Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Quan hệ từ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Quan hệ từ

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm quan hệ tư.

 - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng

- Nhận biết quan hệ từ trong câu.

- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

3. Thái độ

- Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng quan hệ từ để tạo lập văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN HỆ TỪ
Tiết: 27 
Ngày dạy : 28/ 09/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Khái niệm quan hệ tư.
ø - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. 
Thái độ
- Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng quan hệ từ để tạo lập văn bản. 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề. 
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Dùng từ Hán Việt có tác dụng gì? Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì? ( 5 điểm )
 Từ “ Viên tịch” dùng để chỉ cái chết của ai? ( 2 điểm )
 Có soạn bài ( 2 điềm )
 Có làm bài tập đủ ( 1 điểm )
 - Tác dụng của từ Hán Việt:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ, thô tục.
+ Tạo sắc thái cổ xưa.
 - Khi sử dụng từ Hán Việt cần lưu ý:
+ Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
+ Không nên lạm dụng từ Hán Việt khi nói hoặc viết
 Cái chết của vị hoà thượng 
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu ( có khi liên kết câu với câu trong đoạn văn), hoặc để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần của cụm từ, của câu người viết cần có một loại từ đó là quan hệ từ.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Thế nào là quan hệ từ ? 
Giáo viên dùng bảng phụ ghi mục I SGK
Học sinh đọc 
Hợp tác nhóm 3 phút
 ¬Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy xác định quan hệ từ trong những câu a, b, c
 Ø Các quan hệ từ: 
của
như 
Bởi, và, nên
 ¬ Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
 Ø Từ “ của” liên kết hai từ ngữ “ đồ chơi” – “ chúng tôi” chỉ quan hệ sở hữu
 - Như liên kết hai từ ngữ “ đẹp “ “ hoa” chỉ quan hệ so sánh
- Và liên kết hai từ ngữ: ăn uống điều độ. làm việc có chừng mực chỉ quan hệ đẳng lập 
- Bởi nên ... nối hai vế của câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, kết quả 
 ¬ Thế nào là quan hệ từ?
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ 1
 Bài tập nhanh 
 ¬ Cho biết có mấy cách hiểu đối với câu: Lòng tin nhân dân.
 Ø Có hai cách hiểu:
Lòng tin của nhân dân
Lòng tin ở nhân dân
 Việc dùng quan hệ từ hay không dùng quan hệ từ có liên quan đến ý nghĩa của câu. Vì vậy, không thể bỏ qua quan hệ từ một cách tuỳ tiện. 
 * Hoạt động 2: Sử dụng quan hệ từ 
 Giáo viên dùng bảng phụ ghi mục 1 trong phần II SGK
 ¬ Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao? 
 Ø Câu bắt buộc phải có: b, d, g, h.
 Câu không bắt buộc: a, c, e, i
 Vì nếu không dùng quan hệ từ thì câu văn không rõ nghĩa hoặc đổi nghĩa 
 ¬ Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với quan hệ từ sau đây :
Ø Nếu... thì ...
 Vì...nên...
 Tuy... nhưng.....
 Hễ.....thì....
 Sỡdĩ .....vì.....
 ¬ Đối với những quan hệ từ này có thể dùng như thế nào? 
 Ø Dùng thành cặp 
¬ Đặt câu với cặp quan hệ từ vừa tìm được 
Ø Nếu trời mưa thì đường lầy lội 
 Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen 
 Tuy nhà xa nhưng Nam luôn đi học đúng giờ 
 Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao 
 Sỡ dĩ thi trượt vì nó chủ quan 
 ¬ Khi giao tiếp ta có thể sử dụng quan hệ từ như thế nào?
 Học sinh đọc ghi nhớ 2: SGK/98
 Giáó dục kỹ năng sử dụng quan hệ từ
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Thực hiện nhóm (4 phút )
 Nhóm 1,2 : câu 1
 Nhóm 3 : câu 2
 Nhóm 4: câu 3
 Học sinh đọc bài tập 
 Hợp tác nhóm viết đoạn văn 5 phút
 Đoạn văn mẫu:
 Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
I. Thế nào là quan hệ từ ?
1. Quan hệ từ
của
như 
Bởi, và, nên
2. Ý nghĩa của mỗi quan hệ từ:
 a. Dùng để biểu thị quan hệ sở hữu
 b. Quan hệ so sánh 
c. Quan hệ đẳng lập 
d. Quan hệ nhân quả 
* Ghi nhớ 1: SGK/ 97
II. Sử dụng quan hệ từ
 1. Các trường hợp sử dụng quan hệ từ:
 - Có trường hợp bắt buộc 
 - Có trường hợp không bắt buộc 
 2. Các cặp quan hệ từ:
 Nếu... thì ...
 Vì...nên...
 Tuy... nhưng.....
 Hễ.....thì....
 Sỡdĩ .....vì.....
 * Ghi nhớ 2: SGK/ 98
III. Luyện tập
 Câu 1: Các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra: 
 Vào, của, còn, như, của , trên, như,
 Câu 2: Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống: Với, và, với, nếu.... thì, và
 Câu 3: Câu đúng 
 b. nó rất thân ái với bạn bè. 
 d. Bố mẹ rất lo lắng cho nó. 
 g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
 i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
 k. Tôi tặng anh Nam quyển sách này
 e. Tôi tặng anh Nam quyển sách này. 
 Các câu còn lại là các câu sai
 Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ:
4. Củng cố và luyện tập
 Thế nào là quan hệ từ ?
 Là những từ dùng để biểu thị quan hệ sở hữu, quan hệ so sánh, quan hệ đẳng lập, quan hệ nhân quả. 
 Quan hệ từ được dùng như thế nào?
 - Có trường hợp hợp bắt buộc.
 - Có trường hợp không bắt buộc.
 - Có trường hợp dùng thành cặp.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Nắm vững khái niệm về quan hệ từ , sử dụng quan hệ từ.
 Phân tích ý nghĩa câu văn có sử dụng quan hệ từ 
 Làm BT 5 SGK/ 99
 Chuẩn bị : Chữa lỗi về quan hệ từ : lỗi thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa, thừa quan hệ từ, dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 27 Quan he tu.doc