Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp theo)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được khái nệm từ trái nghĩa.

 - Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa khi nói và viết

II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1 . Kiến thức

 - Khái niệm từ trái nghĩa

 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản

 2 . Kĩ năng

 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.

 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cành.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết 39 Ngày soạn: 22/10/2012	
TỪ TRÁI NGHĨA
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được khái nệm từ trái nghĩa.
 - Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa khi nói và viết
II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1 . Kiến thức
 - Khái niệm từ trái nghĩa
 - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản
 2 . Kĩ năng
 - Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
 - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cành.
III . CHUẨN BỊ
	1.Thầy:
	- Phương pháp: Nêu vấn đề + Thảo luận
	- Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài
	2. Trò: Học bài cũ, xem trước bài mới
IV . TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
	 A. ĐỀ: Khoanh vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng.(mỗi câu đúng được 0,5đ)
 Câu 1: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào?
 A. Từ hai tiếng có nghĩa. 
 B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
 C. Từ có các tiếng bình đẳng về nghĩa.
 D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.
 Câu 2: Điền thêm các tiếng(đứng trước hoặc sau) để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 A. áo...; B.  vở; 
 C. nước...; D. cười..; 
 Câu 3: Trong các từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
 A. Mạnh mẽ B. Ấm áp
 C. Mong manh D. Thăm thẳm.
 Câu 4: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành từ láy:
 A. Rào..; B.bẩm; 
 C. Đẹp D. Ngoan..
 Câu 5: Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:
 Ai đi đâu đấy hỡi ai,
 Hay là trúc đã nhớ mai mà tìm.
 A. Ai B. Trúc C. Mai D. Nhớ.
 Câu 6: Đại từ tìm được ở câu trên được dùng để làm gì? 
 A. Trỏ người ; B. Trỏ vật ; C. Hỏi người ; D. Hỏi vật. 
 Câu 7: Từ Hán Việt không có sắc thái nào trong các sắc thái sau:
 A. Sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính.
 B. Sắc thái tao nhã.
 C. Sắc thái suồng sã, thể hiện sự thân mật.
 D. Sắc thái cổ kính. 
 Câu 8: Từ băng hà dùng để chỉ cái chết của ai?
 A. Người có công với đất nước B. Người rất cao tuổi
 C. Nhà vua D. Vị hoà thượng.
 Câu 9: Chữ thiên trong thiên thư (ở bài “Sông núi nước Nam”) có nghĩa như thế nào?
 A. Nghìn; B. Di dời; C. Nghiêng về; D. Trời.
 Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ? 
 A. Vừa trắng lại vừa tròn. B. Bảy nổi ba chìm.
 C. Tay kẻ nặn. D. Giữ tấm lòng son.
 Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
 A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.
 B. Hãy vương lên bằng chính sức mình.
 C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.
 D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.
 Câu 12: Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “Chiếc ô tô bị chết máy giữa đường”
 A. Mất B. Hỏng C. Đi D. Qua đời.
 Câu 13: Nét nghĩa: nhỏ, xinh xắn, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây:
 A. Nhỏ nhẻ B. Nho nhỏ C. Nhỏ nhắn D. Nhỏ nhặt.
 Câu 14: Câu sau đây mắc lỗi quan hệ từ gì?
 Tôi viết thư bà tôi báo tháng sau tôi sẽ về quê thăm bà
 A. Thiếu quan hệ từ; 
 B. Thừa quan hệ từ.
 C. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
 D. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. 
 B. Đáp án:
Câu
1
3
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
D
D
A
C
C
C
D
A
A
B
C
A
Câu 2: Có thể điền các tiếng sau:
 A. Áo quần B. Sách vở C. Nước non D. Cười nói
Câu 4: Có thể điền các tiếng sau để tạo từ láy:
 A. Rào rào B. Lẩm bẩm C. Đẹp đẽ D. Ngoan ngoãn.	
3. Bài mới:
	 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
	 - HS ôn lại khái niệm đã học ở tiểu học.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu KN từ trái nghĩa
* Hs quan sát ngữ liệu trên bảng phụ bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viế nhân buổi mới về quê.
? Hãy chú ý các cặp từ sau?
? Hãy nhận xét về nghĩa của các cặp từ đó?
- Các cặp từ đó có nghĩa trái ngược nhau.
? Những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau này dựa trên cơ sở, tiêu chí nào?
- Dựa trên một cơ sở chung- đó là: trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên, xuống(ngẩng><cúi); trái nghĩa về tuổi tác
(trẻ><trở lại).
? Vậy từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên một cơ sở chung nào đó gọi là gì?
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp: rau già, cau già. 
? Tìm từ trái nghĩa với từ lành trong các trường hợp sau?
? Từ già và từ lành là từ ntn? 
- Từ nhiều nghĩa.
? Từ ví dụ em có nhận xét gì? 
 * HS đọc Ghi nhớ SGK
* Cho hs làm bài tập.
? Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao:
HĐ3- Tìm hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa.
? Trong 2 bài thơ dịch trên việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
? Xét hai hành động của nhà thơ được t/g miêu tả bằng hai ĐT trái ngược nhau có tác
dụng gì ?
? Hành động đi; trở lại và hình ảnh trẻ; già có ý nghĩa gì trong bài thơ ? 
? Tìm một số thành ngữ, câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của chúng ?
 Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
 Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung.
 Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
? Trong văn thơ, người ta dùng từ trái nghĩa nhằm mục đích gì ?
? Hãy giải thích nghĩa của các từ sau ?
- Tự do là không bị ràng buộc.
- Độc lập là không lệ thuộc vào bất cứ ai.
? Ngoài ra người ta dùng từ trái nghĩa để làm gì ? 
? Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa ?
* HS đọc SGK
I. Thế nào là từ trái nghĩa:
 1. Ví dụ:
 a. Ngẩng> trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống.
 Trẻ> trái nghĩa về tuổi tác.
 Đi > trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát.
-> Nghĩa các từ trái ngược nhau ; Dựa trên một cơ sở chung nào đó
à Từ trái nghĩa.
b. - Rau già >< rau non.
 Cau già >< cau non
- Quần áo lành >< quần áo rách.
 Món ăn lành >< món ăn độc.
 Tính lành >< tính ác.
 Bát lành >< bát vỡ.
à Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Nhận xét:
* Bài tập1: 
- Từ trái nghĩa: 
lành - rách; giàu - nghèo ; ngắn - dài; đêm - ngày; sáng - tối.
 * Ghi nhớ1: SGK/t128
II. Sử dụng từ trái nghĩa
 1.Ví dụ :
 Ngẩng > hai hành động trái ngược nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
 Đi >< trở lại
 Trẻ>< già
-> thời gian xa cách, và sự thay đổi của nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ.
à Tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh ; dùng trong thể đối.
- Dùng từ trái nghĩa để giải nghĩa từ.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ: SGK/T 128.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập	 III. Luyện tập :
	Bài tập 2: HD học sinh tìm từ trái nghĩa:	
 Cá tươi - Cá ươn. Ăn yếu- ăn khoẻ.
 Tươi Yếu
 Hoa tươi- hoa héo. Học lực yếu- học lực giỏi. 
 Chữ đẹp- chữ đẹp. 
 Xấu 
 Xấu trai- đẹp trai.
Bài tập 3: Điền các từ trái nghĩa vào các câu thành ngữ sau: Cho 2 nhóm thi nhanh
 - Chân cứng đá mềm - Vô thưởng vô phạt
 - Có đi có lại - Bên trọng bên khinh.
 - Gần nhà xa ngõ - Buổi đực buổi cái.
 - Mắt nhắm mắt mở - Bước thấp bước cao.
 - Chạy sấp chạy ngửa - Chân ướt chân ráo.
 4. Củng cố: 
 - Thế nào là từ trái nghĩa?
 - Đặt câu có cặp từ trái nghĩa?
	5. Hướng dẫn học ở nhà 
Học kĩ bài.
Làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài: Từ đồng âm
+ Khái niệm từ đồng âm.
+ Sử dụng từ đồng âm

Tài liệu đính kèm:

  • docTu trai nghia.doc