Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp theo)

1. Kiến thức: Hình dung được phong cảnh đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo Ngang. Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích theo bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh họa.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo ngang (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 29
	Ngày soạn:08/10/08
qua đèo ngang
	(Bà Huyện Thanh Quan)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình dung được phong cảnh đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo Ngang. Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích theo bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về vẻ đẹp của đất nước.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung tác giả, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Nêu cảm nhận của mình về giá trị của bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu khái quát về đèo Ngang và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc phần ghi chú (*) Trình bày đôi nét về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Cảnh đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?
* Em hiểu như thế nào về từ chen?
* Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào? Từ đó gợi lên một không gian , thời gian như thế nào?
* Em có cảm nhận gì về hình ảnh đèo Ngang?
* Trong phần tiếp theo tác giả tiếp tục miêu tả đèo ngang với những chi tiết cụ thể nào?
* Các chi tiết đó được tác giả thể hiện rỏ bằng những từ ngữ như thế nào?
* Qua đó em có cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả?
* Hãy chỉ ra nghệ thuật đối trong hai câu thơ ở phần luận?
* Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối?
* Hãy chỉ ra nghệ thuật chơi chữ trong phần thơ?
* Toàn cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào?
* Cảm nhận của em về không gian của bức tranh?
* Lời thơ nào nói lên nổi cô đơn của tác giả?
Hs: Một mảnh tình riêng ta với ta.
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu bài:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tân, Hà Nội. Chồng làm tri huyện Thanh Quan nên gọi bà là Huyện Thanh Quan.
* Bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú: Mổi bài có 8 câu, mổi câu có 7 chữ; gieo vần ở cuối các câu 1,2,4,6,8; phép đối ở các câu 3-4, 5-6; bài thơ có 4 phần: Đề, thực luận, kết.
2. Đọc bài:
3. Chú thích:
II. Phân tích:
1. Phần đề:
* Cỏ cây, đá, lá, hoa; chen à Cảnh vật phong phú, đan xen nhau, rậm rạp.
* Thời gian: Buối chiều với ánh nắng yếu ớt trong chiều muộn.
ằ Cảnh vật hoang sơ, vắng lặng, buồn.
2. Phần thực:
* Bức tranh có thêm hình ảnh của con người và nhà. 
* Các từ tượng hình lom khom, lác đác làm cho cảnh vật càng thêm vẽ hoang vắng.
ằ Thể hiện rỏ nổi buồn man mác của lòng người trước cảnh hoang sơ.
3. Phần luận:
* Nghệ thuật đối càng làm rỏ trạng thái, cảm xúc nhớ nước thương nhà.
ằ Bằng nghệ thuật chơi chữ, tác giả thể hiện nổi xót xa, đau buồn trước cảnh đất nước lầm than khi ngắm cảnh đèo Ngang trong buổi chiều tà.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung kiến thức, chuẩn bị bài Bạn đến chơi nhà.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:12/10/08
Tiết thứ 30
bạn đến chơi nhà
	(Nguyễn Khuyến)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm chân thành, đậm đà, bình dị, dân dã mà sâu sắc, cảm động của nguyễn Khuyến đối với bạn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Trân trọng tình bạn chân thành, sâu sắc trong cuộc sống.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chân dung Nguyễn Khuyến, tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Nêu cảm nhận của em về giá trị của bài thơ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv Nêu vấn đề về tình bạn trong cuộc sống và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc phần chú thích (*) trình bày hiểu biết của mình về tác giả và tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Chỉ ra chi tiết nhắc thời gian để xưng hô ở đầu câu? Điều đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
* Tác giả gọi bạn là Bác có ý nghĩa gì?
* Những biểu hiện đó cho thấy quan hệ tình cảm của bạn bè ở đây như thế nào?
* Chỉ ra các sản vật được tác giả nhắc đến? 
* Tác giả kể ra như vậy để làm gì và cho thấy gia cảnh của tác giả như thế nào?
* Sau khi kể các sản vật muốn đải bạn, tác giả chốt lại bằng một câu Bạn đến chơi đây ta với ta, cách thể hiện ấy có ý nghĩa gì? cụm từ nào cho thấy rỏ nhất ý nghĩa ấy?
* Phân tích ý nghĩa của cụm từ ta với ta?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiêut bài:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê ở Hà Nam, nhà nghèo, học giỏi, đổ liền ba kì thi à Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan 10 năm sau đó về ở ẩn.
2. Đọc bài:
3. Chú thích:
II. Phân tích:
1. Cảm xúc của tg khi bạn đến chơi nhà:
* Bấy lâu nay: Tỏ niềm chờ đợi bạn đã từ lâu, sự bất ngờ, vui hồ hởi khi bạn đến thăm.
* Cách gọi Bác thể hiện tình cảm thân tình, gần gũi, tôn trọng
ằ Tình bạn bền chặt thân thiết, thủy chung.
2. Hoàn cảnh gia đình:
* Tác giả đã kể ra rất nhiều nhưng sản vật muốn đải bạn: chợ, cá, gà, cải, cà,bầu, mướp nhưng tất cả đều không có. 
à Cách nói hóm hỉnh cho thấy tg rất muốn tiếp đải bạn một cách chu đáo, nhưng hoàn cảnh gia đình nghèo khó, không thể thực hiện được.
3. Tình cảm của tg đối với bạn:
* Ta với ta : Đói với tg, tình bạn thật sự quý hơn của cải vật chất.
* Cách xưng hô cho thấy tình cảm chân thành thât thiết của tác giả, bạn và ta tuy hai mà như một.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học, chuẩn bị bài Xa ngắm thác núi Lư.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:13/10/08
Tiết thứ 31-32
viết bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Đề văn, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục tiêu bài học.
2. triển khai bài: 
đề ra:
Phát biểu cảm nghĩ về một loài cây em thích nhất.
Đáp án:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về loài cây, nêu lên lý do yêu thích.
2. Thân bài: 
	- Các đặc điểm nổi bật của loài cây.
	- Sự gắn bó của em đối với loài cây.
	- Những kỉ niệm sâu sắc đối với loài cây.
	- Tình cảm của mình lúc bấy giờ và sau này của em đối với loài cây.
	- ý nghĩa của loài cây đối với bản thân.
3. Kết bài: Khái quát về tình cảm của em đối với loài cây đó.
IV. Củng cố: 
Gv Nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Cũng cố lại kiến thức về văn biểu cảm, Tìm hiểu về cách lập ý của bài văn biểu cảm.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct29-t32.doc