo những sắc thái biểu cảm nào?
+ Tuy từ HV có những sắc thái biểu càm như thế, nhưng có phải lúc nào ta cũng sử dụng từ HV không? Vì sao?
Gv chuyển ý:
 Hoạt động 4: Gv hướng dẫn hs làm phần luyện tập ở sgk.
Bài 1: cho hs nhìn lên máy chiếu để giải – Gv ghi đáp án đúng vào. Tại sao em lại chọn từ đó để điền mà không phải từ đồng nghĩa khác?
Bài 2: gọi hs giải. gv chọn đáp án đúng trình chiếu.
Bài tập 3: hs giải – gv nhận xét, đánh giá.
Bài tập 4: hs giải – gv nhận xét, đánh giá.
Gv liên hệ thực tế về cách xưng hô trong giao tiếp sao cho phù hợp, thể hiện tế nhị, lịch sự, lễ phép...
SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT:
Sử dụng từ Hán Việt để:
Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện tháo độ tôn kính.
 Vd: phụ nữ, từ trần, mai táng, ...
Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục ghê sợ.
 Vd: tử thi, thổ huyết, hậu môn,...
Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
 Vd: trẫm, bệ hạ, sư huynh,...
Cách sử dụng từ Hán Việt :
Không nên lạm dụng từ Hán Việt, nếu lạm dụng sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Thứ tự cần điền là: 
Mẹ - thân mẫu; phu nhân – vợ; chết – lâm chung; giáo huấn – dạy bảo.
Bài 2: vì từ HV có sắc thái trang trọng, tao nhã.
Bài 3: những từ HV mang sắc thái cở là: cố thủ, giảng hoà, cầu thân, mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần.
CỦNG CỐ:
Bài thơ đươc sáng tác theo thể thơ nào?
Cho biết nội dung chính của bài thơ.
DẶN DÒ: 
Học thuộc bài thơ và nội dung bài học.
Soạn bài “Quan hệ từ” theo các câu hỏi ở phần tìm hiểu nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU HAN VIET TT.doc