Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bài 8: Đọc tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bài 8: Đọc tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam. Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa. Tìm hiểu kỹ hơn về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú theo bố cục.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bài 8: Đọc tìm hiểu văn bản: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 23/10/2006
 Ngày giảng: 27/10/2006
 Bài 8: Văn bản: bạn đến chơi nhà
 Tiết 30: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. Bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam. Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa. Tìm hiểu kỹ hơn về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Đọc diễn cảm và phân tích thơ thất ngôn bát cú theo bố cục.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo tài liệu nói về tiểu sử Nguyễn Khuyến.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
 ? Tại sao cụm từ “ta với ta” có hai từ ta mà lại chỉ một người ? Có thể thay từ cuối cùng thành 1 từ khác được hay không ? Vì sao.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 Nguyễn Khuyến là 1 trong những nhà thơ có nhiều bài thơ thật hay về cảnh làng, cảnh quê hương, về nỗi buồn, niềm vui trong cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã. Về tình bạn ông đã để lại cho đời 2 bài thơ đặc sắc: Bạn đến chơi nhà, khóc Dương Khuê. Mỗi bài một vẻ, nếu khóc Dương Khuê đau đớn, xót xa, thống thiết, nghẹn ngào khi nghe bạn qua đời đột ngột thì “Bạn đến chơi nhà” là niềm vui mừng khôn xiết, là nụ cười hiền và hóm hỉnh khi đã bấy lâu nay bạn già mới đến thăm. Bài hôm nay 
*Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi h/s đọc phần chú thích *.
? Tại sao người ta thường gọi Nguyến Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ.
- GV nhấn mạnh: Là nhà thơ ẩn dật, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, nhà thơ trữ tình của trào phúng lớn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
* Hướng dẫn đọc: - Giọng chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh, nhịp 4/3, 4/1/2.
- GV đọc mẫu cả bài, gọi h/s đọc tiếp.
- Nhận xét, bổ xung.
? Hãy nêu các chú giải 1, 2, 3, 4, 5 trong sgk.
? Quan sát số câu, chữ trong cách hiệp vần của bản bản “ Bạn đến chơi nhà”, em hãy gọi tên thể thơ của bài thơ này.
? Hãy xác định: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào.
? Em hãy hình dung diễn biến cảm xúc của tác giả khi bạn đến thăm được biểu hiện qua bài thơ.
? Đọc câu thơ 1.
? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị qua giọng điệu trong nhịp thơ.
? Trong lời thông báo bạn đến thăm có 2 chi tiết đáng chú ý. Theo em đó là những chi tiết nào.
? Thời gian “ Đã bấy lâu nay” được chủ nhà nhắc tới có ý nghĩa gì ? (nhắc để trách hay là bày tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu).
? Em có nhận xét gì về cấu trúc ngữ pháp của câu thơ ? Tác dụng của nó.
? Gọi bạn là (Bác): cách xưng hô này có ý nghĩa gì.
? Tất cả những biểu hiện trên cho ta thấy quan hệ tình cảm bạn bè ở đây như thế nào.
? Từ đây em hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà.
- GV khái quát – chuyển ý.
? Đọc 6 câu tiếp theo.
? Lẽ thường, khi bạn đến chơi, chủ nhà nghĩ đến việc thết đãi bạn để tỏ tình thân thiện, nhưng trong bài thơ này hoàn cảnh của chủ nhân có gì khác nên ông không thể tiếp bạn theo lẽ thường.
? Em hãy diễn giải tính chất “có đấy mà lại như không” của các sản vật được kể và tả trong văn bản này.
* GV nêu: Sau lời chào mừng, nhà thơ bỗng đặt trước người bạn già và trước người đọc một tình huống Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn từ lâu, bạn mới có dịp đến thăm nhưng:
- Không có người để sai, để hầu hạ tiếp khách.
- Muốn thết đãi bạn thật hậu hĩnh nhưng “chợ thời xa”.
- Tiếp bạn bằng “cây nhà lá vườn” nhưng tất cả còn đang trong dạng khả năng, dạng tiềm ẩn.
? Qua đây em có nhận xét gì về tình huống mà N. Khuyến đưa ra ở đây. 
? Cách nói lấp lửng ở đây có thể tạo ra 2 cách hiểu:
Cách 1: Đó là sự thật của hoàn cảnh.
Cách 2: Đó là cách nói cho vui về cái sự không có gì.
Em hiểu theo cách nói nào ?
? Nếu hiểu đây là hoàn cảnh thật thì em hiểu chủ nhân là người như thế nào ? Tình cảm của ông với bạn ra sao.
? Nếu hiểu đây là cách nói cho vui về cái sự không có gì để thết bạn thì ta hiểu như thế nào về hoàn cảnh sống của chủ nhân, về tính cách và tình cảm của ông dành cho bạn.
? Có ý kiến cho rằng: Nên hiểu câu thứ 7 là riêng trầu không thì có. ý kiến của em thế nào.
? Qua phân tích em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.
? Qua cách trình bày về gia cảnh vừa hóm hỉnh vừa hài hước, nói quá lên, em thấy chủ nhân phải là người như thế nào ? Tình bạn của họ ra sao.
* GV: Tình bạn của họ sâu sắc, trong sáng vì nó được xây cất trên các nhu cầu tinh thần.
Khái quát – chuyển ý.
? Đọc câu thơ 8.
? Trong câu cuối có chi tiết ngôn từ nào đáng chú ý.
? Nghệ thuật nào được sử dụng trong cụm từ này.
? Quan hệ từ (với) liên kết 2 thành phần (ta) đó là những cái ta nào.
? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, ta với ta có ý nghĩa gì.
? Có gì khác nhau trong cụm từ (ta với ta) ở bài thơ này với bài “Qua Đèo Ngang).
? Em đọc được cảm nghĩ nào của tác giả trong lời thơ cuối cùng này.
? Hãy điểm lại những đặc sắc về NT của bài thơ.
? Em cảm nhận được gì qua nội dung bài thơ.
? Đọc diễn cảm bài thơ ? Qua bài thơ em hiểu gì về Nguyễn Khuyến.
- Dựa vào chú thích tóm tắt.
- 2 h/s đọc
- Nêu chú giải.
-Nhận dạng.
- Phát biểu
- Xác định phương thức.
- Nêu bố cục.
- Ghi vở, đọc.
- Nhận xét, phát biểu.
- P. hiện, trả lời.
- P. tích
- P. tích – K.luận.
- Khái quát nội dung.
- Đọc
- P. hiện, phát biểu.
- P. tích
- Nghe
Nêu n.xét
Tự bộc lộ
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Phát biểu
-Tự bộc lộ
P.tích rút ra nghệ thuật
- Phát biểu
Đọc câu 8
Phát hiện
Phân tích
Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Tự bộc lộ
KQ nghệ thuật.
I- Đọc – tiếp xúc văn bản.
* Tác giả - tác phẩm.
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) – xã Yên Đổ, Trung Lương – Bình Lục – Hà Nam.
- Nhà nghèo nhưng thông minh. Đỗ đầu 3 kỳ thi Hương, Hội, Đình => Tam nguyên Yên Đổ.
- Làm quan khoảng 10 năm. Là nhà thơ lớn của dân tộc, sống ẩn dật.
* Đọc
* Từ khó.
* Thể thơ.
- 8 câu 7 tiếng.
- Hiệp vần 1, 2, 4, 6, 8 (nhà - xa – gà - hoa – ta) => thể thất ngôn bát cú Đường luật.
* Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả để biểu cảm.
* Bố cục:
- Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến thăm.
- Câu 2 -> 7: Cảm xúc về gia cảnh.
- Câu 8: Cảm xúc về tình bạn.
II- Đọc – tìm hiểu văn bản:
1- Cảm xúc khi bạn đến thăm.
- Lời thơ tự nhiên như lời nói hàng ngày.
- Không chỉ là thông báo mà còn là tiếng reo vui.
- Đã bấy lâu nay => nhắc tới thời gian.
- Bác => để xưng hô.
- Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu.
- Trạng ngữ chỉ thời gian đặt đầu câu thơ: Diễn tả sự xa cách nhớ mong, làm nổi bật ý thơ (TN - C - V).
- Thái độ niềm nở, thân mật và kính trọng của nhà thơ đối với bạn tri âm. Thái độ thân tình.
=> Tình cảm bạn bè bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
- Tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng.
2- Cảm xúc về gia cảnh:
- Chợ thì xa.
- Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không.
- Có thực phẩm (cá, gà) nhưng (ao sâu, vườn rộng không thể đánh bắt được).
- Có rau đủ thứ (cải, cà, mướp, bầu) nhưng chưa thể thu hái được.
- Đến miếng trầu để tiếp khách => cũng không có nốt.
=> Tình huống oái oăm.
- Có thể hiểu theo cả 2 cách đó.
- Chủ nhân là người thật thà, chất phác. Tình cảm với bạn bè chân thực, không khách sáo.
- Hoàn cảnh sống: nghèo khó.
- Tính cách: Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời.
- Tình cảm dành cho bạn: Yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác.
- không thể hiểu như vậy vì không đúng với mạch lạc của tứ thơ. Mặc dù (trầu không) là tên đầy đủ của thứ lá này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể hiểu là (trầu) không có nốt. Có như vậy mới làm nổi bật cái tinh thần cao quí hơn tất cả, chỉ có một thứ là có tất cả sẽ được chốt lại ở câu cuối.
- Giọng điệu: Hóm hỉnh, pha chút tự trào.
- Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, phép đối.
=> Trọng tình nghĩa hơn vật chất. Tin ở sự cao cả của tình bạn.
3- Cảm xúc về tình bạn.
Ta với ta.
- Quan hệ từ (với).
+ Ta: là chủ nhân (N.Khuyến).
+ Ta: là khách (bạn).
- Không còn là quan hệ tách rời mà là quan hệ gắn bó, hoà hợp.
- Ta với ta (Qua Đèo Ngang): là 1 từ chỉ sự hoà hợp trong nội tâm hồn (nhà thơ và chính mình).
- Ta với ta (Bạn đến chơi nhà) là 2 từ đồng âm -> sự hoà hợp của 2 con người trong 1 tình bạn đẹp.
=> Niềm hân hoan tin tưởng ở tình bạn trong sáng, thiêng liêng.
III- Tổng kết:
* Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên. Tình huống oái oăm. Giọng thơ hóm hỉnh, pha chút từ trào; Ngôn từ Thuần Việt.
* Nội dung: (ghi nhớ).
IV- Luyện tập.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Về học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài viết số 2.
 - Soạn bài, chữa lỗi về quan hệ từ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30 - Ban den choi nha.doc