Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27, 28 : Ôn tập về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27, 28 : Ôn tập về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất

A-Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.

-Thế nào là tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

-Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sông hàng ngày.

B-Tổ chức các hoạt động dạy học:

 GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo yêu cầu sau:

Bài 1 : So sánh tục ngữ với thành ngữ? Cho ví dụ?

*Hướng giải:

+ Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói,đều dùng hình ảnh để diễn đạt,dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.

 

docx 93 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2131Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27, 28 : Ôn tập về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
Học kì II- Năm học 2010-2011
Tiết 27,28: Ôn tập tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tiết 29,30: Ôn tập câu đặc biệt và câu rút gọn
Tiết 31,32: Ôn tập văn nghị luận
Tiết 33,34: Các văn bản nghị luận.
Tiết 35,36: Ôn tập về trạng ngữ
Tiết 37,38: Ôn tập văn chứng minh
Tiết 39,40: Ôn tập các phép biến đổi câu
Tiết 41,42: Ôn tập các phép biến đổi câu (tiếp)
Tiết 43,44: Phép lập luận giải thích
Tiết 45,46: Lập luận giải thích qua 2 văn bản “Sống chết mặc bay” và 
 “Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu”
Tiết 47,48: Phép liệt kê và các dấu câu (dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, 
 dấu chấm phẩy)
Tiết 49,50: Cảm thụ văn bản “Ca Huế trên sông Hương” và “Quan Âm 
 Thị Kính”
Tiết 51,52: Ôn tập học kì II
 Ngày soạn : /01/2011
Ngày dạy: / 01/2011
TIẾT 27, 28 : Ôn tập về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất.
A-Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
-Thế nào là tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
-Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sông hàng ngày.
B-Tổ chức các hoạt động dạy học:
 GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo yêu cầu sau:
Bài 1 : So sánh tục ngữ với thành ngữ? Cho ví dụ?
*Hướng giải:
+ Giống nhau : Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói,đều dùng hình ảnh để diễn đạt,dùng cái đơn nhất để nói cái chung và đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống.
+ Khác nhau :
-Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức là cụm từ cố định.
Ví dụ : Đúng mũi chịu sào,cao như sếu...
-Còn tục ngữ thường là câu nói hoàn chỉnh.
Ví dụ : Tấc đất,tấc vàng.
-Thành ngữ có chức năng định danh-gọi tên sự vật,gọi tên tính chất,trạng thái hay hành động của sự vật,hiện tượng.
Ví dụ : Con Rồng cháu Tiên.
-Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một phán đoán hay kết luận,một lời khuyên.
*Kết luận :
-Thành ngữ chưa được coi là một văn bản. Tục ngữ được coi như một văn bản đặc biệt,một tổng thể thi ca nhỏ nhất.
Bài 2: Phân biệt tục ngữ và ca dao?
*Hướng giải:
-Tục ngữ là câu nói, ca dao là lời thơ và thường là lời thơ của những bài dân ca.
-Tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình.
-Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người.
Bài 3 : 
Câu tục ngữ : "Tôm đi chạng vạng,cá đi rạng đông"
A-Nói về thời gian đi kiếm mồi của tôm và cá.
B-Nói về thời gian thích hợp để đánh bắt tôm cá
C- Có thể hiểu theo cả hai ý A và B.
*Hướng giải: Khoanh vào ý C
Bài 4 : Xác định vế câu tục ngữ và cách gieo vần ở câu tục ngữ bài 3?
*Hướng giải:
-Vế câu tục ngữ : Đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức.
 +Vế 1 : Tôm đi chạng vạng
 + Vế 2 : Cá đi rạng đông.
-Gieo vần lưng : Vang- dạng.
Bài 5 : Giải thích và bình luận câu tục ngữ :" Tấc đất,tấc vàng"
*Hướng giải:
 I-Mở bài :
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời>Nghề nông là căn bản của hàng triệu con người Việt Nam.Đồng ruộng,đất đai...gắn liền với cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà>đã có biết bao câu ca,bài hát nói về giá trị của đất đai,ruộng vườn...nhưng ngắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ "Tấc đất,tấc vàng"
II- Thân bài :
-Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ,ý nghĩa.
-Bình luận
III- Kết bài.
-Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị của đất : đát quý như vàng,đất quý hơn vàng. Nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng,giũ gìn bảo vệ đất đai,không ai được phá hoại đất đai,lãng phí đất đai.Nhà nông phải chăm bón,vun xới cho vườn tược,ruộng rẫy được màu mỡ,tươi tốt.đất nuôi sống con người-đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý : "Tấc đất,tấc vàng" Bài 2 : Từ dàn ý chi tiết trên,em hãy viết hoàn chỉnh thành bài văn.
-HS viết trong khoảng thời gian là một tiết -> Gv yêu cầu học sinh trình bày ->HS nhận xét ->GV tóm lược các ý chính
C-Hướng dẫn học sinh học bài:
-Ôn tập lại các kiến thức về câu tục ngữ.
-Sưu tầm thêm các câu tục ngữ ở địa phương.
 Ngày soạn : /01/2011
 Ngày dạy: / 01/2011
TIẾT 29,30: 
Ôn tập câu đặc biệt và câu rút gọn
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.
-Củng cố lại các kiến thức về câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Vận dụng lí thuyết để thực hành làm các bài tập cụ thể.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học :
GV : Tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau :
Bài 1 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt? Cho ví dụ ?
* Hướng giải:
- Câu rút gọn : Có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn,làm cho câu có cấu tạo CN-VN bình thường.
- câu đặc biệt : Không thể có CN hoặc VN.
 Ví dụ : 
+ Câu đặc biệt : " Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả,cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
+ Câu rút gọn : 
 A- Chị gặp anh ấy bao giờ ?
 B- Một đêm mùa xuân.
Bài 2 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu rút gọn và câu bình thường. Cho ví dụ?
* Hướng giải .
+ câu rút gọn : Được lược bớt một hay một số thành phần và có thể dựa vào tình huống để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn.
 Ví dụ :
A- Hôm nào bạn đi thi?
B- Ngày mai.
+ Câu bình thường : Có cấu tạo đủ CN và VN.
Ví dụ : Trời mưa.
 CN VN
Bài 3 : Chỉ ra sự khác biệt giữa câu đặc biệt và câu bình thường ? Cho ví dụ?
*Hướng giải.
- câu đặc biệt : Không có cấu tạo mô hình CN - VN
Ví dụ : Hà Nội năm 2010. Đây là thời gian tổ chức lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long.
- Câu bình thường : cấu tạo theo mô hình CN- VN.
Ví dụ : Sáng sớm ,tôi đi học.
 CN VN
Bài 4 : xác định câu đặc biệt,câu rút gọn trong các ví dụ sau :
a- Đoàn trưởng Thăng cố bậm môi trườn người lên dốc. và hướng lên dốc núi tiếp theo.
b- Cả đoàn người nhốn nháo hẳn lên. Tiếng reo,tiếng vỗ tay.
c- Xuân Bái,ngày 19 tháng 2 năm 2009
 Tôi đi học,Ngữ văn ở trường.
d- Tôi đi đén trường học trong niềm vui của tuổi thơ. Đến lớp,lại càng vui hơn nữa.
Hướng giải:
a- Câu rút gọn : Và hướng mắt lên dốc núi tiếp theo.
b- câu đặc biệt : Tiếng reo, tiếng vỗ tay.
c- Câu đặc biệt : Lam Sơn, ngày 19/2/2009.
d- Câu rút gọn : Đến lớp,lại càng vui hơn nữa.
Bài 5 : các câu đặc biệt sau đây có tác dụng cụ thể gì ?
a- Ghê thật ! Nó dám nói với tôi theo cái giọng của người lớn như thế đấy.
b- Gió .Mưa.Não nùng.
c- Đà Nẵng.Mùa xuân năm 1968 .Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
Hướng giải.
a- Bộc lộ cảm xúc
b- Liệt kê.
c- Xác định nơi chốn,thời gian.
Bài 6: Câu văn sau đây,dựa vào các hoàn cảnh nói cụ thể,hãy chỉ rõ nó có thể được rút gọn những thành phần khác nhau như thế nào?
 " Tôi mua cuốn sách này ở Huế "
A- Ai mua cuốn sách này ở Huế?
- Tôi.
B- Bạn mua gì ở Huế?
- Cuốn sách này.
C- Bạn làm gì ở Huế ?
-Mua cuốn sách này.
D- Bạn mua cuốn sách này ở đâu?
- ở Huế.
Hướng giải.
A- Rút gọn thành phần vị ngữ (và cụm DT ),trạng ngữ.
B- Rút gọn thành phần : CN- Vn và Trạng ngữ.
C- Rút gọn : Chủ ngữ, Trạng ngữ.
D- Rút gọn : CN -VN ,( Cụm DT )
C- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà .
-Ôn tập lí thuyết về câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Hoàn chỉnh lại các bài tập .
 Ngày soạn : /02/2011
 Ngày dạy: / 02/2011
TIẾT 31,32: 
 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A.Kiến thức chung.Giúp HS nắm được 
1-Nhu cầu nghị luận
 Trong cuộc sống con người thường gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng những phương thức biểu đạt khác nhau. Có lúc trong giao tiếp con người phải bộc lộ, phát biểu thành những lời nhận định, suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tình huống này nhất định phải dùng phương thức nghị luận.
 Phương thức nghị luận có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt cho con người, giúp con người hình thành những tư tưởng sâu sắc trong đời sống.
2-Thế nào là văn nghị luận
 Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
 Một số bài văn nghị luận thường đựơc sử dụng trong đời sống: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận.
3-Đặc điểm của văn nghị luận
 Văn nghị luận bao giờ cũng hướng tới giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế đời sống đặt ra, đồng thời cũng xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó
 a-Luận đề
 Là vấn đề cần nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề bài, yêu cầu chúng ta cần giải quyết.
 b-Luận điểm
 Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận. Đó là những ý kiến hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể có chứa một hoặc nhiều luận điểm. Trong một luận điểm lại có thể phân thành nhiều luận điểm nhỏ. các luận điểm nhỏ ấy tương đối độc lập với nhau nhưng cùng quy về luận điểm để làm sáng rõ cho luận điểm.
 Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát dưới dạng một câu văn – một câu khẳng định hay phủ định., có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn. Luận điểm có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn.
 Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể triển khai trong một đoạn hay nhiều đoạn.
 c-Luận cứ
 Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một lận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.
 Luận cứ làm căn cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng được nêu ra để làm rõ nội dung cho luận điểm.
 + Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có lí, có tình.
 + Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế ( nếu nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội ) hoặc lấy từ các tác phẩm văn học ( nếu vấn đề nghị luận thuộc lĩnh vực văn học ).
 d-Lập luận
 Là cách lựa chọn sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc, người nghe đến kết luận. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thhì sức thuyết phục càng cao
4-Mô hình tổng quát của một bài văn nghị luận
 a-Mở bài
Dẫn dắt vấn đề rộng hơn rồi thu hẹp, dẫn đến việc giới thiệu vấn đề.
 b-Thân bài
 Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có 1 luận điểm, các luận điểm đều tập trung làm nổi bật luận đề ở phàn mở bài.
 c-Kết luận
 Tổng hợp lại các luận điểm đã trình bày, đánh giá, gợi mở, nâng cao...
5-Kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn
 a-Xây dựng đoạn văn
 *Về hình thức
 Đoạn văn được quan niệm là phần văn bản tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( không kể những chỗ xuống dòng, lùi vào đầu dòng do phải trích dẫn tư liệu chứng minh ).
 *Về nội dung
 Đoạn văn thường thể hiện một luận điểm, chứa 1 ý diễn đạt tương đối hoàn chỉnh ( có thể 1 luận điểm triển khai bằng 2 -> 3 đoạn văn ).
 *Về cấu trúc
 Đoạn văn thường là 1 tập hợp câu nối tiếp nhau và đựơc liên kết với nhau bằng các phép liên kết cả về nội dung lẫn hình thức.
 b-Phân loại
 *Về cách thức: có các đoạn văn chứng minh, giải thích, bình luận, bình giảng...
 *Về chức năng: có đoạn viết đặt vấn đề, đoạn triển khai vấn đề, đoạn  ... g nhất thiết phải có luận điểm cơ bản.
- Luận điểm cơ bản nhưng không nhất thiết phải có hệ thống luận điểm chi tiết.
Hướng giải : Đánh dấu ( X ) vào ô trống thứ nhất.
Bài 3 : Lập dàn ý cho đề văn sau đây :
 Do không được nghe giảng về câu tục ngữ " Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền ",nhiều người không hiểu những từ Hán Việt ấy nghĩa là gì ,người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không ? Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu?
Hướng giải:
A -Mở bài : Giới thiệu vấn đề giải thích : Câu tục ngữ " Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền "
B- Thân bài : Giải thích các nội dung :
1-Nghĩa của câu tục ngữ :
- Nghĩa các từ Hán Việt :
 + Các từ chỉ số thứ tự : Nhất ( đứng đầu) ,nhị (thứ hai ), Tam (thứ ba).
 + Các từ chỉ nghề : Trì ( ao -> nuôi cá ), Viên ( vườn - > trồng cây, làm vườn ), điền ( ruộng - > làm ruộng,trồng lúa,hoa màu )
 + Nghĩa của cả câu : Trong các ngành nghề làm cho kinh tế nông thôn phát triển thì đứng đầu là đào ao,thả cá,thứ hai là nghề làm vườn,thứ ba là nghề làm ruộng .
2- Người xưa muốn gửi gắm :
- Con người cần biết khai thác tốt điều kiện,hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải,vật chất bên cạnh nghề làm ruộng.
3-Cơ sở chân lí của câu tục ngữ :
- Từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề nhưng ở vùng nào có thể làm tốt cả ba nghề thì trật tự đó là đúng.
4- Liên hệ ngày nay : ứng dụng và phát huy kinh nghiệm ở nhiều vùng nông thôn ,nhiều trang trại ra đời,nhiều triệu phú ở nông thôn xuất hiện....
C- Kết bài : ý nghĩa của câu tục ngữ đối với đời sống ngày nay.
Bài 4 : Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài tập 3 ,em hãy xây dựng thành bài văn giải thích hoàn chỉnh.
-HS : Làm bài ,GV gọi học sinh đọc theo từng đoạn.
- GV bổ sung,sửa chữa cho học sinh.
Bài 5 : Tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài : " Sách là người bạn lớn của con ngừơi "
Hướng giải :
 A - Mở bài : Đọc sách là một nhu cầu của con người. Sách có một giá trị về đời sống,một kho báu về trí tuệ và một thế giới tâm hồn,sách giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh ( Quá khứ,hiện tại ,tương lai) về thiên nhiên,đất nước,con người...
B- Thân bài :
*Đưa ra lí lẽ dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm:
+ Sách khám phá hiện thực cuộc sống.
 - Thiên nhiên.
 - Lịch sử xã hội với những vấn đề về kinh tế,chính trị,xã hội,đất nước,con người...
+ Sách đưa ta vào thế giơi tâm hồn của con người để cảm thông,chia sẻ,hình thành nhân cách.
+ Sách cung cấp những tri thức khoa học,vẻ đẹp của ngôn ngữ,hình tượng tác phẩm,cảm thụ được cái hay,cái đẹp của văn chương.
C- Kết bài : Lợi ích của việc đọc sách. Chọn tủ sách khi đọc.
Bài 6 : Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài tập 5 ,em hãy xây dựng thành bài văn giải thích hoàn chỉnh.
-HS : Làm bài ,GV gọi học sinh đọc theo từng đoạn.
- GV bổ sung,sửa chữa cho học sinh.
Ngày soạn:
BUỔI 26 : Ôn tập văn nghị luận (tiếp)
A -Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
- Thực hành củng cố các kiến thức về văn nghị luận đã học.
- Rèn kĩ năng xây dựng dàn ý và viết bài văn nghị luận.
B- Tổ chức các hoạt động dạy học.
GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau.
Bài 1 : Em hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Để làm tốt bài văn nghị luận giải thích,cần nắm vững nhất điều gì?
 A- Cách vận dụng các dẫn chứng
 B- Cách giải thích
 C- Điều cần giải thích.
 D- Cách sắp xếp các luận điểm
Câu 2: Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục cho người đọc?
 A- Cần xác định rõ điều cần giải thích
 B- Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích
 C- Cần xác định rõ dẫn chứng giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu
 D- Kết hợp cả 3 cách làm trên.
Câu 3: Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn viết theo phép lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào?
 A- Đi từ ý nghĩa của điều cần giải thích đến nội dung và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
 B- Đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống.
*Hướng giải:
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: ý ( C)
Câu 2: ý ( D )
Câu 3: ý ( B )
Bài 2 : So sánh lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận?
* Hướng giải
+ Giống nhau: Đều lập luận về một vấn đề.
+ Khác nhau: 
 * Lập luận trong đời sống: Chỉ là kết luận của bản thân,không mang tính khái quát cao.
Ví dụ: Trời nóng đi ăn kem đi.
 * Lập luận trong văn nghị luận: Phải là những kết luận có tính khái quát cao,có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
Ví dụ: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
.
Bài 3: Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau:
 Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: Học! Học nữa! Học mãi! Em có ý kiến gì trước lời khuyên đó?
* Hướng giải:
A- Mở bài:
-Kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú.
- Cuộc sống không ngừng phát triển, cho nên con người phải nỗ lực học tập suốt đời.
- Lê- nin khuyên thanh niên: Học! Học nữa! Học mãi.
B- Thân bài:
1- ý nghĩa của lời khuyên:
 Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Phải thường xuyên học tập để nâng cao kiến thức.
2- Tại sao ta cần phải học tập?
+ Có học tập thì mới tiếp thu được tri thức:
- Học tập để nâng cao tầm hiểu biết, để làm việc có hiệu quả hơn.
-Nếu không học tập thì sẽ bị lạc hậu trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh như hiện nay.
+ Việc học tập không hạn chế tuổi tác,hoàn cảnh mà tuỳ theo ý thức của mỗi người. Có chịu khó học tập thì mới gặt hái được thành công:
- Ông giám đốc học tập để làm tốt công tác quản lí...
- Công nhân học tập để nâng cao tay nghề.
- Nông dân học tập để nắm vững khoa học kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh sản xuất.
- Nhà khoa học cũng phải nghiên cứu, học tập trong một quá trình lâu dài...
3- Mở rộng vấn đề:
- Hiện nay một số người vẫn giữ cách suy nghĩ thiển cận là không cần học, cho nên không quan tâm động viên nhắc nhở việc học tập của con cái. Trình độ dân trí thấp là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước kém phát triển.
-Học! Học nữa! Học mãi! là mục tiêu phấn đấu của thanh niên. Chúng ta phải nỗ lực học tập để có trình độ hiểu biết,có một nghề nuôi sống bản thân. Học để nâng cao kĩ năng lao động, để có đủ hành trang bước vào đời vững vàng hơn.
- Học kiến thức trong sách vở và học kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống. Học tập là nhiệm vụ quan trọng suốt cả cuộc đời.
C- Kết bài:
- Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có đủ tài đức xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp.
Bài 5 : Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài tập 4 ,em hãy xây dựng thành bài văn giải thích hoàn chỉnh.
-HS : Làm bài ,GV gọi học sinh đọc theo từng đoạn.
- GV bổ sung,sửa chữa cho học sinh.
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
-Ôn tập lại lí thuyết về phép lập luận giải thích.
- Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.
 Ngày soạn: 14 /4/ 2009
TUẦN 31 : Ôn tập học kì 2
A -Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu.
- Thực hành củng cố các kiến thức về phép liệt kê đã học;
- Nắm được nội dung cũng như về nghệ thuật của vở chèo "Quan Âm Thị Kính"
B- Tổ chức các hoạt động dạy học.
GV tổ chức hướng dẫn học sinh làm các bài tập theo hệ thống sau.
Bài 1 : Em hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1: Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?
 Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở,khóc nấc lên,khóc như người ta thổ.
 ( Nam Cao )
A- Theo từng cặp
B- Không theo từng cặp.
C- Tăng tiến
D- Không tăng tiến.
Câu 2: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì?
A- Nói lên tính chất khẩn trương của hành động.
B- Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng.
C- Nói lên tính chất quyết liệt của hành động
D- Nói lên sự phong phú của các sự vật, hiện tượng.
* Hướng giải:
Câu 1: ý C
 Câu 2: ý B
Bài 2: Em hãy kiệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính trong trích đoạn " Quan Âm Thị Kính"?
* Hướng giải.
- Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:
+ Hành động của Sùng bà tàn nhẫn, thô bạo, đanh đá: Dúi đầu Thị Kính xuống,bắt Thị Kính ngửa mặt lên,không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã...
+ Ngôn ngữ của Sùng bà: Ngôn ngữ đay nghiến, mắng niếc,xỉ vả. Mỗi lần mụ cất lời là Thị Kính thêm một tội. Mụ không cần biết phải trái, duổi Thị Kính đi vì cho rằng Thị Kính giết con trai của mình.
+ Lời lẽ của mụ: 
Khi nói về nhà mình
Khi nói về gia đình Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
- Nhà bà đây cao môn lệch tộc
- Trứng rồng lại nở ra rồng
- Đồng nát lại về Cầu Nôm...
- Chúng bay là mèo mả gà đồng.
-Mày là con nhà cua ốc
- Liu điu lại nở ra giòng liu điu
- Lời lẽ của mụ có sự phân biệt đối xử giữa thấp và cao, giũa sang và hèn. Đây không phải là quan hệ mẹ chồng- nàng dâu mà là quan hệ giai cấp giữa phong kiến và người nông dân.
 Bài 3 : Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
* Hướng giải
 Trong truyện 5 lần Thị Kính kêu oan, bốn lần tiếng kêu ấy hướng về mẹ chồng và chồng:
- Lần thứ nhất kêu oan với mẹ chồng: " Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi !"
- Lần thứ hai vẫn với mẹ chồng: "Oan cho con lắm mẹ ơi"
- Lần thứ ba kêu oan với chồng: "Oan thiếp lắm chàng ơi"
- Lần thứ tư vẫn kêu oan với mẹ chồng: "Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi !"
 Cả 4 lần kêu oan với chồng và mẹ chồng nhưng đều vô ích. Thiện Sĩ là kẻ đớn hèn, nhu nhược,hắn hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng kề vai áp má yêu thương gắn bó với hắn,hắn để cho mẹ mình hành hạ vợ,hắn là một con người vô trách nhiệm.
 Còn đối với Sùng bà, lời kêu oan của Thị Kính càng làm cho mụ ta có những lời lẽ và hành động tàn nhẫn, thiếu tình người đối với Thị Kính.
- Lần thứ 5 Thị Kính kêu oan với cha (Mãng Ông) thì mới nhậ được sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông bất lực,đau khổ. Kết cục Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng,mối tình vợ chồng tan vỡ.
Bài 4 : Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
* Hướng giải:
Việc Thị Kính " trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa giải thoát. Con đường giải thoát có hai mặt:
- Ước muốn được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính( Mặt tích cực)
- Mặt tiêu cực : Mình khổ là do số kiếp, do thân phận hẩm hiu,tìm vào cửa phật để tu tâm.
 Trong xã hội phong kiến,con đường mà Thị Kính chọn là con đường để giải thocát cho số phận, bởi người phụ nữ này chưa đủ sức ,đủ bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh. Cam chịu hoàn cảnh bằng con đường nhẫn nhục. Hành động đấu tranh của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở những lời than thân trách phận mà thôi.
C- Hướng dẫn học sinh học bài :
-Ôn tập các dạng bài tập đã làm.
- Hoàn chỉnh các bài tập trên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA BOI DUONG VAN 7(1).docx