Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản Qua đèo ngang

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản Qua đèo ngang

 I. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo ngang

- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

 II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án

- HS: Học bài cũ+ đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài

 

doc 41 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/ 2007 Ngày dạy: Lớp 7 tiết 
 7
 7
 Tiết 29: Văn bản
 Qua đèo ngang
 ( Bà Huyện Thanh Quan )
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo ngang
- Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
 II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu sgk, sgv, soạn giáo án
HS: Học bài cũ+ đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài
B. Phần thể hiện trên lớp.
*. ổn định tổ chức: 7C
 7D
 7E
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
1.Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ “bánh trôi nước” và nêu những nét NT đặc sắc và nội dung của bài thơ.
2.Đáp án, biểu điểm -
-( 4đ’). đọc thuộc lòng và diễn cảm.
-(6đ)Bằng ngôn ngữ bình dị và đa nghĩa. Bài thơ cho thấy Hồ Xuân Hương vừa chân trọng vẻ đẹp phẩm chất, trắng trong son sắt của người phụ nữ Việt Nam vừa cảm thương sâu sắc thân phận chìm nổi của họ.
II. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1phút) Đèo Ngang là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát “Đăng hành sơn”, Nguyễn khuyến.Nguyễn Thương Hiền có bài “ Hoàng Sơn Xuân Vọng”. nhưng được nhiều người biết đến và yêu thích nhất vẫn là bài “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan. Vì sao vậy? cô trò ta.. 
?TB
GV
?KH
?TB
?KH
?TB
GV
GV
GV
?TB
?TB
GV
?TB
?TB
?KH
?TB
?TB
?TB
?TB
?KH
?TB
?TB
GV
?TB
?TB
?KH
GV
?G
?KH
?TB
?TB
?KH
?TB
?G
?TB
?TB
?
Trình bày những hiểu biết của em về bà Huyện Thanh Quan?.
Bà Huyện Thanh Quan xuất thân trong một gia đình quan lại, có nhan sắc, học giỏi, giỏi nữ công gia chánh lại có tài làm thơ nôm nên thường được cha cho bàn luận thơ ca khi có bạn thơ đến nhà. Lớn lên bà kết hôn với ông Lưu Nghi, ông Lưu là tri huyện Thanh Quan tỉnh Thái Bình, nên dù còn trẻ nhưng bà vẫn được người đời trân trọng và được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. bà là người học rộng được vua vời vào Huế phong làm chức “ Cung Trung Giáo Tập” dạy học cho các cung nữ
Nữ sĩ Thanh Quan sáng tác không nhiều, nhưng là một tài danh hiếm có cùng vơí HXH, Đoàn Thị Điểmvà đã góp phần làm vinh dự cho nền văn học Trung Đại Việt Nam chúng ta:
Đặc điểm nổi bật về hình thức NT& ND trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan?
Thơ của Bà có đặc điểm chung là trang “trọng” nhã, luôn mẫu mực và man mát buồn, giọng điệu du dương được coi là mẫu mực của thơ đường luật.
ND: Thường viết về cảnh thiên nhiên, bày tỏ lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật cảnh trong bài thơ như trong bức tranh thuỷ mặc
Bài thơ “ Qua Đèo Ngang” được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
Là một trong những bài thơ của bà được người đời truyền tụng trên đường đi Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào trong lòng. Bà đã sáng tác bài thơ này.
Bài thơ đựơc làm theo thể thơ nào? Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú? ( em hãy chỉ ra số câu, số chữ, cách gieo vần, phép đối của bài thơ)
+ Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
+ Vần gieo ở tiếng cuối câu 1,2,4,6,8
+ Phép đối ở câu 3-4; 5-6
Bài thơ có bố cục như thế nào?
- Bố cục: Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Có luật bằng trắc: Đề câu 1,2; thực 3,4; luận 5,6; kết 7,8
Đường luật là luật thơ có từ đời đường ở Trung Quốc.Không theo đúng những điều trên bị coi là thất luật( không đúng luật nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
Vần: bằng trắc; chân ( các tiếng cuối câu vần với nhau.liền : 1-2, cách: 2-4-6-8
- Luật bằng trắc:
Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng thì gọi là bt thể bằng là thanh trắc thì gọi là thể bằng trắc.
Trong tất cả các câu:
Các tiiếng thứ 1,3,5 bằng trắc tuỳ ý nhất, tam ngũ bất luận các tiếng 2,4,6 bằng trắc phải có trình tự chặt chẽ (nhị tứ lục phân minh)
 VD: 1- 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7
 1 Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà ( vần)
 t b t
 2 Cỏ cây chen đá lá chen hoa (vần)
 b t b
 3 Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 b b t t b b t
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà (vần)
 t t b b t t b
Giáo viên nêu y/c đọc: Đọc với giọng chầm chậm, buồn buồn, ngắt nhịp 4/3. Càng về cuối giọng khắc khoải, chậm nhỏ hơn đến 3 tiếng: Trời, non, nước, đọc tách ra từng tiếng. 3 tiếng “ta với ta” đọc như tiếng thì thầm mình với mình .
GV đọc một lần, hs đọc, gv nhận xét.
HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
Để giúp các em hiểu được nt& nd bài thơ chúng ta cùng tìm hiểu .
Bài thơ làm theo thể “ thất ngôn bát cú” nhưng bài thơ có nội dung rất rõ ràng chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ theo nội dung từng phần
Bốn câu thơ đầu tả cảnh gì?
- Cảnh Đèo Ngang
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào?
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.
Mở đầu bài thơ tác giả đã khắc hoạ cảnh Đèo Ngang ở một thời điểm rất cụ thể: Bóng xế tà, là khung cảnh quên thuộc thường gặp trong ca dao cổ, là thời điểm lúc ánh mặt trời đã nhạt,bóng chiều đã ngả, trời xắp tối.
Thời điểm đó thường gợi cho con người cảm giác như thế nào?
- Thời điểm lý tưởng gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Trong thời điểm gợi nhớ đó, cảnh vật Đèo Ngang được tác giả miêu tả như thế nào ở dòng thơ thứ 2?
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Có gì đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả?
- Sử dụng điệp từ “ chen” ( 2lần)
NT tiếu đối: cỏ cây chen đá/ lá chen hoa.
Cách hiệp vần: Với câu trên: Tà, đá, lá, hoa
Điệp từ “chen” trong câu thơ có sức gợi tả 1 cảnh tượng như thế nào?
- Chen: lẫn vào nhau, xâm lấn nhau không ra hàng lối gợi ấn tượng đầy chật của cỏ ở một nơi chật hẹp, cằn cỗi.
Từ đó em cảm nhận ( được) cảnh Đèo Ngang qua cách miêu tả của tác giả như thế nào?
Thiên nhiên um tùm,rập rạp, hoang dã
Chủ thể- Một người phụ nữ miền bắc đã đứng tuổi, từng trải được nhà vua mời vào cung để dạy cung nữ. Nhưng lần đầu tiên trong đời phải xa nhà, xa quê, gặp cảnh bát ngát núi rừng vừa lúc buổi chiều tà nắng vàng đang nhạt dần. Đá& cỏ cây,lá & hoả rậm rạp chen chúc. Cảnh vật phô bày vẻ hoang sơ, vắng vẻ trong lặng lẽ càng khiến cho lòng người thêm ngỡ ngàng. Cỏ gì? hoa gì? lá gì? nhà thơ không chỉ rõ. Có lẽ đó mới là cảm nhận đầu tiên chung nhất. Cảm giácôm chùm cảnh vật là lòng người hoang dại vắng lặng & gợi buồn.
Tiếp tục tả cảnh Đèo Ngang nhà thơ đã chú ý đến đối tượng nào?
- Trên kia là Đèo Ngang nhìn cảnh vật. Phóng tầm mắt xa xa nhà thơ đưa thêm vào cảnh vật 2 chi tiết: Mấy chú tiều phu, mấy ngôi nhà chợ
Hình ảnh mấy chú tiều và mấy ngôi nhà chợ được miêu tả như thế nào?
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Có ý kiến cho rằng tác giả đã phối hợp tài tình các biện pháp NT ở 2 câu thơ này? Vậy theo em đó là biện pháp NT nào?
- Phép đối lập: - đối ý nội dung câu trên/ câu dưới. Đối thanh bb t t bbt
 t t bb t t b
- Phép đảo ngữ: Cấu trúc của câu không bình thường. Diễn văn xuôi thì 2 câu ấy là:
Vài chú tiều/ lom khom ở dưới núi
 c v tr
Mấy nhà chợ/ lác đác/ ở bên sông
 c v tr
ở đây tác giả đã đảo VN lên trước CN.
-Sử dụng hình ảnh ước lệ: vài chú tiều, mấy nhà chợ( nơi người sinh sống)
Các từ láy “lác đác” “lom khom” có sức gợi tả như thế nào?
- Lom khom: gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa rừng núi rậm rạp
- Lác đác: gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
ở hai câu thực, bức tranh cảnh Đèo Ngang đã có hình ảnh con người & dấu hiệu c/s của con người. Nhưng đó là một sự sống như thế nào?
- Trên kia là cảnh Đèo Ngang nhìn cận cảnh chỉ có cỏ, cây, đá, lá hoa chen lấn sự rậm rạp. Đến đây các ấn tượng người trong cảnh , cảnh trong thiên nhiên nổi bật nhưng vẫn mờ xa nhỏ hun hút. Không nhìn thấy người kiếm củi rõ nét, chỉ thấy thấp thoáng dáng lưng cúi lom khom, vắt vẻo dưới núi xa vài ngôi nhà chợ thưa thớt. cho nên thêm cảnh thêm người nhưng hình như cái ấn tượng vắng vẻ và mênh mông, lặng lẽ & hoang tịch cứ thêm đậm, thêm thấm sâu vào lòng người xa sứ.
Nhưng hình như có dấu hiệu của con người và c/s thì cảnh vật lại tăng thêm cái vẻ heo hút quạnh vắng. Hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ, càng mờ với bóng dáng lom khom dưới núi xa. cuộc sống đã thưa thớt lại càng thưa thớt hơn với sự lác đác của lều chợ. Những số từ chỉ số nhiều nhưng thực tế lại là số ít, chẳng đáng là bao: vài, mấy. Câu thơ có đủ yếu tố của bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Thế nhưng qua cảm nhận của nhà thơ, lại gợi lên quang cảnh miền sơn cước heo hút nơi biên ải.
 Bốn câu thơ đầu của BT tả cảnh Đèo Ngang nhưng đã hé mở tâm trạng gì của nhà thơ?
- Nỗi buồn man mác của người lữ hành trước cảnh tượng hoang sơ xa lạ. & vì sao nhà thơ lại có tâm trạng như vậy?
ở bốn câu thơ đầu BT, hai câu thơ tiếp theo cảnh Đèo Ngang được tác giả cảm nhận có gì khác trước? ( Về đối tượng, âm thanh & cách tiếp cận của tác giả?
- Nếu 4 câu đầu cảnh vật Đèo Ngang được cảm nhận bằng thính giác qua âm thanh cụ thể
 Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ này?
- Sử dụng phép đối thanh, đối nghĩa giữa 2 câu, đảo trật tự cú pháp trong từng câu ( con quốc quốc đau lòng nhớ nước- cái gia gia mỏi miệng thương nhà)
Ngoài ra tác giả còn sử dụng NT chơi chữ đặc sắc. Quốc & Gia là hai từ hán việt. Quốc có nghĩa là nước. tiếng chim cuốc cuốc khắc khoải gợi nỗi nhớ nước như vua Thục Đế xưa kia than khóc nước cũ. Tiếng chim đa đa đọc chệch thành gia( Gia: nhà) gợi nỗi nhớ nhà.
Sử dụng lối chơi chữ đặc sắc nhằm mục đích gì?
- Để tạo ra hiện tượng ẩn dụ về nỗi nhớ nước, thương nhà. Tác giả mượn tiếng chim để bày tỏ lòng người, mượn chuyện vua Thục Đế mất nước hoá thành chim cuốc kêu hoài nhớ nước& âm thanh của tiếng chim đa đa để biểu lộ tâm trạng mình. Tác giả lấy cái động để tả cái tĩnh trong thi pháp cổ
Giải thích vì sao tâm trạng của tác giả trong bối cảnh đó lại là “ nhớ nước, thương nhà”?
Tác giả đang từ Thăng Long vào Phú Xuân theo chỉ dụ của Triều Đình nên “ nhớ nhà, thương nhà” là tình cảm tha thiết của đứa con tha hương nơi đất khách xa lạ, đó cũng là tình cảm phổ biến mà chúng ta thường gặp.
Nhưng còn “ nhớ nước”. Tại sao cx’ về đất nước của bà lại khắc khoải đau thương như thế? phải chăng đau lòng vì những biến đổi của xã hội kín đáo gửi vào nỗi nhớ tiếc nuối 1 thời vàng son rực rỡ đã qua đi. Nước và nhà; giang sơn & gia đình gắn liền với nhau thân thiết không rời trong cảm quan của người lữ khách. Đó cũng chính là tam trạng hoài cổ ta thường gặp trong một số bài thơ của bà ( Thăng Long thành hoài cổ, Chơi Chùa Trấn Bắc) 
Em có nhận xét gì về sự chuyển biến tâm trạng của tác giả qua 6 câu thơ trên?
Có thể nói nỗi buồn nhẹ nhàng, hiu hắt ở đầu bài thơ đã trở nên mênh mang, nặng trĩu bởi cái hoang vu, quạnh vắng của thiên nhiên, cái mờ nhạt yếu ớt của c/s. cái khắc khoải vô vọng trong tiếng chim từ một thời Thục Đế xa xôi. Vậy với nỗi buồn chất chứa ngày một th ...  hoàn toàn.
+ Những từ đoòng nghĩa hoàn toàn không phấnd biệt sắc thái biểu cảm.
+ Những từ đồng nghĩa không hoàn toàncó sắc thái ý nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ: SGK trang 144.
III . Sử dụng từ đồng nghĩa.(7phút)
1.Ví dụ:
2: Bài học
Khi nói cũng như khi viết cần cân nhắc để lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái bểi cảm.
* Ghi nhớ: SGK trang 115.
III. Luyện tập(15phút)
 Bài tập1
Bài tập 2
Bài tập 3.
Bài tập 5
ăn : sắc thái bình thường.
xơi : sắc thái lịch sự, xã giao.
chén: sắcthái thân mật, thô tục.
Bài tập 8
 Ngày soạn : 5/11/ 2007 Ngày dạy: Lớp 7 tiết. 
 Lớp 7 tiết.
 Lớp 7 tiết...
Tiết 36.Tập làm văn: 
cách lập ý cuả bài văn biểu cảm
A.Phần chuẩn bị 
I .Mục tiêu bài học: giúp học sinh 
- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi làm văn biểu cảm.
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm , nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. 
II. Chuẩn bị
1.Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án.
2.Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới 
B. Phần thể hiện trên lớp 
* ổn định tổ chức : 7C
 7D
 7E
I . Kiểm tra bài cũ ( 5phút)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
II.Bài mới : 
Giới thiệu bài( 1phút) Để mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm và để có những cách lập ý đa dạng .Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
HS
?TB
?KH
?TB
?TB
?TB
?TB
?KH
?TB
?TB
?TB
?KH
?TB
?TB
HS
?TB
?TB
?TB
?KH
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
?KH
?G
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
?TB
đọc đoạn văn SGK trang 117-118.
Em hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm của ĐV trên ?
-Đối tương biểu cảm là cây tre.
Nhớ lại bài cây tre Việt Nam ở lớp 6.Cho biết trước đoạn văn này nhà văn đã giới thiệu những đặc điểm gì của cây tre?
-Đặc điểm của tre :
Tre là người bạn thân của nhà nông
Tre gắn bó thuỷ chung với DT VN
 ĐV này tác giả viết về cây tre ở thời điểm nào ,từ ngữ nào giúp em biết được điều đó?
ĐV này tác giả giới thiệu cây tre ở thời điểm tương lai. Các từ ngữ: Rồi đây các em sẽ lớn lên , ngày maiđã cho biết thời điểm ở đây là tương lai.
Việc liên tưởng đến tương lai CNH đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
Tác giả có nhiều cảm xúc đẹp về cây tre để khẳng định sự gắn bó “còn mãi”của nó đối với DT.
+ Tre xanh vẫn là bóng mát .
+ Tre vẫn là khúc nhạc tâm tình.
+ Tre sẽ càng tươi những cổng trào thắng lợi.
 + Những chiếc đu tre vẫn vươn lên bay bổng
+ Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
Sự liên tưởng đó dựa trên cơ sở nào?
Dựa trên công dụng và sự gắn bó của cây tre với người VN trong hiện đại.
Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
Để thể hiện tình cảm của mình với cây tre. Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng phương pháp tưởng tượng và liên tưởng.
Bằng liên hệ thực tại với tương lai .Từ những công dung của tre đối với đời sống con ngời VN tác giả đã liên tưởng ,tưởng tương cây tre trong tương lai.
Đó là cách bày tỏ tình cảm yêu quý ,tự hào của tác giả đối với cây tre .
Từ sự PT ví dụ em hãy chỉ ra cách lập ý của ĐV trên?
Đoạn văn lập ý bằng cách liên hệ thực tại với tương lai .
Gọi HS đọc đoạn văn VD 2 SGK ( trang 118)
Đối tượng biểu cảm ở đoạn văn thứ 2 có gì khác trước ?
Đối tượng biểu cảm: Con gà đất ( Món đồ chơi dân gian thủa ấu thơ của tác giả )!
Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào ?
Tác giả đã say mê con gà đất bằng cách : Nối tác giả về quá khứ các món đồ chơi của mình và trong đó có con gà đất . Con gà đất được hồi tưởng lại bằng cách miêu tả lại hình dáng bên ngoài của nó là một chú gà trống đẹp mãi , oai vệ với chiếc kèn lá tơi cài vào ức để tạo ra tiếng gáy. Tiếp -> tác giả nối tới niềm vui, sự thích thú của mình khi đựơc chăm sóc, được hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai “ ò ó o” .!
Đó là niềm say mê của tác giả khi ở độ tuổi nào ?
Độ tuổi : Còn là trẻ con ( Thời quá khứ ) .
Những đồ chơi bị hỏng đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?
Gợi lên tiếc nuối trong lòng tác giả nhưng đồng thời là những kỉ niệm đánh dấu chặng đường tuổi thơ mà tác giả đã trải qua: “ Đồ chơi con trẻ , đó là nỗi vui mừng khi có được trong tay và còn là nối tiếc nuối khi bỗng dưng bị mất nó . Những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn”.
Từ đặc điểm trên của con gà đất tác giả đã phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi ? Đặc điểm ấy đã gây ra cho tác giả những suy nghĩ liên tưởng gì ?
Phát hiện ra tính mỏng manh của đồ chơi. 
Đặc điểm tác giả nhớ về những con gà đất đã lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi đã chết.
Suy nghĩ sâu sắc nhất của tác giả là đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người khát vọng hướng tới cái đẹp ( nghệ sĩ thổi kèn đồng )
Đoạn văn này lập ý bằng cách nào?
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại.
Đọc ĐV ví dụ 3 SGK trang 119.
ĐV này người viết bày tỏ tình cảm với ai?
Bày tỏ tình cảm với cô giáo.
Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ kí ức hay thực tại?
chủ yếu được bắt nguồn từ kí ức.
Tác giả đã gợi lại những kỉ niệm gì về cô giáo?
-Tác giả hồi tưởng lại những năm tháng được nghe cô giáo dạy.
+ ngồi trong lớp học của cô
+ Học được nhiều điều bổ ích
+ Nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn
+ Cô luôn yêu thương mọi người
+ Cô thất vọng khi thấy cầm bút sai
+ cô luôn luôn lo lắng cho chúng em 
đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp.
+ cô có lòng tốt và dịu hiền như mẹ.
Đó là thời gian mà người viết có mối quan hệ thường xuyên với cô giáo. chính từ quan hệ ấy mà có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc: chẳng bao giờ em có thể quên được cô.
Những suy nghĩ này có được nói ra trực tiếp với cô giáo không ? được diễn đạt bằng hình thức nào?
Không được nói ra trực tiếp mà được diễn tả trong tình huống tưởng tượng khi phải xa cô giáo.
Tưởng tượng khi phải xa cô giáo người học trò bày tỏ tình cảm thái độ đối với cô giáo ra sao?
Nhớ mãi những kỉ niệm về cô giáo, tôn vinh cô như người mẹ và hứa sẽ không bao giờ quên cô. 
Đoạn văn nào đã được lập ý bằng cách nào?
Tác giả lập ý bằng cách tưởng tượng ra tình huống giả định ( từ cực Bắc nghĩ về cực Nam, ở trên núi nghĩ về vùng biển)
Hứa hen và mong ước
Cách lập ý ở ĐV thứ 2 có gì giống với ĐV trên?
cùng lập ý theo tình huống tưởng tượng giả định từ cực Bắc ông nghĩ về cực Nam ,ở miền núi ông nghĩ về miền biển ,nơi đây chính ông nghĩ về xứ cá ,tôm.Tất cả đều thể hiện tình yêu đất nước ,khát vọng thống nhất đất nước của tác giả 
Cả 2 ĐV trên giúp em rút ra nhận xét gì?
có thể lập ý bằng cách tưởng tượng ra tình huống, hứa hẹn và mong ước.
HS đọc ví dụ 4
ĐV quan sát và miêu tả về nhân vật nào?
quan sát và miêu tả về “u tôi”
Tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh gì về “u tôi”?
miêu tả hình dáng ,nét mặt 
Hình bóng và nét mặt “ u tôi” được miêu tả nh thế nào?
- Hình bóng: đen đủi hoà lẫn với bóng tối.
Tóc đường ngôi lốm đốm dụng chỉ còn lưa thưa
- Nếp nhăn ở đơi con mắt nhăn lại, xếp lên nhau.
Hàm răng trên hếch khuyết 3 lỗ 
Gợi tả bóng dáng u và khuôn mặt u tác giả nhằm bày tỏ điều gì?
Bày tỏ lòng thương cảm và hối hận.
Tại sao tình cảm của tác giả đối với người mẹ vừa tha thiết vừa tháp thoáng nỗi buồn day dứt ân hận?
Tha thiết vì đo là tình cảm đặc biệt ruột thịt . ray dứt , ân hận vì trải qua lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi ,đói khổ vất vả, lam lũmang ngấn nước mắt và tiếng thở dài . người mẹ đã phải lặng lẽ chịu đựng để nuôi con. vậy mà đôi khi người con lại vô tình quên mất điều đó.
Tình cảm của tác giả đối với ngời mẹ được khơi nguồn từ những quan sát miêu tả trực tiếp hay trong tâm tưởng?
Khơi nguồn từ trong tâm tưởng ,suy nghĩ, liên tưởng ,tưởng tượng nhìn ra 4 phía ,chỗ nào cũng thấy bóng u. Bởi đó là tình mẫu tử thường trực trong con ngời con có hiếu. hình ảnh người mẹ luôn theo sát trong tâm tưởng của người con ,cả khi vui lẫn khi buồn.
Để tô đậm tình cảm của mình ,tác giả dùng biện pháp nghệ thuật miêu tả gì?
Đặt câu hỏi tu từ :U tôi già đi từ bao giờ?
Điệp từ: Lặp mô hình cấu trúc câu : U tôilúc nào?
chốt khi đã trưởng thành, con người chợt hiểu ra một cách sâu sắc ,cảm động về những hi sinh thầm lặng của ngời mẹ và càng xót xa, ân hận về những lỗi lầm và sự vô tình của mình .Đây là những phút tự vấn lương tâm chân thành và xúc động của con người .Nó chứng tỏ khả năng tự giáo dục của con ngời khi đã được giáo dục tốt trong cuộc sống.
Cách biểu cảm trong ĐV này có gì khác với các đoạn văn trên ?
Quan sát, suy ngẫm.
Qua PT các ví dụ, để lập ý cho bài văn biểu cảm, ta có thể làm những cách nào?
Để bài văn được người đọc tin và đồng cảm thì cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Xác định ,hình dung khu vườn nhà em từng có.Do đâu mà bỗng nhiên em lại nhớ đến khu vườn nhà
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.( 23 phút)
1.Liên hệ thực tại với tương lai.
Ví dụ:SGK trang117-118
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại 
 * ví dụ: SGK trang 118
3.Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn,mong ước.
4.Quan sát và suy ngẫm
- Để lập ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh ,ngời viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về thực tại , mơ ước tới tương lai , tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc.
- Tình cảm trong bài phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho ngời đọc tin và đồng cảm. 
II. Luyện tập(15phút)
Đề bài : cảm xúc về vườn nhà.
Muốn viết về khu vườn để bày tỏ cảm xúc với khu vườn.
 1. Lập ý
Miêu tả khu vườn để làm nổi bật cảm xúc của em .
Khu vườn đẹp đáng yêu như thế nào?-> tình cảm yêu mến
khu vườn có những kỉ niệm gì đối với em ->gắn bó
Nếu thiếu nó cuộc sống gia đình em sẽ ra sao?
Ai đã tạo lập, chăm bón khu vườn xanh tốt ->bày tỏ lòng biết ơn
Những ngày hè nóng nực khu vờn sẽ cho em cảm giác gì?-> mát mẻ thích thú.
 ? em hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
 2. Lập dàn bài.
Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà 
Thân bài: Giới thiệu lai lịch vườn
Miêu tả vườn( những nét đặc sắc nhất)
Vườn và cuộc sống buồn vui của gia đình.
Vườn và sự lao động chăm sóc của cha mẹ.
Vườn qua bồn mùa.
Kết bài: cảm xúc vườn nhà
 Ví dụ: có tiếng chim véo von ở đầu vườn ,tiểng hót trong trẻo ,ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn. Tôi chợt nhận ra cái khoảng
 vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao
 III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà.( 1phút)
 -Học thuộc ghi nhớ
- Lập dàn ý cho đề b,c,d
- Soạn bài : cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tiet 29-34.doc