Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm - Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm - Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.

 - Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư. Qua đó thấy được 1 số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ.

 - Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và tích luỹ vốn từ Hán Việt.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 34: Hướng dẫn đọc thêm - Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư, Phong Kiều dạ bạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/10/2006
 Ngày giảng: 3/11/2006.
Bài 9: vọng lư sơn bộc bố
 (Xa ngắm thác núi Lư) - Lý Bạch
 Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều 
 (Phong Kiều dạ bạc) - Trương Kế 
 Tiết 34 : Hướng dẫn đọc thêm 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
 - Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư. Qua đó thấy được 1 số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ.
 - Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và tích luỹ vốn từ Hán Việt.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nghiên cứu SGV.
 Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1phút)
 - Thơ Đường là 1 thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa, do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà Đường viết ra. Xa ngắm thác núi Lư là 1 trong những bài thơ nổi tiếng của Lý Bạch - ông là nhà thơ Đường nổi tiếng hàng đầu 
 * Hoạt động 3: Bài mới. (43 phút)
Hoạt động của thầy
Nội dung
- Yêu cầu: Đọc chính xác, giọng phấn chấn, hào hùng ngợi ca.
- Nhịp 4, 3, nhấn mạnh những từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc.
- Đọc từng câu (bản phiên âm) -> giải nghĩa từng từ Hán Việt -> dịch nghĩa cả câu.
- GV: đọc mẫu (phiên âm) -> h/s đọc
(cả 3 văn bản).
? Căn cứ vào nghĩa của 2 chữ (vọng) trong đề thơ và (dao) ở câu 2. Em hãy xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả.
? Vị trí này có thuận lợi gì trong quan sát và miêu tả.
? Đọc nội dung câu 1 (3 văn bản) và xác định đối tượng miêu tả.
? Xét trong mối quan hệ với 3 câu sau thì câu 1 có vai trò gì.
? Vì sao dân gian lại gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là Hương Lô.
? Đối chiếu với bản dịch thơ và bản dịch nghĩa em thấy bản dịch thơ có chỗ nào dịch chưa sát, làm mất đi cái hay của câu thơ. 
? Qua việc miêu tả của nhà thơ, em cảm nhận gì về cảnh núi Hương Lô.
- Giáo viên khái quát chuyển ý.
- Gọi h/s đọc 3 câu cuối
? Trên nền cảnh núi rực rỡ, hùng vĩ đó hình ảnh nào xuất hiện.
? Đọc câu thơ thứ 2 ( 3 văn bản)
? ở câu thơ này dòng thác được miêu tả trong trạng thái nào? Chữ nào thể hiện rõ điều này.
? Dựa vào nghĩa của từ (Quải) và (Tiền xuyên) trong chú thích, hãy xác nhận nghĩa của câu thơ này.
? Vì sao tác giả lại miêu tả như vậy.
? Qua đây em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của dòng thác.
- Đọc câu thơ thứ 3
? Em hiểu “phi” “trực” ở đây có nghĩa là gì.
? Vậy câu thơ thứ 3 tả cảnh thác nước ở trạng thái nào.
? Nghĩa của câu thơ này là gì.
? Từ việc miêu tả hình ảnh dòng thác, cho ta hiểu gì về đặc điểm của dãy núi Lư.
? Con số 3000 thước có phải là con số chính xác không? Cách nói đó có tác dụng gì.
? Qua việc miêu tả đó gợi ra 1 cảnh tượng thiên nhiên như thế nào.
? Cảnh tượng mãnh liệt và kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ để tác giả viết tiếp lời thơ rất ấn tượng. Đó là lời thơ nào (ở bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa) ?
? Lời thơ này gợi tiếp 1 cảnh tượng như thế nào.
? Lời thơ này gợi ra vẻ đẹp nào của dòng thác.
GV khái quát – chuyển ý.
? Tìm trong văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư.
? Các hoạt động ngắm, trông, tưởng ở đây mang ý nghĩa (nhìn, nghĩ, thấy) thông thường hay mang ý nghĩa nào trước những vẻ đẹp của thiên nhiên.
? Người ta chỉ thưởng ngoạn khi yêu quý thiên nhiên nhưng ở đây là 1 niềm yêu quí thiên nhiên đến mức nào.
? Đối tượng (ngắm, trông, tưởng) của nhà thơ là những hiện tượng thiên nhiên như thế nào.
? Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn trong tính cách nhà thơ Lý Bạch.
? Qua phân tích em thấy tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật gì.
? Nêu nội dung chính của bài thơ.
- GV: Yêu cầu đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- GV: Đọc mẫu -> gọi h.s đọc -> nhận xét.
? Nêu những nét nghệ thuật chính của bài thơ.
? Nội dung chính của bài thơ là gì.
A- Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư.
I- Hướng dẫn đọc:
II- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
1- Cảnh thác núi Lư
* Câu 1: Ngọn núi Hương Lô
- Là cái phông nền cho bức tranh toàn cảnh.
- Bản dịch nghĩa có động từ “sinh” khiến cho ánh nắng mặt trời xuất hiện như một chủ thể làm mọi vật sinh sôi, sống động -> mối quan hệ nhân - quả.
- Bản dịch thơ: Động từ “sinh” chuyển thành “bay” làm cho mối quan hệ nhân quả bị phá vỡ.
=> Rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo
* Ba câu cuối:
- Thác nước núi Lư.
+ Quải: treo
+ Tiền xuyên
- Đứng xa trông dòng thác giống như 1 dòng sông treo trước mặt.
=> Như một bức danh hoạ tráng lệ.
- Thác nước được miêu tả ở trạng thái động.
- Thác chảy như bay đổ thẳng xuống 3000 thước.
- Thấy núi cao, sườn núi dốc.
=> Cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của thiên nhiên.
- Câu 4: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”
+ Dòng thác treo đứng trước mặt khác nào như dòng sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống.
=> Kì vĩ, huyền ảo.
2- Tình cảm của nhà thơ.
- Vọng (ngắm).
- Dao khan (xa nhìn, xa trông).
- Nghi (ngờ, tưởng)
- ý nghĩa thưởng ngoạn: say mê khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên.
- Đắm say, mãnh liệt.
- Cao rộng, mãnh liệt, hùng vĩ, phi thường.
=> Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. Tính cách hào phóng mạnh mẽ.
* Nghệ thuật:
- Miêu tả, liên tưởng, so sánh, từ ngữ gợi hình, gợi cảm.
* Nội dung: 
Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp của thác nước trên đỉnh Hương Lô. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm của tác giả.
B- Văn bản: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều
 (Trương Kế)
I- Hướng dẫn đọc:
II- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung:
* Nghệ thuật: Dùng động tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
* Nội dung:
 Bài thơ thể hiện 1 cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của 1 khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (1 phút)
 - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng 2 bài thơ trên.
 - Nắm được nội dung, nghệ thuật chính của từng bài.
 - Soạn: từ đồng nghĩa.
 + Tìm hiều ví dụ.
 + Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34 - Vong lu son boc bo.doc