Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 30: Bạn đến chơi nhà (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 30: Bạn đến chơi nhà (Tiết 1)

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.

- Bức tranh đậm đà hương sắc Việt Nam.

- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa.

- Tiếp tục tìm hiểu về thể thơ TNBC ĐL.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1183Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 30: Bạn đến chơi nhà (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... 
NG:.........../......./.....
Tiết: 30
Bạn đến chơi nhà
-Nguyễn Khuyến-
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, dân dã mà sâu sắc, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
- Bức tranh đậm đà hương sắc Việt Nam.
- Nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa.
- Tiếp tục tìm hiểu về thể thơ TNBC ĐL.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích theo bài thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật.
3. Thái độ:
- Thêm yêu các nhà thơ nổi tiếng của VN, hứng thú học văn
B. chuẩn bị:
GV: Chân dung nhà thơ và các tác phẩm của ông, giáo án
HS: Vở soạn, 
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Qua Đèo Ngang?
? Hiểu biết của em về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật?
 H: - Đọc thuộc lòng hai bài thơ.
Thất ngôn: 7 tiếng; Bát cú: 8 câu/ bài = 56 tiếng/ bài.
Bố cục: Đề: 2 câu: 1-2; Thực: 2 câu: 3-4; Luận: 2 câu: 5-6; Kết: 2 câu: 7-8.
- Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
- Vần: Bằng hoặc trắc; chân ( các tiếng cuối câu vần với nhau); liền: 1-2; cách: 2-4-6-8. (Tứ tuyệt: 4 câu- 3 vần; bát cú: 8 câu – 5 vần).
- Luật bằng – trắc:
Tiếng thứ 2 câu là thanh bằng thì gọi là bài thơ thể bằng, là thanh trắc thì gọi là bài thơ thể trắc.
+ Các tiếng ( nhất, tam, ngũ bất luận; 1, 3, 5; còn nhị, tứ lục, phân minh. 2,4, 6).
- Đối: các tiếng trong câu 3-4, 5-6 phải đối nhau theo từng cặp, giống nhau về từ loại(danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, ..). ngược nhau về thanh điều(bằng
III. Bài mới:
G: Tình cảm bạn bè luôn chân thành đằm thắm, đón tiếp nhau không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà vẫn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Một chút hài hước với tiếng cười vui hóm hỉnh Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta thấy tình cảm của đôi bạn già thật sâu sắc và ấn tượng.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
GV: Hồi nhỏ ông tên là Thắng. 17 tuổi đi thi cùng cha nhưng bị hỏng. Cha mất, ông phải đi dạy học kiếm sống nuôi mẹ. Phần lớn cuộc đời ông sống ở làng quê.
GV:Đọc diễn cảm bài thơ: giọng đọc dí dỏm, vui đùa...
G: Hướng dẫn H tìm hiểu các từ khó trong bài.
? Xác định thể loại và bố cục
H: Đọc câu thơ đầu.
? Trong lời thông báo bạn đến chơi nhà có hai chi tiết: 1 nhắc đến thời gian, 1 nhắc đến cách xưng hô, hãy chỉ ra những chi tiết đó?
? Cụm từ đã bấy lâu nay thể hiện tâm trạng gì của chủ nhà?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chủ nhà và bạn?(cách xưng hô đó thể hiện tình cảm gì)
? Nhưng biểu hiện đó cho thấy tình cảm ban bè ở đây ntn?
? Qua tất cả những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tâm trạng của chủ nhà khi có bạn đến chơi?
G: Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng gieo vui, đầy hồ hởi, phấn chấn khi đã bao lâu mới được bạn tới thăm. Thời gian này NK đã cáo quan về ở ẩn. ông tự cho mình đã già. Bạn ông cũng vậy.
H: đọc 5 câu tiếp theo
? Khi bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến đã gặp phải những khó khăn gì khi thiết đãi bạn?
? Em hãy chỉ ra những cái có mà lại như không có của gia chủ?
? Theo em đây là sự thật hoàn cảnh hay là cách nói cho vui về cái sự không có gì của chủ nhà?
? Qua đó em có nhận xét gì về tính cách của chủ nhà?
? Nếu hiểu đây là cách nói vui về cái sự không có gì để thết bạn, ta sẽ hiểu như thế nào về hoàn cảnh, tính cách, tình cảm của ông dành cho bạn?
G: Cái không được đẩy tới tận cùng là trầu không có, nghĩa là không có đến cả cái tối thiểu cho nghi lễ tiếp khách.
? Để nói thẳng, nói vui được như thế, chủ nhân phải là người thế nào?
? Qua đó em thấy tình cảm của đôi bạn già này ra sao?
? Theo em, trong lời thơ cuối: Bác đến chơi đây, ta với ta.
? Cụm từ ta với ta ở đây có gì khác so với cụm từ ta với ta trong bài “Qua Đèo Ngang”?
? Quan hệ từ với liên kết hai thành phần ta. đó là những cái ta nào?
? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, ta với ta có ý nghĩa gì?
? em đọc được cảm nghĩ nào của tác giả trong lời thơ cuỗi cùng đó?
? Em có nhận xét gì về nội dug và nghệ thuật của bài thơ trên?
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
G: Hướng dẫn H luyện tập.
? Vì sao có thể nói đây là bài thơ hay về tình bạn
H: -Nguyên Khuyến (1835 – 1909 ) là người thông minh, học giỏi. đỗ đầu cả 3 kì thi gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2- 3 học sinh đọc
- Bố cục gồm 3 phần: 1- 6-1
H: - Đã bấy lâu nay
- Bác.
H: Nỗi niềm chờ mong bạn đến chơi đã từ lâu.
H:Thể hiện tình cảm thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè.
H:Tình bạn bè bền chặt, thân thiết,thuỷ chung
H: Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng.
- Mọi sản vật của gia đình có mà như không.
H: Có cá, có gà, nghĩa là có thực phẩm nhưng cũng bằng không vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa, Không đánh bắt được.
- Có cải, cà, bầu, mướp nghĩa là nghĩa là có rau quả nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chửa ra cây, vừa mới nụ, vừa rụng rốn hoặc đương hoa, chưa thể thu hái được.
H: cả hai.
H: Là người thật thà, chất phác,
-Tình cảm chân thực, không khách sáo.
H: là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, là người tin ở sự cao cả của tình bạn
H: Tình bạn sâu sắc trong sáng, vì nó được xây dựng trên các nhu cầu tình cảm.
H:Trong bài Qua Đèo Ngang: hai từ ta nhưng chỉ một người, một tâm trạng
Còn trong bài Bạn đến chơi nhà: ta với ta hai từ ta chỉ hai người: Nguyễn Khuyến và ông bạn già.
H: Ta là chủ nhân (tác giả).
Ta là khách hàng (bạn).
H: Không còn là quan hệ tách rời.
Là quan hệ gắn bó hoà hợp.
H: " Niềm hân hoan, tin tưởng ở tình bạn trong sáng thiêng liêng.
- Nó bất chấp mọi khó khăn và tràn gập niềm vui
I. Tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
-Nguyên Khuyến (1835 – 1909 ) là người thông minh, học giỏi. đỗ đầu cả 3 kì thi gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
- Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích
1. Thể loại- bố cục
- Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.
- Bố cục: 3 phần
2. Phân tích:
a/ Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà:
- Đã bấy lâu nay: Nỗi niềm chờ mong bạn đến chơi đã từ lâu.
- Bác: Tình cảm thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè.
" Tình bạn bè bền chặt, thân thiết,thuỷ chung.
b/ Cảm xúc về gia đình.
- Đưa ra tình huống oái oăm có mà lại không có để tiếp bạn
- Chợ thì xa
- Mọi sản vật của gia đình có mà như không.
- Là người thật thà, chất phác, 
- Tình cảm chân thực, không khách sáo.
" Hoàn cảnh: Nghèo khó
+Tính cách: hóm hỉnh, hài hước, yêu đời.
+Tình cảm: yêu bạn, bằng tình cảm dân dã, chất phác.
" Tình bạn sâu sắc trong sáng. 
c/ Cảm xúc về tình bạn
- ta với ta 
" Niềm hân hoan, tin tưởng ở tình bạn trong sáng thiêng liêng.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật: 
3. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập:
IV. Củng cố:
? Có ý kiến cho rằng bài thơ không chỉ ca ngợi tình bạn mà còn gợi ra không khí làng quê vườn xanh cây trái. Cho biết ý kiến của em?
- Ông vốn được coi là nhà thơ của làng quê VN. Qua việc miêu tả tiếp đón bạn đã tạo ra một bức tranh làng quê với những sản vật quen thuộc mà lại đáng yêu.
? Tìm những câu ca dao, câu truyện nói về tình bạn
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Xem trước bài: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc
E. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT30.doc