A.Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức:
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
- Hiểu một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ tinh luyện giàu sức gợi, tình và cảnh giao hoà.
- Hiểu thêm một nét tâm hồn của nhà thơ Lý Bạch: Tình cảm sâu nặng với quê nhà.
Ngày soạn: 9/10 Tiết 37-Đọc hiểu văn bản: cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - lý bạch- A.Kết quả cần đạt: 1. Kiến thức: - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng của nó. - Hiểu một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ tinh luyện giàu sức gợi, tình và cảnh giao hoà. - Hiểu thêm một nét tâm hồn của nhà thơ Lý Bạch: Tình cảm sâu nặng với quê nhà. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn Trung đại - Kĩ năng đối chiếu nguyên bản chữ Hán với bản dịch thơ, dịch nghĩa. - Kĩ năng phân tích, so sánh : nội dung, cảm xúc, bút pháp nghệ thuật của các văn bản thơ trung đại. - Kĩ năng hoạt động nhóm, trao đổi, phản biện. 3. Thái độ : - Hiểu và thêm ngưỡng mộ tâm hồn cao đẹp của nhà thơ. - Hiểu ý nghĩa của quê hương, thêm yêu quê hương mình. B Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Máy projector + Tranh, ảnh về Lý Bạch + Bản chữ Hán bài Tĩnh Dạ Tứ + Đài, đoạn băng bài hát Tĩnh Dạ Tứ + Phiếu bài tập + Máy chiếu đa vật thể 2. Học sinh: - Học bài cũ. - Soạn bài mới, đọc thêm về bút pháp đặc trưng của Thơ Đường. C. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Kiểm tra: ( ?) Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài "Xa ngắm thác núi Lư"? Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về thi tiên Lí Bạch? 3. Bài mới: a) Vào bài: "Vọng nguyệt hoài hương" hay “Trông trăng nhớ quê" là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ. Chiếu slide một vài bài thơ cổ. Nhà nghiên cứu Trương Minh Phi nhận định: “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch là bài thơ có ngôn từ giản dị nhất song cũng là bài có ma lực lớn nhất. Vì sao vậy ? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời - > Tiết 37- Văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” – Lý Bạch b) Nội dung: HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt Hoạt động 1: HDHS đọc và chú thích văn bản: - (?) Chúng ta đã được tìm hiểu về nhà thơ Lí Bạch trong bài Xa ngắm thác núi Lư. Vậy em hãy nhớ lại một vài nét về cuộc đời nhà thơ Lí Bạch? - GV: Chiếu slide bản chữ hán, phiên âm, và bản dịch thơ, đọc mẫu. - GV: 1 HS đọc phần dịch thơ (Đọc với nhịp ngắt 2/3; giọng đọc chậm, buồn thể hiện tình cảm nhớ quê của tác giả) - (?) Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được viết theo chủ đề nào? Từ đó em nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ? - GV: Nhận xét, khẳng định: chủ đề “Vọng nguyệt hoài hương” là một chủ đề quen thuộc trong thơ cổ. Nhiều nhà thơ như Đỗ phủ, Bạch Cư Dị đã có những vần thơ nổi tiếng. Với chủ đề này, Lí bạch muốn gửi về quê hương nỗi nhớ miên man, sâu nặng của người xa quê. - (?) Dựa vào số câu, số tiếng trong bản dịch thơ, em hãy cho biết bài thơ sử dụng thể thơ nào? - (?) Em đã học bài thơ nào cũng làm theo thể Ngũ ngôn tứ tuyệt? - GV: Nhận xét, bổ sung: Bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là thể Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật còn bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. Cổ thể là thể thơ xuất hiện trước đời Đường, không gò bó về niêm, luật, đối và không hạn định số câu. như thơ Đường - HS: Nhớ lại kiến thức ở bài trước, trả lời - HS: lắng nghe - HS: Quan sát, lắng nghe - HS Đọc phiên âm dịch nghĩa - HS: Lắng nghe - HS: Trả lời theo gợi ý SGK - HS: Phò giá về kinh. - HS: Lắng nghe I) Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả: SGK tr 111 2. Tác phẩm: a.Đọc: b. Tìm hiểu chú thích: - Chủ đề: “Vọng nguyệt hoài hương” - Thể thơ: Ngũ ngôn cổ thể - GV: Chiếu slide phần giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong bài thơ. - GV: Chuyển: Qua phần dịch nghĩa, các em đã phần nào hiểu nội dung bài thơ, Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu chi tiết bài thơ theo bố cục 2-2 - HS lắng nghe Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản II/Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đầu: - GV: Yêu cầu HS đọc hai câu thơ đầu - bản phiên âm và bản dịch thơ - (?) Hai câu đầu miêu tả cảnh tượng gì? Cảnh tượng ấy được tả ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào của tác giả? (?) Những chi tiết nào giúp em biết? - GV: Nhận xét, chốt: Trăng chiếu sáng trong đêm, trước giường tác giả, ánh trăng sáng đến nỗi tác giả ngỡ là sương * Giáo viên giảng: Lí Bạch là một nhà thơ rất yêu trăng. Ông từng gửi gắm nhiều tâm tình của mình vào vầng trăng, trăng tròn trịa như chiếc mâm, trăng sáng tinh như ngọc trắng Trong thơ Lí Bạch, trăng muôn phần xinh đẹp, và thanh khiết vô cùng. Có huyền thoại kể rằng, khi đi thuyền trên sông Trường Giang, thấy bóng trăng đáy nước, Lí Bạch đã trầm mình xuống sông để vớt trăng. ở bài Tĩnh dạ tứ này (Chiếu slide ảnh minh họa), Có lẽ vào một đêm nào đó trên đường viễn du, một đêm cực sáng, tác giả trằn trọc không ngủ; cũng có thể đã ngủ rồi, song tỉnh dậy mà không ngủ lại được. Trong trạng thái ấy nhận thấy trăng trước giường sáng quá, ánh trăng trắng xóa, huyền ảo đến nghi hoặc khiến tác giả ngỡ là màn sương. - GV dẫn dắt: Người ta thường nói trong thơ Đường có nhạc, có họa. Các em có thể thấy, chỉ 10 chữ ngắn gọn, súc tích, tác giả đã khắc họa bức tranh khá sinh động, cụ thể. Song theo em: - (?) Hai câu thơ đầu này có thuần túy tả cảnh không? Vì sao? - GV: Nhận xét, bổ sung: Hai câu đầu không thuần túy tả cảnh vì trong thơ trung đại, mọi cảnh thiên nhiên đều hàm chứa xúc cảm của con người. Hơn nữa ở câu thơ thứ hai đã xuất hiện một động từ biểu hiện cảm xúc đó là từ “Nghi thị” (Ngỡ là) - (?) Từ nghi thị biểu hiện trạng thái xúc cảm nào của tác giả? Nhận xét về cách dùng từ nghi thị. - GV: Nhận xét, chốt: Từ nghi thị cho thấy trạng thái nghi hoặc, mơ hồ của tác giả. - GV: Giảng: Thơ Lí Bạch thường rất tự nhiên, chính ông nêu quan niệm: “Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời”. Nhưng giản dị không có nghĩa nông cạn mà ở đây mỗi chữ đều được tinh luyện. Chữ sàng được dùng tinh tế, gợi ra tình huống trằn trọc không ngủ được nếu thay bằng án (bàn) hay đình (sân) thì ý nghĩa sẽ khác. Dùng từ sàng là hợp lý bởi trong trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ, cảm giác nghi thị và từ sương mới xuất hiện một cách tự nhiên. - (?) Đối chiếu bản dịch thơ và dịch nghĩa hai, theo em chi tiết nào dịch chưa thật sát nghĩa? - GV nhận xét, bổ sung: ( Chiếu slide đối chiếu bản dịch thơ- dịch nghĩa) Trong hai câu đầu, ở nguyên văn chỉ có một động từ “Nghi” (Ngỡ là) nhưng ở bản dịch thơ đã thêm hai động từ nữa là “Rọi” và “Phủ”. Dịch như vậy không khỏi ảnh hưởng đến ý thơ trong nguyên tác. Có lẽ nhà thơ muốn bày tỏ trạng thái tâm tư hơn là tả trăng. Liên hệ với nhan đề tác phẩm: Chữ tư trong tĩnh dạ tư chỉ cảm xúc, suy nghĩ, ta lại càng thấy rõ hơn điều đó. ánh trăng trong sáng, lung linh tỏa sáng trong đêm, bàng bạc một màu trắng xóa không gian khiến cảm xúc con người bộc phát ngẫn nhiên, mà chỉ có vị thi tiên như Lí Bạch mới nắm bắt được khoảnh khắc vi diệu đó. Về hai cõu này, nhà nghiờn cứu Nguyễn Đức Quyền bỡnh luận: Trong câu “Sàng tiền minh nguyệt quang”, chữ quang rơi vào thanh bằng êm nhẹ, gợi ánh trăng tỏa nhẹ cũn cõu “Nghi thị địa thượng sương” thỡ ba chữ thị địa thượng dựng õm trắc lại diễn tả ỏnh trăng thấm đẫm sương, và sự hồ nghi trong tõm hồn con người. - GV: Chốt và chuyển ý: Hai câu đầu đã mở ra bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng có sức mạnh khơi dậy xúc cảm, và từ đó dòng xúc cảm của nhà thơ tuôn chảy, thấm thía đến những nguồn mạch sâu xa nhất trong tâm hồn-> Đó là những nỗi niềm nào vậy? Tìm hiểu hai câu thơ cuối - GV: Yêu cầu đọc hai câu thơ cuối - (?) Hai câu cuối tả cảnh hay tả tình? - GV: Nhận xét, bổ sung: Có người cho rằng hai câu cuối hoàn toàn tả tình vì tác giả đã xuất hiện và trực tiếp bộc lộ tâm tư sâu kín, nhưng kì thực chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: Tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: Chỗ thú vị là tả cảnh, tả người, song tình người lại được thể hiện rõ. - GV: cho HS thảo luận nhóm ( 2 bàn/1 nhóm- Thời gian thảo luận: 1 phút) (?) So sánh các cụm từ: “Cử đầu” và “đê đầu”, “vọng minh nguyệt” và “tư cố hương”? Rút ra nhận xét về phép đối trong thơ cổ thể? ( Có gì khác với luật đối của Đường thi? ) - GV: Nhận xét, chữa bài 1-2 nhóm, cho điểm, chiếu slide đáp án. - GV: Chốt: Như vậy tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối nhằm nhấn mạnh tâm trạng nhân vật trữ tình. - (?) Bằng phép đối hài hòa kể trên, nhà thơ Lí Bạch gửi gắm tình cảm và tâm trạng nào ? Em hãy phân tích hai câu cuối để làm rõ điều đó? - GV: Nhận xét, chốt: - GV: Bình giảng về hai câu thơ cuối: Con người sinh ra trong trời đất, ai cũng vậy, đều có một quê hương. Nơi ấy, chúng ta cất tiếng khóc chào đời và lớn lên cùng năm tháng. Nhưng vì lí tưởng và vì cuộc mưu sinh mà không ít người phải ra đi. Song dù có đi đâu những ấn tượng, kỉ niệm về cảnh vật bình dị, êm đềm nơi ấy không bao giờ phai nhạt. Lưu lạc trên đất khách quê người, có khi nào vô tình gặp lại cảnh vật quen thuộc thì lòng người lại dâng trào nỗi bồi hồi tưởng nhớ. Thôi Hiệu đời Đường nhớ quê qua là làn khói “Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” Còn đối với Lí Bạch đó là vầng trăng Trăng mênh mông tỏa sáng giữa đêm yên tĩnh, trời đất, vạn vật như ngủ yên trong làn sáng mỏng manh vi diệu của trăng Cách tả tình và cảnh trong hai câu thơ cuối có gì khác hai câu thơ đầu Vậy? Các em lưu ý: ở hai câu thơ đầu: Câu 1 tả cảnh, câu 2 tả tâm trạng, ở hai câu thơ cuối, tình và cảnh chan hòa vào nhau khó tách bạch. - (?) Theo em vì sao ngẩng đầu ngưỡng vọng ánh trăng Lí Bạch lại đột nhiên cúi xuống để thiết tha nhớ về chốn quê nhà? - GV: Nhận xét, cho điểm, bình giảng: Câu thơ thứ 3 nhắc lại một ý thơ cổ: đó là bài Tí dạ thu ca của Nam Triều, bài ca có đoạn: “Minh nguyệt hà hiểu hiểu/ Chiếu sáng ngã sàng vi/ Dẫn lãnh hoàn nhập phòng/ Lệ hạ chiêm thường y” nghĩa là: trăng sao mà sáng thế? Chiếu vào giường màn ta, rồi sại chiếu vào phòng? Nước mắt thấm đầy áo”. Đoạn tiếp có câu: “Khởi đầu khán minh nguyệt/ Kí tình thiên lí quang” Lí Bạch hầu như mượn ý thơ này. Chúng ta sẽ cùng đối chiếu để thấy điểm sáng tạo riêmg của nhà thơ: Khởi và cử cơ bản nghĩa như nhau song điểm khác là chữ khán nghĩa là xem nhìn, đã được thay bằng vọng nghĩa là ngắm. (Giáo viên giảng nghĩa theo lối chiết tự trừ Vọng: Trong văn tự giáp cốt cổ, khi người Hán còn dùng chữ tượng hình, thì vọng được kí hiệu gòm hình ảnh một người đứng trên mặt đất với một con mắt lớn hướng nhìn mặt trăng. Dần dần theo thời gian biến đổi mà thành chữ vọng ngày nay, so với khán chỉ có nghĩa thông dụng là xem, nhìn thì Vọng chất chứa biết bao nhiêu tâm trạng) yếu tố hán việt Vọng xuất hiện trong những từ ngưỡng vọng, vọng tưởng, cho thấy từ vọng nghĩa là nhìn một cách thiết tha, chăm chú. Vầng trăng không những gắn bó riêng với tâm hồn lãng mạn của Lí Bạch, mà trăng trong tâm thức văn hóa của người Trung Hoa là biểu tương của quê nhà: Nguyệt thị cố hương minh (Trăng là ánh sáng quê nhà) Lúc trăng tròn là thời điểm viên mãn nhất, nó gợi sự đoàn tụ. Mặt khác trong đời sống riêng, thời trai trẻ, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng. Ông rất yêu quê hương Yên Sơn và nguyệt núi Nga Mi, khi rời quê từng đã viết bài Nga Mi sơn nguyệt ca. Nay đột ngột bắt gặp vầng trăng tròn tỏa sáng, mọi kí ức xưa bỗng ùa về, trĩu nặng. ngẩng đầu lờn nhỡn ỏnh Trăng sỏng mà lũng luống thương cho thõn lữ thứ ,cỳi đầu tưởng nhớ đến nơi chụn Nhau cắt Rốn đó lõu vỡ phiờu bạt hải hồ chưa lần về thăm lại. Cũng chẳng biết khi nào mới trở lại. Bấy giờ Lí Bạch đã thấm thía những nỗi trắc trở trên đường tìm công danh lý tưởng Người nam tử Hán ra đi là chủ động, ra đi để tìm chỗ của mình khẳng định mình, hẳn từng thầm hứa chưa thành danh chưa về quê hương, nhưng bao năm rồi, lí tưởng vẫn chưa thực hiện được. Người có tài năng mà đành uổng phí, Là người quân tử, khí cốt cao ngạo như Lí Bạch hẳn không khỏi hổ thẹn mà tự vấn những việc đã làm. Trong đêm trăng khơi niềm đoàn tụ thế này, ta vẫn còn mải mê tìm kiếm điều gì nơi đất khách? không thể là trẻ nhỏ khóc òa, bậc anh hùng nuốt lệ vào trong, nghẹn ngào nên đành cúi xuống. Ôi cố hương, cố hương! cái cử đầu làm ta bàng hoàng, cái cúi đầu làm ta tỉnh thức và những âm bằng chan chứa của câu đầu, câu cuối hòa điệu mãi trong lòng ta. * HĐ3: Hướng dẫn HS Tổng kết: - (?) Bài thơ đã bộc lộ cảm xúc bằng phương thức biểu đạt gì? - Gián tiếp: Rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh "ánh trăng, để biểu hiện tâm tình: Nỗi buồn nhớ cố hương. - (?) Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài? - Đối, ngôn ngữ hàm súc, lời ít ý nhiều. - (?) Em hiểu thêm điều gì về tâm hồn nhà thơ ? - HS: đọc - HS: Suy nghĩ, phát hiện - HS: suy nghĩ, phát hiện - HS: Lắng nghe - HS: Nghe, theo dõi - HS: Suy nghĩ, trả lời - HS: lắng nghe - HS: Suy nghĩ, trả lời - HS: lắng nghe - HS: suy nghĩ, trả lời - HS: Nghe, theo dõi -HS: Nghe, theo dõi - HS: Đọc - HS : Trả lời - HS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả trên phiếu bài tập - HS: Nghe - HS: suy nghĩ, phân tích - HS: Lắng nghe - HS: Suy nghĩ, trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời Sàng tiền minh nguyệt quang/ Nghi thị địa thượng sương. ( Đầu Giường ánh trăng rọi / ngỡ mặt đất phủ sương) - Trăng chiếu sáng trong đêm, trước giường của tác giả (Sàng tiền) - Các từ: “minh”, “quang”, “sương” gợi tả: trăng rất sáng đến nỗi tác giả ngỡ là sương. - Từ nghi thị cho thấy trạng thái nghi hoặc, mơ hồ của tác giả. -> Bức tranh thiên nhiên đẹp, tĩnh lặng cớ sức mạnh khơi dậy xúc cảm. 2. Hai câu thơ cuối “Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương” - Phép đối: tạo sự hài hòa, cân đối, nhấn mạnh xúc cảm của tác giả. -> Nỗi buồn nhớ quê hương trĩu nặng tâm tư III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK *HĐ 4: GV củng cố “ Bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" đó diễn tả nỗi cảm xỳc bõng khuõng , xao xuyến, cỏi nỗi niềm tha phương nhớ nhà da diết, khi màn đờm hoang vắng đó buụng phủ bốn bề, trong khung cảnh tịch liờu, cụ đơn, của người viễn khỏch một mỡnh một búng nhỡn qua khung cửa xa xa, chập chờn mộng ảo, là vầng trăng tỏa ỏnh sỏng lung linh làm cho nhà thơ chạnh nhớ quờ hương ., Lưu Huy Tải đó núi : "Thơ tứ tuyệt dễ làm, khụng cú chữ thừa, nhưng tạo được cỏi dư vị thật là khú". Bài thơ đó bộc lộ những xỳc cảm sống động, dạt dào để lại nhiều dư vị trong lũng người đọc.” * Hoạt động 5: Luyện tập : Hoạt động nhóm : - (?)Thống kê động từ có trong bài? Theo em vì sao những động từ này lại liên kết được các ý của toàn bài thơ ? Cách xắp xếp trình tự của những động từ này tạo nên tính liền mạch hay tính đột biến của cảm xúc thơ? -> nghi, từ, vọng, cử, đê được đặt trong trình tự hợp lý. Bênh cạnh đó tất cả đều hướng về chủ thể trữ tình đ tạo nên tính liền mạch của cảm xúc trong thơ. Ngỡ trăng là sương, một hành động tự nhiên Lí Bạch ngẩng đầu kiểm nghiệm chợt bắt gặp vầng trăng lung linh, tròn trịa sáng vằng vặc giữa trời. Cái cảm giác nghi thị biến mất nhường chỗ cho sự thưởng ngoạn ánh trăng. Bởi thế tác giả đã dùng từ vọng (Giải nghĩa theo lỗi chiết tự từ Vọng->Sự tinh tế lựa chọn ngôn ngữ của tác giả) Nhưng tình tự các động từ này độc đáo hơn ở chỗ nó còn tạo nêu tính đột biến, ba động từ liên kết chặt chẽ với nhau để động từ đê (Cúi) xuất hiện đột ngột phù hợp với tâm trạng xúc chợt tỉnh thức của Lí Bạch. Bỗng chốc động mối tình quên chứng tỏ một tâm hồn đẹp đI xa nhưng trong lòng luôn nặng tình với quê hương. * HĐ 6 : Hướng dẫn về nhà: 1. Học thuộc lòng 2. Viết 1 đoạn văn biểu cảm về tâm hồn nhà thơ 3. Chuẩn bị bài "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" - Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt. - Chú ý tình huống bài thơ. - Phương thức miêu tả. Trước khi chia tay tiết học mời thầy cụ giỏo và cỏc em một lần nữa lắng lại để cảm nhận bài thơ Tĩnh dạ tứ qua giọng đọc thơ của một thầy giỏo Hỏn Văn người bản địa và qua giọng hỏt trong trẻo của những em thiếu nhi Trung Quốc với bài hỏt được chuyển thể từ Tĩnh dạ tứ.
Tài liệu đính kèm: