Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về Quan hệ từ (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về Quan hệ từ (Tiết 3)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.

- thấy rõ được một số lỗi thường gặp về quan hệ từ Thông qua một số ví dụ cụ thể

2. Kĩ năng.

- Sử dụng có hiệu quả quan hệ từ trong nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng và hạn chế các lỗi sai về quan hệ từ.

B. CHUẨN BỊ:

 GV: Bảng phụ, Phiếu học tập.

 HS: SBT, Vở bài tập

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về Quan hệ từ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
Tiết 33
Chữa lỗi vê Quan hệ từ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.
- thấy rõ được một số lỗi thường gặp về quan hệ từ Thông qua một số ví dụ cụ thể
2. Kĩ năng.
- Sử dụng có hiệu quả quan hệ từ trong nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng và hạn chế các lỗi sai về quan hệ từ.
B. chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ, Phiếu học tập.
 HS: SBT, Vở bài tập
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích mẫu, phát vấn, thực hành......
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là quan hệ từ? Cách sử dụng quan hệ từ ?
Yêu cầu cần đạt: Ghi nhớ: 1,2 SGK.
III. Bài mới:
G: ở bài trước chúng ta đã biết thế nào là quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng ta còn mắc nhiều lỗi về quan hệ từ, vậy những lỗi thường gặp đó là lỗi nào? cách khắc phục các lỗi đó ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
G: Treo bảng phụ 2 VD mục 1.
? Trong câu 1, cụm từ “ nhìn hình thức đánh giá kẻ khác” đã rõ nghĩa chưa?
? ý của người viết ở đây là gì ( có ý dùng phụ ngữ “ đánh giá kẻ khác” để bổ nghĩa Mđ cho động từ “nhìn”)
? Muốn biểu thị ý này người viết phải dùng quan hệ từ nào?
? Tương tự như vậy trong câu 2 người viết thiếu QHT gì?
? Hãy chữa lại câu cho đúng? 
? Khi thiếu qht, nghĩa của câu văn sẽ ntn?
? Trong câu thứ nhất có mấy vế? Những vế này diễn đạt sự việc gì?
? Để diễn đạt ý tương phản dùng từ”và” có thích hợp không? vì sao?
? Vậy phải dùng ht nào để thay thế từ “và”?
? Tương tự câu thứ 2 , người viết sử dụng qht “để” đã diễn đạt đúng qhệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu chưa? vì sao?
? Vậy diễn đạt nghĩa lí do nên dùng từ gì để thay thế từ “để”?
? Xác định CN trong hai câu trên?
? Vì sao các câu đó lại thiếu CN?
? Để những câu văn này được hoàn chỉnh chúng ta cần làm gì?
? Trong câu 1, người viết muốn diễn đạt điều gì về bạn Nam?
? Người viết đã diễn đạt được nội dung đó chưa? vì sao?
? Vậy cần phải sửa lại ntn cho đúng?
? Tương tự câu 2 sai ở đâu?
? Em hãy sửa lại câu cho đúng?
? Như vậy khi dử dụng quan hệ từ chúng ta cần tránh những lỗi thường gặp nào?
? Nêu yêu cầu của bài tập 1?
Hoạt động cá nhân.
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân.
Bài tập 3: Hoạt động cá nhân.
Bài tập 4: hoạt động nhóm.
G: nhận xét, bổ sung.
H: Đọc to rõ VD trên bảng.
H: Quan hệ từ “để”, “mà”.
H: Thiếu qht: đối với.
H:Lên bảng ( đứng dưới đọc bài làm ).
H: Không rõ nghĩa.
H: Đọc to, rõ 2 VD SGK mục 2.
H: câu 1 có 2 vế, 2 vế diễn đạt 2 sự việc có hàm ý tương phản, trái ngược nhau.
H:Dùng qht” và” không thích hợp vì từ “và” biểu thị mối quan hệ bình đẳng
- Câu 1: thay từ “và”= “nhưng”.
H: Sử dụng từ “để” là không thích hợp vì vế sau có tính chất giải thích lí do tại sao nói chim sâu có ích cho nông dân, mà giải thích lí do thì dùng từ “ để” là không hợp lí.
H: Dùng từ “vì” thay từ “để”.
H: đọc to, rõ mục 3 SGK
H: Không có CN.
H: vì các qht “qua và về” đã biến CN của câu thành một thành phần khác( Trạng ngữ).
H: Cần bỏ quan hệ từ ở đầu câu đó đi.
H: Đọc to rõ mục 4 SGK
H: Nam là 1 HS giỏi toàn diện....
H: Chưa, vì dùng từ qht chưa đúng, không có tác dụng liên kết.
H: Nam....Không những giỏi về môn Toán, môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa.
H: qht không thích hợp ở vế 2 không liên kết với một bộ phận nào.
H: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ.
H: lên bảng trình bày.
H lên bảng trình bày.
hoạt động nhóm.
A: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
I. Thiếu quan hệ từ:
1. ngữ liệu: 
 Bảng Phụ.
b. Phân tích.
c. Nhận xét:
- Câu 1: thiếu qhtừ: để, mà.
- Câu 2: thiếu qht : với(đối với).
II. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:
1. Ngữ liệu: SGK:
2. Phân tích:
3. Nhận xét
- Câu 1: thay từ “và”= “nhưng”.
- Câu 2: Thay từ “để” = “vì”.
III. Thừa quan hệ từ:
- Bỏ quan hệ từ”qua”, và “về”.
IV. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
* Ghi nhớ: SGK
B. Luyện tập:
Bài tập 1:
Câu 1: thêm qht: “từ”.
Câu 2: Thêm qht:”để”. Hoặc “cho”
Bài tập 2:
Câu 1: thay “với” = “như”
Câu 2: thay “tuy” = “dù”
Câu 3: thay “băng” = “về”
Bài tập 3:
Câu 1: Bỏ qht: đối với
Câu 2: Bỏ qht: với.
Câu 3: Bỏ qht: qua.
Bài tập 4:
Qht được dùng đúng ở các câu: a, b,d, h.
câu c: nên bỏ từ “cho”
câu e: thiếu từ “của”, câu g: thừa từ “của”, 
câu i: sử dùng từ “giá” chưa phù hợp.
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Trong khi sử dụng quan hệ từ, cần tránh những lỗi gì?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ, xem lại nội dung bài học, các vd, bài tập, SGK.
- Làm bài tập 5. 
E. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT33.doc