Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước

v Kiến thức:

 Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ ở bài “Bánh trôi nước”.

 Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình

v Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Tính ẩn dụ của bài thơ

v Thái độ: GD HS chia sẻ và thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

v Thầy: SGK, bài soạn, sách GV, sách TK.

v Trò: SGK, vở bài tập

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH TUẦN VII
Tiết
25
26
Bánh trôi nước, đọc thêâm: Sau phút chia ly
Tiết
27
Quan hệ từ
Tiết
28
Luyện tập cách làm văn biểu cảm
Ngày soạn: 03/10/2010
Tiết: 25, 26 	A. BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hồ Xuân Hương)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: 
Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ ở bài “Bánh trôi nước”.
Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Tính ẩn dụ của bài thơ
Thái độ: GD HS chia sẻ và thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: SGK, bài soạn, sách GV, sách TK.
Trò: SGK, vở bài tập 
III/ Tiến trình lên lớp :
1/ Ổn định – Tổ chức :
2/ Kiểm tra bài cũ:
Đọc bài thơ “Côn Sơn ca” nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
	3/ Bài mới:
	Ở những tiết tìm hiểu thể loại ca dao – dân ca, các em đã hiểu hơn số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Đặc biệt là số phận bi thảm của người phụ nữ, họ phải gánh chịu nhiều đắng cay oan trái nhưng ở họ lại có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu về tác giả
A. Bánh trôi nước:
I/ Tìm hiểu chung:
Đọc giọng nhẹ, trầm, buồn -> thể hiện sự trân trọng đối với cuộc đời và thân phận người phụ nữ
Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu/ 7 chữ)
Vì sao em biết?
 Gieo vần “On” ở câu 1, 2, 4
Em đã học bài thơ nào có thể thơ giống bài thơ này?
Nêu vài nét về tác giả
Hồ Xuân Hương ( ? - ? )
Sống gần Hồ Tây - Hà Nội.
Là “Bà chúa thơ Nôm”.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
GV cho HS đọc lại bài thơ
Bánh trôi nước giống với món ăn nào ở miền Nam?
Bài thơ có mấy nghĩa đó là những nghĩa nào?
 1/ Giới thiệu chiếc bánh trôi nước:
Với nghĩa thứ nhất chiếc bánh trôi nước được giới thiệu như thế nào?
Màu sắc: trắng
Hình dáng: tròn
(Về hình dáng, màu sắc, Cách chế biến,)
Cách nặn bánh: rắn , nát do nhào bột
Cách chế biến: làm chín bằng cách luộc trong nước sôi.
Nhân bánh: lòng son
Với nhĩa thứ hai, vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ được miêu tả qua những chi tiết nào?
 2/ Vẻ đẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ:
Hình thức?
Hình thức: xinh đẹp
Phẩm chất?
Phẩm chất: trong trắng dù gặp bất kỳ cảnh ngộ gì vẫn giữ được son sắt thủy chung.
Thân phận ?
Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
Trong hai nghĩa đó nghĩa nào tạo nên giá trị bài thơ? Vì sao?
Ở lớp nghĩa thứ 2: HXH đã thể hiện một thái độ trân trọng nâng niu cái đẹp, phẩm chất trong trắng thủy chung son sắt và cảm thương cho thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hai chữ “ thân em” mở đầu bài thơ nói lên nỗi đau thân phận. Thân phận cay đắng của HXH tiêu biểu cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của HXH có sự gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao khiến cho thơ bà tự nhiên mềm mại, gần gũi với đời sống, mặt khác khiến cho thơ bà da diết thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người. 
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
 1/ Nghệ thuật:
- Bài thơ đã vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật 
- Giọng điệu mềm mại, trong sáng, giàu sức gợi cảm, đậïm đà tính dân tộc
- Bài thơ mang nhiều tầng ý ngĩa
Qua bài thơ nhà thơ đã thể hiện thái độ gì?
 2/ Nội dung:
- Thể hiện niềm thông cảm sâu sắc đồng thời ngợi ca trân trọng những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ.
HĐ 4: Luyện tập
HS tìm những bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “ thân em”.
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học thuộc bài thơ nắm nội dung ý nghĩa
Đọc thêm “ Sau phút chia ly”
Tìm hiểu thể thơ cách gieo vần.
Tìm hiểu nghệ thuật của đoạn thơ.
Phân tích tâm trạng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 25
B. SAU PHÚT CHIA LY
(Trích: Chinh phụ ngâm khúc) - Hướng dẫn đọc thêm
Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Hiểu và cảm nhận trong nỗi sầu chia ly của người vợ có chồng đi trận là niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và oán ghét chiến tranh phi nghĩa. 
Kĩ Năng: Đọc và cảm nhận được giá trị ngôn từ của đoạn trích và phân tích thể thơ song thất lục bát
Thái độ: GD HS sự căm ghét chiến tranh, yêu hòa bình, thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa 
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Nghiên cứu soạn bài.
Trò: Đọc kỹ bài, trả lời.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Ổn định:
	2/ Kiểm tra:
Đọc bài thơ “ Bánh trôi nước” và cho biết bài thơ có mấy lớp nghĩa và nghĩa nào tạo nên giá trị bài thơ?
Đọc bài thơ “ Bánh trôi nước” và phân tích lớp nghĩa thứ hai của bài thơ.
	3/ Bài mới:
Ngoài những bài ca, điệu hát mượt mà, gợi cảm do người Việt Nam ta sáng tạo ra, còn có thể loại ngâm khúc rất đặc sắc có khả năng diễn tả tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người. Đó là thể loại “Chinh phụ ngâm khúc” mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GVhướng dẫn HS đọc và tìm hiểu thể thơ
B. Sau phút chia ly:
I/ Tìm hiểu chung:
Đọc chậm , buồn thể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi sầu của người chinh phụ
GV đọc, HS đọc -> nhận xét.
GV giải nghĩa cho HS hiểu thế nào là chinh phụ ngâm khúc.
Em hiểu thế nào về thêå thơ song thất lục bát
Thể thơ song thất lục bát:
Gồm 2 câu 7, 1 câu 6 và 1 câu 8 hợp thành 1 khổ liên tục trong cả bài thơ.
Cách hiệp vần:
C 1: tiếng 7 ( trắc ) vần với tiếng 5 của câu 7-2
C 2: tiếng 7 ( bằng ) vần với tiếng 6 của câu 3
C 3: tiếng 6 vần với tiếng 6 của câu 4
C 4: tiếng 8 vần với tiếng 5 của câu 7 kế ( bằng )
Đoái có nghĩa là gì?
Đoái : ngoái nhìn, nhìn lại, dõi nhìn
HĐ 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II/ Đọc – Hiểu văn bản:
Ơû đoạn trích này là tâm trạng của ai?
Đó là tâm trạng gì?
Vì sao người vợ lại có tâm trạng ấy?
Người chồng đi vào nơi xa lắc, mịt mù nguy hiểm vợ còn biết làm gì hơn là trở về với buồng cũ chiếu chăn với cuộc sống cô đơn quạnh quẽ.
Đoạn trích được thể hiện qua 3 khổ thơ mỗi khổ có 4 câu. Mỗi khổ là 1 khúc ngâm
Khúc ngâm 1
 1/ Khúc ngâm thứ nhất:
Khúc ngâm 1 vẻ ra cảnh chia ly bằng biện pháp nghệ thuật gì?
Chàng thì đi >< thiếp thì về
Cõi xa mưa gio ù >< buồng cũ chiếu chăn
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
=> sự cách ngăn tâm trạng buồn khổ của nỗi sầu chia ly.
Trong giây phút chia ly con mắt của người vợ vẫn đăm đắm trông theo chồng nàng chỉ thấy gì?
Hình ảnh mây biếc núi xanh ở đây có ý nghĩa gì?
Mây biếc núi xanh -> hình ảnh thật - tượng trưng cho không gian mênh mông của nỗi sầu chia ly.
Khúc ngâm 2
 2/ Khúc ngâm thứ hai:
Các địa danh được nói đến có phải là địa danh của Việt Nam không?
Nỗi sầu ấy được gợi tả thêm như thế nào?
Chàng còn ngoảnh lại > < thiếp hãy trông sang
Các tên riêng ấy được lặp lại một cách có dụng ý để làm gì?
Lối hoàn vòng tròn là một biện pháp nghệ thuật người dịch hay sử dụng -> tâm trạng triền miên, không gia xa cách mênh mông bao la của kẻ ở người đi.
Trong 4 câu này tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Phép đối, điệp ngữ, đảo vị trí 2 địa danh Hàm dương, Tiêu Tương
Nó có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
Sự chia ly về cuộc sống thể xác trong khi tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó tha thiết.
=> Nỗi sầu chia ly tăng cao.
Khúc ngâm thứ 3
 3/ Khúc ngâm thứ ba:
Qua khúc ngâm thứ 3 nỗi sầu chia ly được gợi tả như thế nào?
Cùng trông lại > < cùng chẳng thấy, xanh xanh, xanh ngắt.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khúc ngâm thứ ba?
-> phép đối, điệp từ, điệp ý 
Các điệp từ và cách nói về ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia ly?
=> gợi sự mênh mông của đất trời, sự xa xôi cách trở.
Câu hỏi ở cuối bài muốn nói lên điều gì?
“ ai sầu hơn ai?” -> nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ đã lên đến cực độ.
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết:
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giọng điệu của đoạn thơ?
 SGK
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc gì?
GV: Đọc bài “Mòn mỏi” – Thanh Tịnh
 Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói tỏa mờ
Có bóng tình quân muôn dặm ruổi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ
 Xa nhìn bên cõi trời mây
Chị ơi em thấy một cây liễu buồn
Bên rừng em hãy lặng nhìn theo
Có phải chăng em ngựa xuống đèo?
Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi
Trên mình ngựa hí, lạc vang reo
 Bên rừng ngọn gió rung cây
Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương
Tên chị ai gieo giữa gió chiều
Phải chăng em hỡi, tiếng chàng kêu?
 Trên dòng sông lặng em nhìn thử
Có phải chăng người của chị yêu
 Sóng chiều đùa chiếc thuyền nan
Chị ơi con sáo gọi ngàn bên sông
 Ô kìa bên cõi trời đông
Ngựa ai còn ruổi dặm hồng xa xa
Này lặng em ơi lặng lặng nhìn
Phải chăng mình ngựa sắt hồng in
Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống
Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm
 Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi trên ngựa chiếc yên vắng người
HĐ 4: Luyện tập
	a/ Mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
	b/ Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh:
	* xanh của mây, của núi, của ngàn dâu
	* xanh nhàn nhạt chung chung, xa xa bao trùm cảnh vật ( xanh xanh )
	* xanh ngắt: một màu xanh bao trùm cảnh vật
	c/ Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ: nỗi sầu tăng dần theo các màu xanh.
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học thuộc đoạn thơ
Nắm được nỗi sầu của người chinh phụ qua từng khúc ngâm.
Chuẩn bị bài “quan hệ từ” đọc và trả lời câu hỏi SGK vào vở bài soạn.
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 26
Ngày soạn: 07/10/2010
Tiết: 27	 	 QUAN HỆ TỪ 
A/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ .
Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
Thái độ: HS có ý thức sử dụng đúng quan hệ từ khi nói và viết.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ.
Trò: SGK, vở bài tập 
C/ Kiểm tra bài cũ:
Trong những trường hợp nào thì ta sử dụng từ Hán Việt – Cho ví dụ minh họa.
Lạm dụng từ Hán Việt có tác hại như thế nào ? Nói như thế nhưng tại sao người Việt Nam lại thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người?
D/ Bài mới:
	GV gọi 1 HS đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và tìm các quan hệ từ được dùng trong bài thơ (HS trả lời-GV nhận xét, ghi điểm). Ở bậc tiểu học các em đã có dịp làm quen với từ loại này, nhưng cách sử dụng như thế nào cho phù hợp khi nói và viết. Bài học “Quan hệ từ “ hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: Tìm hiểu quan hệ từ là gì?
I/ Quan hệ từ là gì?
GV cho HS xác định các quan hệ từ trong VD trang 96,97
a/ của, b/ như, c/ bởi  nên, và
Những quan hệ từ trên có tác dụng liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau?
a/ Đồ chơi  chúng tôi
b/ Mị Nương  hoa 
c/ Bởi tôi   nên tôi  và
Những quan hệ từ đó biểu thị những mối quan hệ gì?
a/ quan hệ sở hữu
b/ quan hệ so sánh
c/ quan hệ nhân quả
Qua đó em hãy cho biết thế nào là quan hệ từ?
Quan hệ từ là từ dùng để biểu thị quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD: Cuốn sách của tôi rất đẹp.
HĐ 2:GV hướng dẫn HS cách sử dụng quan hệ từ
II/ Sử dụng quan hệ từ:
HS quan sát VD 1,2,3o73 mục 2 /tr 97
Trong Vd 1/ 97 GV dùng hình thức trắc nghiệm để Hs lưu ý trường hợp nào dùng quan hệ từ thì khoanh tròn ở chữ cái của câu. Trường hợp nào không dùng quan hệ từ thì cứ giữ nguyên.
b, d, g, h -> dùng quan hệ từ
Khi nói viết có phải lúc nào cũng bắt buộc dùng quan hệ từ không? Vì sao?
Có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ nếu không dùng quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không không rõ nghĩa.
VD: Tôi làm việc ở nhà.
 # Tôi làm việc nhà.
Có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.
VD: Khuôn mặt cô gái rất đẹp.
HĐ 3:GV hướng dẫn HS tìm hiểu những cặp quan hệ từ thường dùng.
III/ Những cặp quan hệ từ thường dùng:
Tìm những quan hệ từ có thể dùng thành cặp với những quan hệ từ sau: nếu , vì , tuy, hễ , sở dĩ  .
* Nếu  thì
* Vì  nên
* Tuy  nhưng
* Hễ  thì
* Sở dĩ  vì, bởi vì ,là do,tại vì.
GV gọi Hs đặt câu có dùng quan hệ từ
VD: Nếu tôi thuộc bài thì tôi không bị phạt.
HĐ 4: Luyện tập: HS thảo luận nhóm
	BT 1/98: HS xem lại VB “ Cổng trường mở ra” từ đoạn “ Vào đêm  kịp giờ” tìm quan hệ từ có trong đoạn văn: của, với, như, mà, là, cũng như
	BT 2/ 98: HS điền quan hệ từ: với, va,ø với, nếu  thì, và.
	BT 3 / 98: HS dùng hình thức trắc nghiệm đúng sai
	* Đúng: b, d, g, i, k, l.
	* Sai: a, c, e, h
	BT 4/ 99: HS về nhà viết đoạn văn
	BT 5 / 99: a/ Nó gầy nhưng khỏe -> khen
	 b/ Nó khỏe nhưng gầy -> chê
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Nắm được thế nào là quan hệ từ? Trường hợp nào dùng quan hệ từ và trường hợp nào không dùng quan hệ từ.
Các cặp quan hệ từ thường dùng
Soạn “ Luyện tập cách làm văn biểu cảm”
	Đề : Loài cây em yêu ( cây dừa)
	Phân tích được đề văn biểu cảm
	* Thể loại
	* Đối tượng
	* Tình cảm cần thể hiện
	Đặt những câu hỏi tìm ý, lập dàn ý
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 27
Ngày soạn: 07/10/2010
Tiết: 28 	 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN 
BIỂU CẢM 
A/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Luyện tập các thao tác làm văn văn biểu cảm : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
Kĩ năng : Rèn kĩ năng tư duy, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước khi làm bài.
Thái độ : GDHS lòng yêu thiên nhiên, thể hiện tình cảm trong sáng, chân thật.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ.
Trò: SGK, vở bài tập 
C/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm? 
D/ Bài mới:
Ở tiết trước các em đã biết các bước khi làm bài văn biểu cảm . Tiết học này ta sẽ thực hành luyện tập cách làm bài văn biểu cảm .
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1 : GV cho HS tìm hiểu đề tìm ý
1/ Tìm hiểu đề tìm ý :
GV ghi đề lên bảng
Đề : Loài cây em yêu ( Cây dừa )
GV cho HS thảo luận
Tìm hiểu đề :
 a/ Tìm hiểu đề :
 * Thể loại
Thể loại : văn biểu cảm
 * Đối tượng
Đối tượng : loài cây (cây dừa )
 * Tình cảm cần thể hiện
Tình cảm : yêu
Tìm ý : 
 b/ Tìm ý :
Vì sao em yêu cây dừa hơn những loài cây khác ? ( Không miêu tả thuần túy cây dừa )
Cây dừa có những đặc điểm gì gợi cảm ?
Nó có mối quan hệ như thế nào trong đời sống con người
Cây dừa đem lại cho em và gia đình những gì trong đời sống vật chất, tinh thần ?
HĐ 2 : GV – HS lập dàn ý
2/ Lập dàn ý :
Dàn ý bài văn biểu cảm gồm có mấy phần ?
Trong phần mở bài em phải làm gì ?
I/ Mở bài :
Cây dừa là loài cây em yêu quí nhất.
Nó gắn bó mật thiết với em và gia đình.
Phần thân bài em nêu những ý nào ?
II/ Thân bài :
Cây dừa có những đặc điểm nào gợi cảm xúc nơi em ?
a/ Đặc điểm gợi cảm của cây dừa :
Cây mọc thẳng đứng, rễ bám sâu vào đất như những con người kiên trung, bất khuất. 
Những buồng trái ôm lấy thân cây chẳng khác nào những đứa con ôm lấy nách mẹ không muốn rời xa.
Tàu lá xòe rộng như những cây dù che nắng.
Cây dừa có những ích lợi gí trong cuộc sống con người ?
b/ cây dừa trong cuộc sống con người :
Thân cây dừa chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống con người.
Lá dừa làm chất đốt, que dừa làm chổi, dụng cụ bắt cá tép, những giỏ đựng hoa quả.
Vỏ dừa chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Trái dừa tươi làm mước giải khát. Dừa khô dùng để chế biến các món ăn, làm kẹo, ép dầu, xuất khẩu...
Gáo dừa làm than hoạt tính có giá trị xuất khẩu cao.
Cây dừa đem lại cho em và gia đình những gì trong cuộc sống ?
c/ Cây dừa troing cuộc sống của em và gia đình :
Hàng ngày đi học dưới những hàng dừa, bóng dừa như những cây dù che nắng đưa bước chân em tới trường.
Những buổi trưa hè nóng nực những tàu lá dừa như những cánh quạt khổng lồ vi vu theo gió.
Dừa đem lại cho gia đình em một khoản thu nhập khá lớn. Nó giúp mẹ đỡ đần phần sinh hoạt phí hàng ngày của gia đình.
Tình cảm của em đối với cây như thế nào ?
III / Kết bài :
Em yêu mến cây dừa.
Chăm sóc bảo vệ cây.
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài :
Nắm lại các bước làm văn biểu cảm và đặc điểm văn biểu cảm chuẩn bị làm bài viết.
Soạn bài 8
1/ Nắêm được thời diểm trong bài  « cảnh Đèo Ngang’’.
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả như thế nào ?
Tâm trạng của tác giả. Nghệ thuật của bài.
2/ Tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi gặp lại bạn.
Nhà thơ tiếp đãi bạn như thế nào ?	
Tình bạn của tác giả là tình bạn như thế nào ?
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 28

Tài liệu đính kèm:

  • docGA7 TUAN 7.doc